Điện toán đám mây không đơn thuần là một công nghệ mới, mà là sự thay đổi có tính cách mạng về bản chất của công nghệ thông tin và kỹ thuật tính toán.
Nguồn gốc của động lực
Nhớ lại thời đại của máy tính chủ, tất cả các thông tin đều phải lấy từ máy tính chủ và về cơ bản các máy tính chủ đều bị IBM thống trị. Đến thời đại máy tính cá nhân, các thông tin có thể lấy từ trên bàn làm việc của mình. Cuộc cách mạng về máy tính cá nhân (PC) đã sản sinh ra một loạt các công ty nổi tiếng như Apple, Microsoft, Intel... đồng thời cũng thúc đẩy Hoa Kỳ có nền kinh tế phát triển và nền khoa học kỹ thuật dẫn đầu thế giới trong suốt 20 năm. Nhưng sự phát triển của PC luôn gặp phải một vấn đề nan giải: các khả năng và chức năng của mỗi chiếc máy tính cá nhân đều không được sử dụng đầy đủ, các thông tin không được dùng chung một cách có hiệu quả và thuận tiện, chi phí cũng khá cao. Cùng với sự phát triển của các mạng viễn thông, đặc biệt là mạng thông tin băng rộng và sự xuất hiện của “các phần mềm mô phỏng", người ta đã có thể tập trung năng lực tính toán và năng lực lưu trữ lại với nhau và đưa vào “mạng" và khi cần sử dụng thì lại thông qua “mạng" mà lấy ra, và như vậy đã thúc đẩy sự ra đời của điện toán đám mây.
Vài năm trước đây, chúng ta đã thấy nhen nhóm lên ngọn lửa thay đổi của điện toán đám mây. Từ năm 2010 ngọn lửa nhỏ đã bắt đầu cháy bùng lên và trở thành biển lửa của một cuộc đại cách mạng đang đến mà biểu hiện cụ thể của nó ở chỗ trong mọi cơ cấu của ngành công nghệ thông tin (IT) đều có những công ty mới ra đời. Có những con chip mới được sản xuất, bất kể là con chip ARM (Advanced RISK Machine - là bộ vi xử lý 32 bit do công ty ARM Holding thiết kế) mở đường hay con chip thế hệ mới 86 bit đều phá bỏ cơ cấu truyền thống của Intel. Một loại hình công ty mới SaaS (Software-as-a-Service, phần mềm như là dịch vụ) đã xuất hiện. Công ty cung cấp các server thế hệ mới cũng đã ra đời. Các server này không giống như các server trước đây có tiêu chuẩn đơn giản mà là các server theo định chế “đám mây”. Giờ đây chúng ta có thể bắt gặp những trung tâm dữ liệu được lắp đặt trong một valy, do đó làm cho giá thành và thời gian xây dựng một trung tâm dữ liệu truyền thống như trước đây giảm xuống rất nhiều. Toàn bộ ngành CNTT đang có những bước thay đổi có tính cách mạng.
Cốt lõi của sự thay đổi này thể hiện trên 3 mặt. Đầu tiên là giá rẻ. Tại sao thời đại của PC được gọi là một cuộc cách mạng? Bởi vì giá cả của nó so với máy tính chủ rẻ hơn rất nhiều. Kết thúc cuộc cách mạng về điện toán đám mây, giá cả của thiết bị đầu cuối của người sử dụng phải dưới 100 USD, thậm chí còn rẻ hơn nữa và chi phí cho việc lưu trữ sẽ giảm xuống rất nhiều.
