Đĩa cứng “khủng” trong túi

worldvision

Huyền Thoại
Đĩa cứng di động ngày càng “bùng nổ” về dung lượng cùng nhiều tính năng mới. Cho dù kích thước dữ liệu lớn cỡ nào, bạn vẫn có thể tìm thấy thiết bị lưu trữ phù hợp, nhỏ gọn và hợp thời trang để mang theo bên mình. Tất cả các thiết bị lưu trữ về cơ bản đều giống nhau, nhưng hiện nay chúng có nhiều kiểu dáng hấp dẫn hơn, có loại nhỏ gọn như một chiếc thẻ tín dụng, loại có vỏ bọc cao su chống sốc và nước, loại có đế cắm USB để bàn đi kèm hay loại đa dạng cổng giao tiếp…
Đa dạng giao tiếp
Hầu hết đĩa cứng di động đều dùng cổng giao tiếp phổ biến USB 2.0 với đầu cắm mini, ngoại lệ có một số thiết bị dùng đầu cắm micro (thường thấy trên ĐTDĐ). Một số đĩa cứng, ngoài cổng USB 2.0, còn được trang bị thêm cổng FireWire 800 (hay 800/400) và eSATA (rất hiếm gặp ở các đĩa cứng di động).
Một số đĩa cứng di động hỗ trợ nhiều loại cổng giao tiếp thường có giá đắt hơn đĩa cứng chỉ có giao tiếp USB một chút. Nhưng các đĩa cứng trang bị hai cổng giao tiếp (dual-interface) USB/FireWire 400, ba cổng giao tiếp (triple-interface) USB/FireWire 400/FireWire 800, và bốn cổng giao tiếp (quad-interface) USB/FireWire 400/FireWire 800/eSATA thường có hiệu năng tốt hơn so với các đĩa cứng chỉ có cổng USB.



Hình 1: Giao tiếp Iomega eGo (trái) và Rocstor Rocport ID9 (phải) trang bị cổng giao tiếp USB, FireWire 400 và FireWire 800. WiebeTech có cổng eSATA, USB và FireWire 800.​



Tùy thuộc vào các tác vụ đọc/ghi, đĩa cứng kết nối qua cổng eSATA hay FireWire 800 thường chạy nhanh từ 2 đến 3 lần so với đĩa cứng kết nối qua cổng USB 2.0.​
Mặc dù eSATA là giao tiếp nhanh nhất nhưng nó vẫn có hai khuyết điểm. Đầu tiên, kết nối eSATA không có chức năng nguồn, vì vậy bạn phải dùng bộ nguồn (adapter AC) riêng cho đĩa cứng. Thứ hai, đĩa cứng dùng giao tiếp eSATA thường không hỗ trợ tháo lắp nóng; để thấy đĩa cứng di động xuất hiện trong Windows Explorer, bạn phải kết nối đĩa cứng trước khi khởi động máy hay phải khởi động máy lại sau khi kết nối đĩa cứng.
FireWire 400 và 800 cũng hoạt động tương tự USB 2.0 nhưng có tốc độ nhanh hơn. Bạn chỉ cần kết nối thiết bị vào máy tính, ổ đĩa sẽ xuất hiện sau vài giây; và không giống USB 2.0, cổng này thường ít khi thiếu điện áp nguồn.
Đáng tiếc là cổng giao tiếp FireWire 800 khó tìm thấy ngoại trừ trên máy Mac. Việc gắn thêm card tích hợp cổng FireWire vào máy tính Windows tốn khoảng 5.500.000đ (30USD), đắt hơn nhiều nếu mua card kết nối dùng cho máy tính xách tay. Cổng FireWire 800 (thường thấy trên máy ảnh và máy quay phim số) có thể tương thích ngược với FireWire 400 (phải dùng cáp chuyển đổi).
Nguồn điện là một yếu tố quan trọng đối với các đĩa cứng di động: cổng giao tiếp eSATA yêu cầu sử dụng bộ nguồn riêng, nhiều cổng USB trên máy tính sổ tay (netbook), máy tính xách tay (laptop) và thậm chí trên máy tính để bàn (PC) đều không đủ điện áp. Và khi phải thường xuyên di chuyển, hầu hết mọi người đều không muốn đem theo bộ nguồn. Một cách để khắc phục tình trạng thiếu điện áp của các cổng USB là sử dụng cáp USB chữ Y (hai đầu ra một đầu), cáp này cung cấp nguồn từ hai cổng USB riêng biệt.
Một khuyết điểm của giao tiếp USB là khi kết nối các đĩa cứng qua cổng USB 2.0 với máy tính, đôi khi chúng ảnh hưởng đến quá trình tự kiểm tra POST (power-on self-test) của BIOS trong lúc khởi động máy.
Dung lượng



