HaThao
Film critic
Con gấu trúc và con gấu nâu tiếp tục thống lĩnh phòng vé cuối tuần, trong khi phim nhạc kịch của anh em nhà Coen bị chê thua cả 'Kiêu hãnh và Định kiến' phiên bản zombie. Cùng lúc đó, Leo tái hợp với biên kịch 'The Revenant' làm phim mới, mặc kệ thiên hạ ngồi phân tích xem những cảnh quay trong 'The Revenant' cái nào thật cái nào giả. Chuyển sang phần lịch sử Oscar, hãy cùng nhìn lại những gia đình tinh hoa cha truyền con nối cùng đoạt tượng vàng. Cuối cùng là gần 20 clip promo Super Bowl mới tinh của các phim được trông chờ nhất năm nay.
Phòng vé: ‘Kung Fu Panda 3’ lại về nhất, ‘Star Wars’ vượt mốc 2 tỉ
Phòng vé Bắc Mỹ cuối tuần rồi bị ảnh hưởng rất lớn từ trận chung kết bóng bầu dục Mỹ Super Bowl khi đây luôn là sự kiện giải trí quan trọng nhất trong năm (lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày này cao thứ 2 trong năm chỉ sau lễ tạ ơn).
Đây là tuần thứ 2 liên tiếp ‘Kung Fu Panda 3’ đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu Bắc Mỹ với 21 triệu đô la. Như vậy tính đến nay bộ phim của Fox đã thu về tổng cộng 198,1 triệu đô la, trong đó có 69 triệu từ Bắc Mỹ.
‘Hail, Caesar!’ của anh em nhà Coen với dàn sao sáng lóa như George Clooney, Scarlett Johansson hay Channing Tatum vừa mới ra mắt nhưng đã nhận ngay điểm C- trên CinemaScore. Phim về nhì tuần này với 11,4 triệu đô la từ 2.232 rạp (trung bình 5.125 đô la mỗi rạp).
Sau tuần thứ 7, ‘The Revenant’ vẫn giữ được sức hút của mình và trụ lại hạng 3 với thêm 7,1 triệu đô la nữa. Tổng cộng doanh thu phim đến giờ là 150 triệu.
Ở hạng 4, ‘Star Wars: The Force Awakens’ được thêm 6,9 triệu đô la, tiếp tục nâng cao kỉ lục Bắc Mỹ lên 905,9 triệu. Trên bình diện toàn cầu, phim cũng chính thức vượt qua cột mốc 2 tỉ đô la để củng cố vị trí thứ 3 mọi thời đại của mình sau ‘Avatar’ và ‘Titanic’.
Hạng 5 và 6 là ‘The Choice’ và ‘Pride and Prejudice and Zombies’ với doanh thu lần lượt là 6 và 5,2 triệu đô la. 2 lính mới này nhận điểm B+ và B- trên CinemaScore. Hi vọng sang tuần mới mọi chuyện sẽ sáng sủa hơn.
Paramount giành quyền sản xuất phim mới của Leonardo DiCaprio
Bộ phim có tựa đề ‘Conquest’, sẽ do Mark L. Smith biên kịch.
Đây sẽ là lần thứ 2 DiCaprio và Smith làm việc với nhau sau chính ‘The Revenant’ đang làm mưa làm gió tại các giải thưởng điện ảnh năm nay.
THE REVENANT: Thật và giả
Con gấu: giả
Dĩ nhiên không ai ngây thơ tới mức tin rằng con gấu là thật, nhưng chính xác thì họ đã tạo ra con gấu như thế nào?
Diễn viên đóng thế Glenn Ennis là người thể hiện con gấu trong phân cảnh nhân vật của Leonardo DiCaprio bị vồ. Ennis mặc bộ đồ màu xanh, đội một cái đầu gấu giả và thể hiện chính xác những hành động của một con gấu đang tấn công người. Sau đó bộ phận đồ họa vi tính tạo ra con gấu CGI dựa trên nghiên cứu về chuyển động của loài gấu xám, ánh sáng trong rừng mùa đông và thậm chí là độ ẩm không khí.
