Việc các nhà phát triển độc lập ưu ái iOS hơn Android thì đã quá rõ, nhưng đến chính các tên tuổi gắn bó số phận của mình với Android đôi khi cũng lại đặt iPhone và iPad lên trên.
Những ngày đầu tháng 3, game thủ di động nhận được một tin đặc biệt từ Sony: không còn độc quyền trên Xperia, ứng dụng Remote Play sẽ có mặt trên iPhone và iPad. Ngay từ bây giờ, người dùng iOS 12.1 trở lên đã có thể dùng thiết bị Táo của mình để chơi game phát (stream) trực tiếp từ PlayStation 4.
Cùng lúc, người dùng Android vẫn không thể chơi PS4 trên điện thoại của họ - trừ khi đó là một chiếc Xperia. Một nghịch lý khó hiểu được đặt ra, bởi Remote Play đã có mặt trên Xperia tận 3 năm. Thay vì mở rộng hỗ trợ cho toàn bộ các thiết bị Android, Sony đã đặt Apple lên trên.
Không phải lần đầu tiên
Ưu tiên smartphone Xperia lên trên hết nhưng bến đỗ tiếp theo của PS4 Remote Play lại không phải là những chiếc Android khác.
Đáng buồn thay cho các fan của Android, việc ứng dụng Android bị trễ vài tháng so với iOS đã không còn là chuyện xưa nay hiếm. Gần đây nhất, Fortnite ra mắt trên nền tảng của iOS từ tận tháng 4/2018 và đến 4 tháng sau đó mới đặt chân lên Android (độc quyền cho Samsung trong một thời gian). Tựa game chiến thuật đình đám Civilization 6 hiện nay vẫn chỉ có mặt trên iPad và có lẽ là sẽ vĩnh viễn không bao giờ đặt chân lên Android.
Tình trạng này xảy ra với cả những nhà phát triển đình đám nhất. Instagram mất 18 tháng mới đặt chân lên Android. Năm 2014, Microsoft đưa Office lên iPad trong một sự kiện riêng đình đám. Phiên bản Android tablet ra mắt sau đó 7 tháng. Năm 2016, Microsoft ra mắt ứng dụng chụp ảnh hỗ trợ AI mang tên Pix cho iOS. 3 năm sau, phiên bản Android vẫn bặt vô âm tín.
Ứng dụng đình đám của chính Google đã từng được ưu tiên cho... iOS.
Đáng buồn nhất, ngay chính cả Google cũng có lúc ưu tiên hệ điều hành iPhone/iPad hơn cả "con đẻ" của chính mình. Năm 2013, Google vén màn phiên bản Google+ tuyệt đẹp cho iOS kèm với lời hứa "Android sẽ được nâng cấp sau vài tuần lễ nữa". Năm 2016, ứng dụng Motion Stills của Google đặt chân lên iOS và đến tận... cuối 2017 mới có mặt trên Android. Cũng vào cuối năm 2017, Google vén màn ứng dụng Scrubbies cho người dùng iPhone và iPad. Người dùng Android đến giờ vẫn phải sử dụng các phiên bản "nhái" của Srubbies, thay vì được sử dụng hàng "chính hãng" Google.
Nghịch lý người dùng
Ai cũng biết rằng Android áp đảo iOS về số lượng người dùng: mỗi quý, lượng thiết bị Android bán ra cao gấp 4 lần iOS. Thế nhưng, các nhà phát triển – bao gồm chính những công ty gắn bó với Android như Sony và Google – lại vẫn ưu ái iOS hơn.
Đứng từ góc độ của các nhà phát triển, nghịch lý này hóa ra lại đến từ một nghịch lý khác: dù có nhiều người dùng hơn, Android mang lại doanh thu chỉ một nửa so với App Store. Theo thống kê của Sensor Tower, trong năm 2018 Google Play mang lại 24,8 tỷ USD trong khi App Store mang về 46,6 tỷ USD.
Đứng từ góc độ của các nhà phát triển, ưu ái iOS là quyết định hợp lý hơn hẳn.
Phát triển ứng dụng cho Apple cũng dễ dàng hơn hẳn. Là một khu vườn đóng với tỷ lệ cập nhật iOS cực kỳ cao, những chiếc iPhone và iPad không đòi hỏi nhiều công sức để kiểm tra chất lượng. Trái ngược lại, Android có tỷ lệ phân mảnh quá cao cả về phần cứng lẫn phần mềm. Một ứng dụng Android cần phải hỗ trợ quá nhiều độ phân giải, quá nhiều phiên bản Android cũ/mới và do đó thực chất sẽ đòi hỏi kinh phí rất lớn để kiểm thử.
Tương lai không tươi sáng
Ngay cả trong trường hợp không được ưu ái, các iFan cũng chẳng cần phải mảy may suy nghĩ về chất lượng ứng dụng. Toàn bộ các ứng dụng đỉnh của Google như Gmail, Maps hay YouTube đều có mặt trên iPhone, và chúng mang đến trải nghiệm không hề thua kém một chút nào so với Android.
Nếu kéo dài, hiện trạng này sẽ tỏ ra cực kỳ bất lợi cho Google. Ứng dụng là linh hồn của những chiếc smartphone, và nếu muốn chiến thắng trước iPhone trong cuộc đua cao cấp, Google và các nhà sản xuất Android cũng phải chứng minh với các nhà phát triển ứng dụng rằng hệ điều hành của họ đáng giá hơn iOS. Các ứng dụng chất lượng cao nên đặt chân lên Google trước iOS.