Cách đây không lâu, đĩa cứng 1TB có giá hàng trăm đô la. Và đĩa cứng dung lượng này thường không có cỡ 2,5” nhỏ gọn. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng bỏ túi đĩa cứng 1TB một cách gọn gàng. Các hãng sản xuất có thể “nhét” dung lượng khổng lồ 1TB vào trong đĩa cứng 2,5” chủ yếu nhờ thêm vào một lớp đĩa thứ ba. Lớp đĩa thêm vào này làm cho đĩa cứng dày hơn và nặng hơn so với đĩa cứng gắn ngoài 2,5” thông thường, nhưng vẫn giữ được tính năng di động dù dung lượng đĩa khác nhau (dung lượng của đĩa cứng di động 2,5” thường thấy là 640GB, 500GB, 320GB, 250GB, 160GB). Hiện nay còn có đĩa cứng bỏ túi siêu nhỏ Samsung S1 Mini (từng được thử nghiệm tại Test Lab, ID:A0907_68), kích thước chỉ 1,8” với mức dung lượng 120GB.
Dung lượng đĩa cứng bạn cần còn tùy thuộc vào yêu cầu công việc của bạn. Nếu chỉ cần lưu các tài liệu văn phòng thì đĩa cứng 120GB có lẽ là quá dư. Mặt khác, nếu bạn thường nén và xem phim DVD từ đĩa cứng, thì thậm chí dung lượng 1TB cũng có thể là quá ít.
Đĩa cứng Western Digital My Passport Elite (ID:A0912_72) còn trang bị dãy đèn LED ở “gáy” đĩa cứng, cho phép theo dõi mức dung lượng còn lại. Tính năng này sẽ thực sự hữu ích trong một số trường hợp. Chẳng hạn, khi bạn cần sao lưu dữ liệu dung lượng lớn, bạn có nhiều đĩa cứng My Passport Elite (có kèm đế cắm USB) đang kết nối với máy tính, khi đó, đèn báo dung lượng của mỗi đĩa sẽ cho phép bạn nhanh chóng chọn được đĩa cứng có dung lượng phù hợp.
Hiệu năng
Đĩa cứng di động trang bị cổng giao tiếp eSATA hay FireWire 800 thường nhanh hơn đĩa cứng dùng cổng USB 2.0, và giao tiếp eSATA nhanh hơn khoảng 10% so với FireWire 800. Kiểu giao tiếp của đĩa cứng có ảnh hưởng đến hiệu năng nhiều hơn so với các yếu tố khác, tuy nhiên các đĩa cứng có cùng giao tiếp cũng có hiệu năng khác nhau tùy vào nhãn hiệu. Ngoài ra, các hãng có thể thay đổi kích thước đĩa cứng bên trong để cải tiến mẫu mã, nhưng nhìn chung, đĩa cứng 1,8” thường chậm hơn đĩa cứng 2,5”.




Chống sốc
Các hãng sản xuất đĩa cứng nỗ lực để cải thiện tính năng chống sốc cho thiết bị bằng cách kết hợp các cảm biến trọng lực (tăng tốc do trọng lực) để phát hiện khi ổ cứng rơi từ trên cao. Tuy vậy, đĩa cứng vẫn là thiết bị dễ hỏng khi sử dụng thông thường mà không có các phương pháp bảo vệ thêm.

Hình 3: Đĩa cứng Adata Sport SH93 có vỏ ngoài bằng cao su chống nước và va đập..

Hình 3: Đĩa cứng Adata Sport SH93 có vỏ ngoài bằng cao su chống nước và va đập..​