#con_gấu_for_Oscar
Bộ da gấu: thật
Nhà thiết kế phục trang Jacqueline West đã khẳng định rằng bộ da gấu mà Leo khoác trên người trong phần lớn thời lượng bộ phim là da gấu thật trăm phần trăm. Bộ da này nặng gần 50 kí và được mượn từ một công viên ở Canada.
Vết thương của Leo: giả
Dù Leo có là chúa tể phương pháp diễn xuất nhập tâm toàn diện (method acting) đi nữa thì anh cũng không điên mà đi trao thân cho gấu vồ chơi. Các vết thương đẫm máu sâu hoắm là sản phẩm của các chuyên gia hóa trang Siân Grigg và Duncan Jarman. Mỗi ngày họ đều phải hóa trang mới tất cả vết thương của Leo để phản ánh quá trình bình phục. Tổng cộng 8 bộ da giả đã được sử dụng trong suốt quá trình quay phim, có một số bộ các chuyên viên phải tốn đến 5 giờ đồng hồ để đắp lên người Leo.
Bộ râu đóng băng của Leo: giả
Chuyên gia hóa trang Siân Grigg đã dùng sáp để tạo ra những hạt tuyết li ti bám khắp hàm râu của Leo. Đây là thủ thuật mà cô đã áp dụng cho chính Leo trong Titanic năm 1997.
Hàm răng ố vàng của Leo: giả
Vệ sinh răng miệng ở thế kỷ 19 rõ là không được phát triển như bây giờ, và đảm bào Hugh Glass cũng không xài chỉ nha, vì vậy đạo diễn Iñárritu đã bảo Leo đeo một hàm răng giả xiên xẹo cho hợp với bối cảnh, tuyệt đối không để lộ hàm răng Colgate trắng sáng.
Túi ngủ xác ngựa: giả
Bởi vì giết cả một con ngựa để quay phim thì quá sức kinh dị. Leo tiết lộ rằng cái xác ngựa trong phim là sản phẩm nhân tạo, và bộ lòng được làm từ mủ cao su và lông. Anh cũng đảm bảo rằng không có chú ngựa nào bị ném xuống vực trong quá trình quay phim.
Xác con bò rừng: giả
Cảnh Hugh Glass mục kích đàn bò rừng chạy rầm rập cũng là sản phẩm CGI. Xác con bò là giả, tuy nhiên lá gan bò mà Leo ăn hoàn toàn là thật. Đây là sự cống hiến lớn cho vai diễn bởi Leo vốn là người ăn chay trường.
Tuyết: 100% thật
Đạo diễn Iñárritu muốn các cảnh quay chân thực hết mức có thể, vì vậy ông đã đưa đoàn làm phim đến những địa điểm hẻo lánh và khắc nghiệt nhất Canada, nơi không có người dân sinh sống để thực hiện bộ phim. Tuy nhiên về sau trời không chiều lòng người, thời tiết ở Canada ấm lên, tuyết không đủ dày như ý ông muốn, vậy là ông tiếp tục chuyển đoàn phim đến một vùng ngập tuyết khác ở Argentina.
Khoảng khắc sashimi: mãi là bí ẩn
Người ăn chay Leonardo một lần nữa phải phá giới khi xơi tái một con cá sống vừa bắt được, nhưng dù cảnh quay nhìn rất thật thì chúng ta vẫn không rõ liệu Leo có ăn sống con cá thật không. So với gan bò thì cá vẫn còn ngon chán.
Những gia đình Oscar
Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Câu nói này vô cùng chuẩn xác đối với những gia đình nghệ sĩ dưới đây. Hãy xem những cặp ông cháu, cha con, anh chị em... nào đã cùng mang về tượng vàng Oscar danh giá cho gia đình.
Jon Voight và Angelina Jolie
Jon Voight đoạt giải Oscar nam chính với ‘Coming Home’ (1978) còn con gái ông, Angelina Jolie, đoạt giải nữ phụ cho ‘Girl, Interrupted’ (1999).
Ethan Coen và Joel Coen
Anh em Ethan Coen (trái) và Joel Coen đã cùng nhau đoạt 4 giải Oscar với ‘Fargo’ (2001) cho phim và kịch bản gốc; ‘No Country for Old Men’ (2008) cho đạo diễn và kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất.