Thứ hai là đơn giản và tiện lợi. Ngày nay máy tính bảng so với PC trước đây được ưa chuộng hơn nhiều vì nó tiện lợi và có thể điều khiển được. Chúng ta đang tận hưởng một khối lượng thông tin khổng lồ từ mạng Internet. Tuy nhiên, các thông tin này chưa được tổ chức lại mà như là những mảnh vụn do nhiều nhà cung cấp. Trong tương lai, khi thời đại điện toán đám mây đã chín muồi, quá trình biến thông tin thành tri thức là quá trình điều khiển, quản lý, biên tập, đào sâu thông tin đó. Thời đại điện toán dám mây cũng giống như việc phát minh ra kỹ thuật in ấn. Cốt lõi của nó là làm cho toàn bộ môi trường tính toán và tri thức ngày càng rẻ hơn. Tri thức có thể được tập trung xử lý và trong quá trình tập trung xử lý đem các dữ liệu biến đổi thành thông tin. Quá trình này đã làm cho việc phổ cập tri thức và năng suất lao động được nâng cao rõ rệt.
Điện toán đám mây - linh hồn của đổi mới và sáng tạo
Thanh niên Việt Nam ngày nay thích truy nhập Internet, thích máy tính bảng, kính trọng Steve Jobs - một trong những người sáng lập “Quả táo” và chưa từng đến Việt Nam. Tại sao vậy ? Bởi vì họ tìm thấy ở Bill Gate, ở Steve Jobs tinh thần của những doanh nhân không sợ thất bại, dám mạo hiểm để đổi mới và sáng tạo. iPhone và iPad là những sản phẩm nhằm thực hiện lý tưởng của Steve Jobs “Hãy để cho mọi người đều có sức mạnh”. Tháng 5/2011, khi Steve Jobs trình diễn iCloud, mọi người đều tưởng rằng lý tưởng của ông đã cặp bến cuối cùng. “Đám mây” sẽ lưu trữ tri thức không giới hạn, tri thức có thể tiếp nhận với giá rất rẻ và rất thuận tiện. Đó chính là lý tưởng của Steve Jobs, là tiêu chí về sự tiến bộ của văn minh nhân loại.
Appstore, iCloud đều là những ứng dụng điển hình của “đám mây". Điện toán đám mây là sự đổi mới sáng tạo có tính cách mạng đối với toàn bộ ngành CNTT.
Điện toán đám mây đang đưa chúng ta từ “xã hội công nghiệp” tiến sang xã hội “tri thức và trí tuệ”. Đó là một xã hội có hiệu suất cao hơn, tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, tiến bộ và văn minh hơn vì lúc đó con người có thể tiếp nhận tri thức với giá rẻ chưa từng thấy.
Bước vào năm 2012, điện toán đám mây đang phát triển mạnh theo 4 xu hướng lớn: sự phát triển của đám mây di động (Mobile Cloud), sự nở rộ của đám mây lai (Hybrid Cloud), sự tiến hóa của bảo mật đám mây và dịch vụ phần mềm (SaaS) mở rộng thành dịch vụ IT (ITaaS). Nhiều nước đang xem thời đại điện toán đám mây là thời cơ để họ nhảy vọt lên phía trước. Đặc biệt là Trung Quốc, với dân số hơn 1,3 tỷ người là thị trường lớn nhất, hiệu quả nhất để ứng dụng “đám mây” và từ đó sẽ nảy nở ra nhiều sáng tạo và đổi mới. Ngay từ năm 2010, Nhiệm Chính Phi, ông chủ của Tập đoàn Huawei - nhà sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT hàng đầu Trung Quốc và đứng thứ 3 thế giới đã hô hào toàn tập đoàn tiến quân vào điện toán đám mây và đặt mục tiêu trong vài năm đuổi kịp và vượt Cisco và Google trên lĩnh vực này.
Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc cách mạng về CNTT này. Thanh niên nước ta có nhiều hoài bão lớn và ôm ấp nhiều ý tưởng sáng tạo chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội này. Không chỉ đơn thuần tiếp nhận điện toán đám mây mà họ sẽ làm chủ và sáng tạo nhiều ứng dụng điện toán đám mây mang thương hiệu “Made in Vietnam".