Để giảm sốc và rung động cho đĩa cứng, nhà sản xuất đã đặt các vòng đệm bằng cao su tại những điểm bắt ốc giữa đĩa cứng với vỏ hộp, sử dụng lớp phủ bằng cao su bên ngoài vỏ và các thanh đỡ công nghệ cao bên trong hộp.​
Mục đích của các thiết kế này là để giảm tác động của trọng lực ở mức mà đĩa cứng có thể chịu được trong cả hai trạng thái: không hoạt động (với các đầu đọc/ghi nằm cách xa an toàn cho các lớp đĩa) và đang hoạt động (với các đầu đọc/ghi đang hoạt động). Các hãng công bố rằng đĩa cứng của họ có thể chống sốc và chịu được một lực đến 400g khi đang hoạt động, và lên đến 1000g khi không hoạt động, nhưng tốt nhất bạn nên cẩn thận giữ các đĩa cứng di động như đồ dễ vỡ. Một đĩa cứng có thể vẫn không hề hấn gì khi rơi từ độ cao khoảng 90cm lúc không hoạt động, nhưng nó có thể bị hỏng nếu rơi từ cùng độ cao lúc đang hoạt động.
Một cách để giảm khả năng hư hỏng của đĩa cứng di động là sử dụng dây kết nối ngắn. Nó giúp giữ đĩa cứng không bị vô tình làm rơi. Và trong trường hợp nếu bị rơi, dây cáp ngắn sẽ ngắt khỏi thiết bị, các đầu đọc/ghi bên trong đĩa cứng sẽ nhanh chóng quay về vị trí an toàn trước khi thiết bị chạm đất. Các nhà sản xuất đĩa cứng gọi thao tác tự động này là “thu lại khẩn cấp” (emergency retract). Theo Seagate, quá trình này chỉ mất khoảng 40 – 80 mili giây, tùy thuộc vào lúc đó các đầu đọc đang nằm ở đâu khi nguồn bị ngắt.
Đĩa cứng Adata Sport SH93 (ID: A0912_72) có lớp vỏ ngoài bằng cao su mềm chống sốc và nước. Theo công bố của nhà sản xuất, thiết bị có thể ngâm trong nước độ sâu 1m trong khoảng thời gian 30 phút mà vẫn không hề hấn gì. Adata SH93 cũng thiết kế đường rãnh quanh viền thân đĩa cứng, tiện lợi để gắn cáp USB đi kèm.
Phần mềm
Nhiều hãng sản xuất thường cung cấp đĩa cứng đi kèm gói phần mềm mã hóa, sao lưu hay cả hai. Nhằm hướng đến mục đích dễ sử dụng, hầu hết các chương trình đều có ít lựa chọn hơn các ứng dụng riêng “có tiếng” khác.



Hình 4: Đĩa cứng Rocstor Rocbit FX KT kèm mini-USB chứa mã bảo mật.​



Với nhiều người dùng máy tính, phần mềm đi kèm là yếu tố hàng đầu khi quyết định mua đĩa cứng di động, và đặc biệt là bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi phần mềm đáp ứng được yêu cầu. Nhiều gói phần mềm thường được lưu sẵn trong thiết bị và chạy tự động khi bạn kết nối với máy tính qua cổng USB. Một số đĩa cứng không đi kèm phần mềm, nhưng bạn vẫn có thể tải miễn phí phần mềm hỗ trợ riêng từ website của các hãng như phần mềm HDDtoGo của Adata.​
Bảo mật
Nếu đĩa cứng di động của bạn chứa dữ liệu “nhạy cảm”, hãy mã hóa chúng và giữ chúng khỏi những cặp mắt tò mò. Các hãng sản xuất thường dùng phương pháp mã hóa bằng phần mềm riêng; trong đó, gồm có cách mã hóa toàn bộ ổ đĩa hay chỉ mã hóa tập tin/thư mục.
Nếu bạn dùng đĩa cứng di động trên máy tính để bàn hay máy tính xách tay của riêng bạn, thì việc sử dụng phần mềm có tính năng bảo mật là khá tốt; mặc dù vậy, một số người không thích cài đặt hay chạy các phần mềm lạ trên hệ thống của họ.
Phù hợp nhu cầu
Đĩa cứng di động mà bạn dự định mua nên có cổng kết nối USB 2.0 phổ biến. Dù vậy, cả hai cổng FireWire và eSATA cũng là những lựa chọn có ích, đặc biệt là FireWire 800. Khi cần truyền dữ liệu với dung lượng lớn, thì bạn sẽ thấy rõ lợi ích của chúng. Tuy nhiên, cần cân nhắc khi mua đĩa cứng di động dùng giao tiếp eSATA vì bạn phải luôn mang theo bộ nguồn. Ngoài ra, bạn cần phải xem xét thêm nhiều yếu tố nữa khi chọn mua như dung lượng, phần mềm đi kèm, tính năng bảo mật, đế cắm để bàn, tính năng chống sốc và chống nước.
 

white_land

New Member
Ðề: Đĩa cứng “khủng” trong túi

Hix kô bít bao h em đủ tiền làm 1 em portable đây :(
 

hoanloc

New Member
Ðề: Đĩa cứng “khủng” trong túi

ước gì có 1 cái mà chứa phim HD nhỉ
 

muitendenvn

LeechPro
Ðề: Đĩa cứng “khủng” trong túi

Hic giá mà dc khuyến mãi một trong những cái này cho thành viên xuất sắc nhỉ :(
 

khanhtran713

New Member
Ðề: Đĩa cứng “khủng” trong túi

hay quá bác, cái này mà chứ film HD thì hay lắm đây.....cái này ở ngoài thị trường khoảng bao nhiêu thế bác
 
Bên trên