Vincente Minnelli và Liza Minnelli
Vincente Minnelli đoạt tượng vàng hạng mục đạo diễn với ‘Gigi’ (1958). Con gái ông thì thẳng giải nữ chính nhờ ‘Cabaret’ (1972).
Jane Fonda và Henry Fonda
Henry Fonda đoạt giải Oscar nam chính trong ‘On Golden Pond’ (1981). Con gái ông, Jane, 2 lần đoạt giải nữ chính với ‘Klute’ (1971) và ‘Coming Home’ (1978).
Alfred Newman và Randy Newman
Trong sự nghiệp soạn nhạc 30 năm của mình, Alfred Newman (trái) đã 9 lần đoạt giải Oscar hạng mục nhạc nền với ‘Tin Pan Alley’ (1941), ‘The Song of Bernadette’ (1944), ‘Mother Wore Tights’ (1948), ‘With a Song in My Heart’ (1953), ‘Call Me Madam’ (1954), ‘Love Is a Many-Splendored Thing’ (1956), ‘The King and I’ (1957), ‘Camelot’ (1968).
Cháu ông là Randy Newman cũng 2 lần theo bước chú mình với ‘Monsters, Inc.’ (2002) và ‘Toy Story 3’ (2011).
Carmine Coppola, Francis Ford Coppola và Sofia Coppola
Carmine Coppola (trái) giành Oscar nhạc nền năm 1975 với ‘The Godfather: Part II’.
Con trai ông, Francis Ford (giữa) giành 5 giải Oscar, 1 giải kịch bản gốc cho ‘Patton’ (1971) và 4 với loạt phim ‘The Godfather’: phần 1 (1973) - kịch bản chuyển thể, phần 2 (1975) - kịch bản chuyển thể, đạo diễn, phim hay nhất.
Cháu gái ông, Sofia Coppola, đoạt giải dành cho kịch bản gốc với ‘Lost in Translation’ (2004).
Walter Huston, John Huston và Anjelica Huston
Chỉ cần 1 phim ‘The Treasure of the Sierra Madre’ (1948), gia đình Huston đã đoạt 3 giải Oscar gồm giải nam diễn viên phụ cho Walter Huston (trái), giải kịch bản và phim hay nhất cho con trai ông là John Huston. Một người con khác của Walter, Anjelica Huston, thì đoạt giải nữ phụ với ‘Prizzi's Honor’ (1985).
James Horner và Harry Horner
Harry Horner 2 lần đoạt giải chỉ đạo nghệ thuật với ‘The Heiress’ (1949) và ‘The Hustler’ (1961). Con trai ông, James Horner (người trên hình), chỉ cần mỗi ‘Titanic’ để đoạt 2 giải gồm nhạc nền và bài hát trong phim "My Heart Will Go On".
Douglas Shearer và Norma Shearer
Douglas Shearer đoạt 7 giải Oscar về âm thanh trong sự nghiệp 35 năm của mình ở hạng mục thu âm – ‘The Big House’ (1930), ‘Naughty Marietta’ (1936), ‘San Francisco’ (1937), ‘Strike Up the Band’ (1942), ‘The Great Caruso’ (1952) và hạng mục hiệu quả âm thanh – ‘Thirty Seconds Over Tokyo’ (1945), ‘Green Dolphin Street’(1948). Cô con gái Norma Shearer thì có giải nữ chính năm 1930 với ‘The Divorcee’.
Charles Guggenheim và Davis Guggenheim
Cha con nhà Guggenheim đã mang về cho gia đình 5 giải Oscar phim tài liệu gồm ‘Nine From Little Rock’ (1964), ‘Robert Kennedy Remembered’ (1968), ‘The Johnstown Flood’ (1989), ‘A Time for Justice’ (1994), ‘An Inconvenient Truth’ (2006).
Kirk Douglas và Michael Douglas
Kirk Douglas nhận giải thành tựu trọn đời năm 1995 sau nửa thế kỉ cống hiến cho nền công nghiệp điện ảnh. Con trai ông là Michael Douglas đoạt 2 giải với ‘One Flew Over the Cuckoo's Nest’ (1975) cho phim hay nhất và ‘Wall Street’ (1987) cho vai nam chính. Nói thêm là vợ của Michael Douglas, Catherine Zeta-Jones, cũng giành tượng vàng cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất trong 'Chicago' năm 2002.