Theo ICTnews, link nguồn ở đây
Nguồn gốc của động lực
Nhớ lại thời đại của máy tính chủ, tất cả các thông tin đều phải lấy từ máy tính chủ và về cơ bản các máy tính chủ đều bị IBM thống trị. Đến thời đại máy tính cá nhân, các thông tin có thể lấy từ trên bàn làm việc của mình. Cuộc cách mạng về máy tính cá nhân (PC) đã sản sinh ra một loạt các công ty nổi tiếng như Apple, Microsoft, Intel... đồng thời cũng thúc đẩy Hoa Kỳ có nền kinh tế phát triển và nền khoa học kỹ thuật dẫn đầu thế giới trong suốt 20 năm. Nhưng sự phát triển của PC luôn gặp phải một vấn đề nan giải: các khả năng và chức năng của mỗi chiếc máy tính cá nhân đều không được sử dụng đầy đủ, các thông tin không được dùng chung một cách có hiệu quả và thuận tiện, chi phí cũng khá cao. Cùng với sự phát triển của các mạng viễn thông, đặc biệt là mạng thông tin băng rộng và sự xuất hiện của “các phần mềm mô phỏng", người ta đã có thể tập trung năng lực tính toán và năng lực lưu trữ lại với nhau và đưa vào “mạng" và khi cần sử dụng thì lại thông qua “mạng" mà lấy ra, và như vậy đã thúc đẩy sự ra đời của điện toán đám mây.
Vài năm trước đây, chúng ta đã thấy nhen nhóm lên ngọn lửa thay đổi của điện toán đám mây. Từ năm 2010 ngọn lửa nhỏ đã bắt đầu cháy bùng lên và trở thành biển lửa của một cuộc đại cách mạng đang đến mà biểu hiện cụ thể của nó ở chỗ trong mọi cơ cấu của ngành công nghệ thông tin (IT) đều có những công ty mới ra đời. Có những con chip mới được sản xuất, bất kể là con chip ARM (Advanced RISK Machine - là bộ vi xử lý 32 bit do công ty ARM Holding thiết kế) mở đường hay con chip thế hệ mới 86 bit đều phá bỏ cơ cấu truyền thống của Intel. Một loại hình công ty mới SaaS (Software-as-a-Service, phần mềm như là dịch vụ) đã xuất hiện. Công ty cung cấp các server thế hệ mới cũng đã ra đời. Các server này không giống như các server trước đây có tiêu chuẩn đơn giản mà là các server theo định chế “đám mây”. Giờ đây chúng ta có thể bắt gặp những trung tâm dữ liệu được lắp đặt trong một valy, do đó làm cho giá thành và thời gian xây dựng một trung tâm dữ liệu truyền thống như trước đây giảm xuống rất nhiều. Toàn bộ ngành CNTT đang có những bước thay đổi có tính cách mạng.
Cốt lõi của sự thay đổi này thể hiện trên 3 mặt. Đầu tiên là giá rẻ. Tại sao thời đại của PC được gọi là một cuộc cách mạng? Bởi vì giá cả của nó so với máy tính chủ rẻ hơn rất nhiều. Kết thúc cuộc cách mạng về điện toán đám mây, giá cả của thiết bị đầu cuối của người sử dụng phải dưới 100 USD, thậm chí còn rẻ hơn nữa và chi phí cho việc lưu trữ sẽ giảm xuống rất nhiều.
Thứ hai là đơn giản và tiện lợi. Ngày nay máy tính bảng so với PC trước đây được ưa chuộng hơn nhiều vì nó tiện lợi và có thể điều khiển được. Chúng ta đang tận hưởng một khối lượng thông tin khổng lồ từ mạng Internet. Tuy nhiên, các thông tin này chưa được tổ chức lại mà như là những mảnh vụn do nhiều nhà cung cấp. Trong tương lai, khi thời đại điện toán đám mây đã chín muồi, quá trình biến thông tin thành tri thức là quá trình điều khiển, quản lý, biên tập, đào sâu thông tin đó. Thời đại điện toán dám mây cũng giống như việc phát minh ra kỹ thuật in ấn. Cốt lõi của nó là làm cho toàn bộ môi trường tính toán và tri thức ngày càng rẻ hơn. Tri thức có thể được tập trung xử lý và trong quá trình tập trung xử lý đem các dữ liệu biến đổi thành thông tin. Quá trình này đã làm cho việc phổ cập tri thức và năng suất lao động được nâng cao rõ rệt.