Đáng buồn thay, cách đây chỉ vài ngày, chính Sony đã dội một gáo nước lạnh vào giấc mơ ấy.
Những ngày đầu tháng 3, game thủ di động nhận được một tin đặc biệt từ Sony: không còn độc quyền trên Xperia, ứng dụng Remote Play sẽ có mặt trên iPhone và iPad. Ngay từ bây giờ, người dùng iOS 12.1 trở lên đã có thể dùng thiết bị Táo của mình để chơi game phát (stream) trực tiếp từ PlayStation 4.
Cùng lúc, người dùng Android vẫn không thể chơi PS4 trên điện thoại của họ - trừ khi đó là một chiếc Xperia. Một nghịch lý khó hiểu được đặt ra, bởi Remote Play đã có mặt trên Xperia tận 3 năm. Thay vì mở rộng hỗ trợ cho toàn bộ các thiết bị Android, Sony đã đặt Apple lên trên.
Không phải lần đầu tiên
Ưu tiên smartphone Xperia lên trên hết nhưng bến đỗ tiếp theo của PS4 Remote Play lại không phải là những chiếc Android khác.
Đáng buồn thay cho các fan của Android, việc ứng dụng Android bị trễ vài tháng so với iOS đã không còn là chuyện xưa nay hiếm. Gần đây nhất, Fortnite ra mắt trên nền tảng của iOS từ tận tháng 4/2018 và đến 4 tháng sau đó mới đặt chân lên Android (độc quyền cho Samsung trong một thời gian). Tựa game chiến thuật đình đám Civilization 6 hiện nay vẫn chỉ có mặt trên iPad và có lẽ là sẽ vĩnh viễn không bao giờ đặt chân lên Android.
Tình trạng này xảy ra với cả những nhà phát triển đình đám nhất. Instagram mất 18 tháng mới đặt chân lên Android. Năm 2014, Microsoft đưa Office lên iPad trong một sự kiện riêng đình đám. Phiên bản Android tablet ra mắt sau đó 7 tháng. Năm 2016, Microsoft ra mắt ứng dụng chụp ảnh hỗ trợ AI mang tên Pix cho iOS. 3 năm sau, phiên bản Android vẫn bặt vô âm tín.
Ứng dụng đình đám của chính Google đã từng được ưu tiên cho... iOS.
Đáng buồn nhất, ngay chính cả Google cũng có lúc ưu tiên hệ điều hành iPhone/iPad hơn cả "con đẻ" của chính mình. Năm 2013, Google vén màn phiên bản Google+ tuyệt đẹp cho iOS kèm với lời hứa "Android sẽ được nâng cấp sau vài tuần lễ nữa". Năm 2016, ứng dụng Motion Stills của Google đặt chân lên iOS và đến tận... cuối 2017 mới có mặt trên Android. Cũng vào cuối năm 2017, Google vén màn ứng dụng Scrubbies cho người dùng iPhone và iPad. Người dùng Android đến giờ vẫn phải sử dụng các phiên bản "nhái" của Srubbies, thay vì được sử dụng hàng "chính hãng" Google.
Nghịch lý người dùng
Ai cũng biết rằng Android áp đảo iOS về số lượng người dùng: mỗi quý, lượng thiết bị Android bán ra cao gấp 4 lần iOS. Thế nhưng, các nhà phát triển – bao gồm chính những công ty gắn bó với Android như Sony và Google – lại vẫn ưu ái iOS hơn.
Đứng từ góc độ của các nhà phát triển, nghịch lý này hóa ra lại đến từ một nghịch lý khác: dù có nhiều người dùng hơn, Android mang lại doanh thu chỉ một nửa so với App Store. Theo thống kê của Sensor Tower, trong năm 2018 Google Play mang lại 24,8 tỷ USD trong khi App Store mang về 46,6 tỷ USD.
Đứng từ góc độ của các nhà phát triển, ưu ái iOS là quyết định hợp lý hơn hẳn.
Phát triển ứng dụng cho Apple cũng dễ dàng hơn hẳn. Là một khu vườn đóng với tỷ lệ cập nhật iOS cực kỳ cao, những chiếc iPhone và iPad không đòi hỏi nhiều công sức để kiểm tra chất lượng. Trái ngược lại, Android có tỷ lệ phân mảnh quá cao cả về phần cứng lẫn phần mềm. Một ứng dụng Android cần phải hỗ trợ quá nhiều độ phân giải, quá nhiều phiên bản Android cũ/mới và do đó thực chất sẽ đòi hỏi kinh phí rất lớn để kiểm thử.
Tương lai không tươi sáng
Ngay cả trong trường hợp không được ưu ái, các iFan cũng chẳng cần phải mảy may suy nghĩ về chất lượng ứng dụng. Toàn bộ các ứng dụng đỉnh của Google như Gmail, Maps hay YouTube đều có mặt trên iPhone, và chúng mang đến trải nghiệm không hề thua kém một chút nào so với Android.
Nếu kéo dài, hiện trạng này sẽ tỏ ra cực kỳ bất lợi cho Google. Ứng dụng là linh hồn của những chiếc smartphone, và nếu muốn chiến thắng trước iPhone trong cuộc đua cao cấp, Google và các nhà sản xuất Android cũng phải chứng minh với các nhà phát triển ứng dụng rằng hệ điều hành của họ đáng giá hơn iOS. Các ứng dụng chất lượng cao nên đặt chân lên Google trước iOS.
Đáng buồn thay, cách đây chỉ vài ngày, chính Sony đã dội một gáo nước lạnh vào giấc mơ ấy.
Theo Genk