Emeric Pressburger và Kevin Macdonald
Emeric Pressburger đoạt giải kịch bản gốc cho ‘The Invaders’ (1942). Cháu ông là Kevin Macdonald đoạt giải phim tài liệu cho ‘One Day in September’ (1999).
Russell Rouse và Christopher Rouse
Russell Rouse thắng giải kịch bản gốc với ‘Pillow Talk’ (1959). Người con trai Christopher Rouse (trong hình) giành tượng vàng hạng mục biên tập cho ‘The Bourne Ultimatum’ (2007).
Claude Berri và Thomas Langmann
Claude Berri (trái) giành giải phim tài liệu năm 1965 với ‘The Chicken’. Con trai ông, Thomas Langmann, là nhà sản xuất của phim hay nhất 2011 ‘The Artist’.
Thomas L. Fisher và Scott R. Fisher
Nhà Fisher là những chuyên gia về hiệu ứng hình ảnh: Thomas L. Fisher (trái) đoạt giải năm 1997 với ‘Titanic’, 17 năm sau đến lượt con ông Scott R. Fisher giành tượng vàng cho ‘Interstellar’.
Oorlagh George And Terry George
Cha con Oorlagh George (trái) và Terry George cùng nhau giành giải phim tài liệu hay nhất năm 2011 với ‘The Shore’.
Shirley Maclaine và Warren Beatty
Shirley MacLaine thắng giải nữ chính với ‘Terms of Endearment’ (1983). Người anh trai Warren Beatty là đạo diễn xuất sắc nhất năm 1981 với ‘Reds’.
Joan Fontaine và Olivia de Havilland
Joan Fontaine (trái), tên thật Joan de Beauvoir de Havilland, đoạt giải nữ chính với ‘Suspicion’ (1941). Chị của bà là Olivia de Havilland làm được điều đó đến 2 lần với ‘To Each His Own’ (1946) và ‘The Heiress (1949)’. Cho đến nay, đây là cặp chị em ruột duy nhất từng đoạt Oscar vai chính cả hai người.
Poster
Independence Day: Resurgence
Jason Bourne
The Jungle Book
Mike and Dave Need Wedding Dates
Trailer - TV spot - Clip
The Lobster
Trong một xã hội tương lai, những người độc thân trong thành phố phải tìm cho mình một người bạn đời trong vòng 45 ngày nếu không muốn bị biến thành động vật.
Keanu
Chú mèo Keanu của Rell bị bắt mất. Trong quá trình tìm kiếm, anh và người bạn Clarence đã đối đầu với một nhóm tội phạm.
X-Men: Apocalypse
The Jungle Book
Captain America: Civil War
The Secret Life of Pets
10 Cloverfield Lane
Jason Bourne
Teenage Mutant Ninja Turtles: Out of the Shadows
Independence Day: Resurgence
Deadpool
Batman v Superman: Dawn of Justice
Hãng hàng không Turkish Airlines giới thiệu 2 điểm đến mới: Gotham City của Batman và Metropolis của Superman.
Daredevil season 2 teaser
Clip quảng cáo Coca Cola
2 siêu anh hùng to nhất (Hulk) và nhỏ nhất (Ant-Man) giành nhau lon Coca.
Clip quảng cáo Hyundai
Trong một dịp hiếm hoi vào thời gian này, Ryan Reynolds nhìn giống người thường.
Phòng vé: ‘Kung Fu Panda 3’ lại về nhất, ‘Star Wars’ vượt mốc 2 tỉ
Phòng vé Bắc Mỹ cuối tuần rồi bị ảnh hưởng rất lớn từ trận chung kết bóng bầu dục Mỹ Super Bowl khi đây luôn là sự kiện giải trí quan trọng nhất trong năm (lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày này cao thứ 2 trong năm chỉ sau lễ tạ ơn).
Đây là tuần thứ 2 liên tiếp ‘Kung Fu Panda 3’ đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu Bắc Mỹ với 21 triệu đô la. Như vậy tính đến nay bộ phim của Fox đã thu về tổng cộng 198,1 triệu đô la, trong đó có 69 triệu từ Bắc Mỹ.