Điện toán đám mây - linh hồn của đổi mới và sáng tạo
Thanh niên Việt Nam ngày nay thích truy nhập Internet, thích máy tính bảng, kính trọng Steve Jobs - một trong những người sáng lập “Quả táo” và chưa từng đến Việt Nam. Tại sao vậy ? Bởi vì họ tìm thấy ở Bill Gate, ở Steve Jobs tinh thần của những doanh nhân không sợ thất bại, dám mạo hiểm để đổi mới và sáng tạo. iPhone và iPad là những sản phẩm nhằm thực hiện lý tưởng của Steve Jobs “Hãy để cho mọi người đều có sức mạnh”. Tháng 5/2011, khi Steve Jobs trình diễn iCloud, mọi người đều tưởng rằng lý tưởng của ông đã cặp bến cuối cùng. “Đám mây” sẽ lưu trữ tri thức không giới hạn, tri thức có thể tiếp nhận với giá rất rẻ và rất thuận tiện. Đó chính là lý tưởng của Steve Jobs, là tiêu chí về sự tiến bộ của văn minh nhân loại.
Appstore, iCloud đều là những ứng dụng điển hình của “đám mây". Điện toán đám mây là sự đổi mới sáng tạo có tính cách mạng đối với toàn bộ ngành CNTT.
Điện toán đám mây đang đưa chúng ta từ “xã hội công nghiệp” tiến sang xã hội “tri thức và trí tuệ”. Đó là một xã hội có hiệu suất cao hơn, tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, tiến bộ và văn minh hơn vì lúc đó con người có thể tiếp nhận tri thức với giá rẻ chưa từng thấy.
Bước vào năm 2012, điện toán đám mây đang phát triển mạnh theo 4 xu hướng lớn: sự phát triển của đám mây di động (Mobile Cloud), sự nở rộ của đám mây lai (Hybrid Cloud), sự tiến hóa của bảo mật đám mây và dịch vụ phần mềm (SaaS) mở rộng thành dịch vụ IT (ITaaS). Nhiều nước đang xem thời đại điện toán đám mây là thời cơ để họ nhảy vọt lên phía trước. Đặc biệt là Trung Quốc, với dân số hơn 1,3 tỷ người là thị trường lớn nhất, hiệu quả nhất để ứng dụng “đám mây” và từ đó sẽ nảy nở ra nhiều sáng tạo và đổi mới. Ngay từ năm 2010, Nhiệm Chính Phi, ông chủ của Tập đoàn Huawei - nhà sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT hàng đầu Trung Quốc và đứng thứ 3 thế giới đã hô hào toàn tập đoàn tiến quân vào điện toán đám mây và đặt mục tiêu trong vài năm đuổi kịp và vượt Cisco và Google trên lĩnh vực này.
Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc cách mạng về CNTT này. Thanh niên nước ta có nhiều hoài bão lớn và ôm ấp nhiều ý tưởng sáng tạo chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội này. Không chỉ đơn thuần tiếp nhận điện toán đám mây mà họ sẽ làm chủ và sáng tạo nhiều ứng dụng điện toán đám mây mang thương hiệu “Made in Vietnam".
Điện toán đám mây ở Việt Nam bắt đầu có tín hiệu khả quan khi Steve Ballmer, Tổng giám đốc của Microsoft sang thăm Việt Nam và ký thỏa thuận hợp tác điện toán đám mây với tập đoàn FPT vào tháng 5/2010. Nhiều lãnh đạo của FPT khẳng định các dịch vụ điện toán đám mây sẽ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vào năm 2015 và FPT sẽ là một trong những tên tuổi dẫn đầu. Nhiều doanh nghiệp CNTT đang có những bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu ứng dụng điện toán đám mây...
Theo ICTnews, link nguồn ở đây