‘Hail, Caesar!’ của anh em nhà Coen với dàn sao sáng lóa như George Clooney, Scarlett Johansson hay Channing Tatum vừa mới ra mắt nhưng đã nhận ngay điểm C- trên CinemaScore. Phim về nhì tuần này với 11,4 triệu đô la từ 2.232 rạp (trung bình 5.125 đô la mỗi rạp).
Sau tuần thứ 7, ‘The Revenant’ vẫn giữ được sức hút của mình và trụ lại hạng 3 với thêm 7,1 triệu đô la nữa. Tổng cộng doanh thu phim đến giờ là 150 triệu.
Ở hạng 4, ‘Star Wars: The Force Awakens’ được thêm 6,9 triệu đô la, tiếp tục nâng cao kỉ lục Bắc Mỹ lên 905,9 triệu. Trên bình diện toàn cầu, phim cũng chính thức vượt qua cột mốc 2 tỉ đô la để củng cố vị trí thứ 3 mọi thời đại của mình sau ‘Avatar’ và ‘Titanic’.
Hạng 5 và 6 là ‘The Choice’ và ‘Pride and Prejudice and Zombies’ với doanh thu lần lượt là 6 và 5,2 triệu đô la. 2 lính mới này nhận điểm B+ và B- trên CinemaScore. Hi vọng sang tuần mới mọi chuyện sẽ sáng sủa hơn.
Paramount giành quyền sản xuất phim mới của Leonardo DiCaprio
Bộ phim có tựa đề ‘Conquest’, sẽ do Mark L. Smith biên kịch.
Đây sẽ là lần thứ 2 DiCaprio và Smith làm việc với nhau sau chính ‘The Revenant’ đang làm mưa làm gió tại các giải thưởng điện ảnh năm nay.
THE REVENANT: Thật và giả
Con gấu: giả
Dĩ nhiên không ai ngây thơ tới mức tin rằng con gấu là thật, nhưng chính xác thì họ đã tạo ra con gấu như thế nào?
Diễn viên đóng thế Glenn Ennis là người thể hiện con gấu trong phân cảnh nhân vật của Leonardo DiCaprio bị vồ. Ennis mặc bộ đồ màu xanh, đội một cái đầu gấu giả và thể hiện chính xác những hành động của một con gấu đang tấn công người. Sau đó bộ phận đồ họa vi tính tạo ra con gấu CGI dựa trên nghiên cứu về chuyển động của loài gấu xám, ánh sáng trong rừng mùa đông và thậm chí là độ ẩm không khí.
#con_gấu_for_Oscar
Bộ da gấu: thật
Nhà thiết kế phục trang Jacqueline West đã khẳng định rằng bộ da gấu mà Leo khoác trên người trong phần lớn thời lượng bộ phim là da gấu thật trăm phần trăm. Bộ da này nặng gần 50 kí và được mượn từ một công viên ở Canada.
[video=youtube;p7KbeHfPJ54]https://www.youtube.com/watch?v=p7KbeHfPJ54[/video]
Vết thương của Leo: giả
Dù Leo có là chúa tể phương pháp diễn xuất nhập tâm toàn diện (method acting) đi nữa thì anh cũng không điên mà đi trao thân cho gấu vồ chơi. Các vết thương đẫm máu sâu hoắm là sản phẩm của các chuyên gia hóa trang Siân Grigg và Duncan Jarman. Mỗi ngày họ đều phải hóa trang mới tất cả vết thương của Leo để phản ánh quá trình bình phục. Tổng cộng 8 bộ da giả đã được sử dụng trong suốt quá trình quay phim, có một số bộ các chuyên viên phải tốn đến 5 giờ đồng hồ để đắp lên người Leo.
[video=youtube;FM-xuNm6F0U]https://www.youtube.com/watch?v=FM-xuNm6F0U[/video]
Bộ râu đóng băng của Leo: giả
Chuyên gia hóa trang Siân Grigg đã dùng sáp để tạo ra những hạt tuyết li ti bám khắp hàm râu của Leo. Đây là thủ thuật mà cô đã áp dụng cho chính Leo trong Titanic năm 1997.
Hàm răng ố vàng của Leo: giả
Vệ sinh răng miệng ở thế kỷ 19 rõ là không được phát triển như bây giờ, và đảm bào Hugh Glass cũng không xài chỉ nha, vì vậy đạo diễn Iñárritu đã bảo Leo đeo một hàm răng giả xiên xẹo cho hợp với bối cảnh, tuyệt đối không để lộ hàm răng Colgate trắng sáng.
Túi ngủ xác ngựa: giả
Bởi vì giết cả một con ngựa để quay phim thì quá sức kinh dị. Leo tiết lộ rằng cái xác ngựa trong phim là sản phẩm nhân tạo, và bộ lòng được làm từ mủ cao su và lông. Anh cũng đảm bảo rằng không có chú ngựa nào bị ném xuống vực trong quá trình quay phim.
Xác con bò rừng: giả
Cảnh Hugh Glass mục kích đàn bò rừng chạy rầm rập cũng là sản phẩm CGI. Xác con bò là giả, tuy nhiên lá gan bò mà Leo ăn hoàn toàn là thật. Đây là sự cống hiến lớn cho vai diễn bởi Leo vốn là người ăn chay trường.
Tuyết: 100% thật
Đạo diễn Iñárritu muốn các cảnh quay chân thực hết mức có thể, vì vậy ông đã đưa đoàn làm phim đến những địa điểm hẻo lánh và khắc nghiệt nhất Canada, nơi không có người dân sinh sống để thực hiện bộ phim. Tuy nhiên về sau trời không chiều lòng người, thời tiết ở Canada ấm lên, tuyết không đủ dày như ý ông muốn, vậy là ông tiếp tục chuyển đoàn phim đến một vùng ngập tuyết khác ở Argentina.
Khoảng khắc sashimi: mãi là bí ẩn
Người ăn chay Leonardo một lần nữa phải phá giới khi xơi tái một con cá sống vừa bắt được, nhưng dù cảnh quay nhìn rất thật thì chúng ta vẫn không rõ liệu Leo có ăn sống con cá thật không. So với gan bò thì cá vẫn còn ngon chán.
. . .
Những gia đình Oscar
Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Câu nói này vô cùng chuẩn xác đối với những gia đình nghệ sĩ dưới đây. Hãy xem những cặp ông cháu, cha con, anh chị em... nào đã cùng mang về tượng vàng Oscar danh giá cho gia đình.
Jon Voight và Angelina Jolie
Jon Voight đoạt giải Oscar nam chính với ‘Coming Home’ (1978) còn con gái ông, Angelina Jolie, đoạt giải nữ phụ cho ‘Girl, Interrupted’ (1999).
Ethan Coen và Joel Coen
Anh em Ethan Coen (trái) và Joel Coen đã cùng nhau đoạt 4 giải Oscar với ‘Fargo’ (2001) cho phim và kịch bản gốc; ‘No Country for Old Men’ (2008) cho đạo diễn và kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất.
Vincente Minnelli và Liza Minnelli
Vincente Minnelli đoạt tượng vàng hạng mục đạo diễn với ‘Gigi’ (1958). Con gái ông thì thẳng giải nữ chính nhờ ‘Cabaret’ (1972).
Jane Fonda và Henry Fonda
Henry Fonda đoạt giải Oscar nam chính trong ‘On Golden Pond’ (1981). Con gái ông, Jane, 2 lần đoạt giải nữ chính với ‘Klute’ (1971) và ‘Coming Home’ (1978).
Alfred Newman và Randy Newman
Trong sự nghiệp soạn nhạc 30 năm của mình, Alfred Newman (trái) đã 9 lần đoạt giải Oscar hạng mục nhạc nền với ‘Tin Pan Alley’ (1941), ‘The Song of Bernadette’ (1944), ‘Mother Wore Tights’ (1948), ‘With a Song in My Heart’ (1953), ‘Call Me Madam’ (1954), ‘Love Is a Many-Splendored Thing’ (1956), ‘The King and I’ (1957), ‘Camelot’ (1968).
Cháu ông là Randy Newman cũng 2 lần theo bước chú mình với ‘Monsters, Inc.’ (2002) và ‘Toy Story 3’ (2011).
Carmine Coppola, Francis Ford Coppola và Sofia Coppola
Carmine Coppola (trái) giành Oscar nhạc nền năm 1975 với ‘The Godfather: Part II’.
Con trai ông, Francis Ford (giữa) giành 5 giải Oscar, 1 giải kịch bản gốc cho ‘Patton’ (1971) và 4 với loạt phim ‘The Godfather’: phần 1 (1973) - kịch bản chuyển thể, phần 2 (1975) - kịch bản chuyển thể, đạo diễn, phim hay nhất.
Cháu gái ông, Sofia Coppola, đoạt giải dành cho kịch bản gốc với ‘Lost in Translation’ (2004).
Walter Huston, John Huston và Anjelica Huston
Chỉ cần 1 phim ‘The Treasure of the Sierra Madre’ (1948), gia đình Huston đã đoạt 3 giải Oscar gồm giải nam diễn viên phụ cho Walter Huston (trái), giải kịch bản và phim hay nhất cho con trai ông là John Huston. Một người con khác của Walter, Anjelica Huston, thì đoạt giải nữ phụ với ‘Prizzi's Honor’ (1985).
James Horner và Harry Horner
Harry Horner 2 lần đoạt giải chỉ đạo nghệ thuật với ‘The Heiress’ (1949) và ‘The Hustler’ (1961). Con trai ông, James Horner (người trên hình), chỉ cần mỗi ‘Titanic’ để đoạt 2 giải gồm nhạc nền và bài hát trong phim "My Heart Will Go On".
Douglas Shearer và Norma Shearer
Douglas Shearer đoạt 7 giải Oscar về âm thanh trong sự nghiệp 35 năm của mình ở hạng mục thu âm – ‘The Big House’ (1930), ‘Naughty Marietta’ (1936), ‘San Francisco’ (1937), ‘Strike Up the Band’ (1942), ‘The Great Caruso’ (1952) và hạng mục hiệu quả âm thanh – ‘Thirty Seconds Over Tokyo’ (1945), ‘Green Dolphin Street’(1948). Cô con gái Norma Shearer thì có giải nữ chính năm 1930 với ‘The Divorcee’.
Charles Guggenheim và Davis Guggenheim
Cha con nhà Guggenheim đã mang về cho gia đình 5 giải Oscar phim tài liệu gồm ‘Nine From Little Rock’ (1964), ‘Robert Kennedy Remembered’ (1968), ‘The Johnstown Flood’ (1989), ‘A Time for Justice’ (1994), ‘An Inconvenient Truth’ (2006).
Kirk Douglas và Michael Douglas
Kirk Douglas nhận giải thành tựu trọn đời năm 1995 sau nửa thế kỉ cống hiến cho nền công nghiệp điện ảnh. Con trai ông là Michael Douglas đoạt 2 giải với ‘One Flew Over the Cuckoo's Nest’ (1975) cho phim hay nhất và ‘Wall Street’ (1987) cho vai nam chính. Nói thêm là vợ của Michael Douglas, Catherine Zeta-Jones, cũng giành tượng vàng cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất trong 'Chicago' năm 2002.
Emeric Pressburger và Kevin Macdonald
Emeric Pressburger đoạt giải kịch bản gốc cho ‘The Invaders’ (1942). Cháu ông là Kevin Macdonald đoạt giải phim tài liệu cho ‘One Day in September’ (1999).
Russell Rouse và Christopher Rouse
Russell Rouse thắng giải kịch bản gốc với ‘Pillow Talk’ (1959). Người con trai Christopher Rouse (trong hình) giành tượng vàng hạng mục biên tập cho ‘The Bourne Ultimatum’ (2007).
Claude Berri và Thomas Langmann
Claude Berri (trái) giành giải phim tài liệu năm 1965 với ‘The Chicken’. Con trai ông, Thomas Langmann, là nhà sản xuất của phim hay nhất 2011 ‘The Artist’.
Thomas L. Fisher và Scott R. Fisher
Nhà Fisher là những chuyên gia về hiệu ứng hình ảnh: Thomas L. Fisher (trái) đoạt giải năm 1997 với ‘Titanic’, 17 năm sau đến lượt con ông Scott R. Fisher giành tượng vàng cho ‘Interstellar’.
Oorlagh George And Terry George
Cha con Oorlagh George (trái) và Terry George cùng nhau giành giải phim tài liệu hay nhất năm 2011 với ‘The Shore’.
Shirley Maclaine và Warren Beatty
Shirley MacLaine thắng giải nữ chính với ‘Terms of Endearment’ (1983). Người anh trai Warren Beatty là đạo diễn xuất sắc nhất năm 1981 với ‘Reds’.
Joan Fontaine và Olivia de Havilland
Joan Fontaine (trái), tên thật Joan de Beauvoir de Havilland, đoạt giải nữ chính với ‘Suspicion’ (1941). Chị của bà là Olivia de Havilland làm được điều đó đến 2 lần với ‘To Each His Own’ (1946) và ‘The Heiress (1949)’. Cho đến nay, đây là cặp chị em ruột duy nhất từng đoạt Oscar vai chính cả hai người.
Poster
Independence Day: Resurgence
Jason Bourne
The Jungle Book
Mike and Dave Need Wedding Dates
Trailer - TV spot - Clip
The Lobster
Trong một xã hội tương lai, những người độc thân trong thành phố phải tìm cho mình một người bạn đời trong vòng 45 ngày nếu không muốn bị biến thành động vật.
[video=youtube;PNkvCtLnl9g]https://www.youtube.com/watch?v=PNkvCtLnl9g[/video]
Keanu
Chú mèo Keanu của Rell bị bắt mất. Trong quá trình tìm kiếm, anh và người bạn Clarence đã đối đầu với một nhóm tội phạm.
[video=youtube;K9zy27apgI8]https://www.youtube.com/watch?v=K9zy27apgI8[/video]
X-Men: Apocalypse
[video=youtube;mnu06cIUpMs]https://www.youtube.com/watch?v=mnu06cIUpMs[/video]
The Jungle Book
[video=youtube;C4qgAaxB_pc]https://www.youtube.com/watch?v=C4qgAaxB_pc[/video]
Captain America: Civil War
[video=youtube;0L7iH3foZU0]https://www.youtube.com/watch?v=0L7iH3foZU0[/video]
The Secret Life of Pets
[video=youtube;hz8VOiTgcW4]https://www.youtube.com/watch?v=hz8VOiTgcW4[/video]
10 Cloverfield Lane
[video=youtube;d-gJ3Ye9xqk]https://www.youtube.com/watch?v=d-gJ3Ye9xqk[/video]
Jason Bourne
[video=youtube;bS2uMhp5AnI]https://www.youtube.com/watch?v=bS2uMhp5AnI[/video]
Teenage Mutant Ninja Turtles: Out of the Shadows
[video=youtube;KhjkWRMrE6Y]https://www.youtube.com/watch?v=KhjkWRMrE6Y[/video]
Independence Day: Resurgence
[video=youtube;g5K0lKrebqg]https://www.youtube.com/watch?v=g5K0lKrebqg[/video]
Deadpool
[video=youtube;1JcaAlQbEwU]https://www.youtube.com/watch?v=1JcaAlQbEwU[/video]
Batman v Superman: Dawn of Justice
Hãng hàng không Turkish Airlines giới thiệu 2 điểm đến mới: Gotham City của Batman và Metropolis của Superman.
[video=youtube;qpk8eSpRBnY]https://www.youtube.com/watch?v=qpk8eSpRBnY[/video]
[video=youtube;TReIozZ1b10]https://www.youtube.com/watch?v=TReIozZ1b10[/video]
[video=youtube;TReIozZ1b10]https://www.youtube.com/watch?v=TReIozZ1b10[/video]
Daredevil season 2 teaser
[video=youtube;8CA9M_ioveU]https://www.youtube.com/watch?v=8CA9M_ioveU[/video]
Clip quảng cáo Coca Cola
2 siêu anh hùng to nhất (Hulk) và nhỏ nhất (Ant-Man) giành nhau lon Coca.
[video=youtube;OlZqBR3yTiw]https://www.youtube.com/watch?v=OlZqBR3yTiw[/video]
Clip quảng cáo Hyundai
Trong một dịp hiếm hoi vào thời gian này, Ryan Reynolds nhìn giống người thường.
[video=youtube;Ih4VYnbm6Sw]https://www.youtube.com/watch?v=Ih4VYnbm6Sw[/video]
Cám ơn các bạn đã ngồi đọc tin thay vì đi lấy lì xì.
Chúc các bạn năm mới vạn sự như ý!
Chúc các bạn năm mới vạn sự như ý!
Chỉnh sửa lần cuối: