Chính quyền Đức đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ tới Huawei nhằm ngăn chặn nguy cơ công ty này chuyển dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc.
Trong cuộc trò chuyện với sinh viên tại Nhật Bản, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng "có những cuộc thảo luận lớn về Huawei" tại nước này trong việc phát triển hạ tầng mạng 5G cũng như các lĩnh vực viễn thông khác.
Hoạt động kinh doanh của Huawei bị đe dọa khi ngày càng nhiều chính phủ bày tỏ lo ngại công nghệ của họ có thể được sử dụng bởi các điệp viên Trung Quốc. Công ty này nhiều lần phủ nhận sản phẩm chứa mối nguy hiểm bảo mật và khẳng định mình là công ty tư nhân, không có mối liên hệ nào với chính phủ.
Mối lo ngại đối với Huawei tại Đức không chỉ mới bắt đầu từ hôm qua. Nhà mạng Deutsche Telekom (DTEGF) đã thảo luận về các nhà sản xuất Trung Quốc "rất nghiêm túc" từ năm ngoái.
"Chúng tôi đang theo đuổi một chiến lược nhiều nhà cung cấp thiết bị mạng (các nhà sản xuất chủ yếu là Ericsson, Nokia, Cisco, Huawei)", đại diện Deutsche Telekom tuyên bố vào tháng 12/2018. "Tuy nhiên, chúng tôi đang đánh giá lại chiến lược mua sắm của mình".
Huawei đã dành nhiều thập kỷ để phát triển thiết bị viễn thông. Họ cung cấp thiết bị mạng chất lượng cao với giá bán cạnh tranh. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới cũng đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone đứng thứ 2 toàn cầu trong năm 2018. Mục tiêu của Huawei là vượt qua Samsung vào năm 2020.
Những lãnh đạo tập đoàn này cho rằng môi trường kinh doanh đang trở nên khó khăn hơn. "Trong vài năm tới, tình hình chung sẽ không lạc quan như tưởng tượng. Chúng ta phải chuẩn bị cho những khó khăn", nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi nhận định.
Trong cuộc trò chuyện với sinh viên tại Nhật Bản, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng "có những cuộc thảo luận lớn về Huawei" tại nước này trong việc phát triển hạ tầng mạng 5G cũng như các lĩnh vực viễn thông khác.
Bà Merkel gửi thông điệp cảnh báo mạnh mẽ tới Huawei. Ảnh: Studybreaks.
"Chúng tôi cần nói chuyện với Trung Quốc để đảm bảo rằng các công ty không dễ dàng gửi tất cả dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc", bà Merkel nói. Đồng thời bà khẳng định rằng "các biện pháp an toàn" là điều cần thiết để bảo vệ dữ liệu.
Hoạt động kinh doanh của Huawei bị đe dọa khi ngày càng nhiều chính phủ bày tỏ lo ngại công nghệ của họ có thể được sử dụng bởi các điệp viên Trung Quốc. Công ty này nhiều lần phủ nhận sản phẩm chứa mối nguy hiểm bảo mật và khẳng định mình là công ty tư nhân, không có mối liên hệ nào với chính phủ.
Mối lo ngại đối với Huawei tại Đức không chỉ mới bắt đầu từ hôm qua. Nhà mạng Deutsche Telekom (DTEGF) đã thảo luận về các nhà sản xuất Trung Quốc "rất nghiêm túc" từ năm ngoái.
"Chúng tôi đang theo đuổi một chiến lược nhiều nhà cung cấp thiết bị mạng (các nhà sản xuất chủ yếu là Ericsson, Nokia, Cisco, Huawei)", đại diện Deutsche Telekom tuyên bố vào tháng 12/2018. "Tuy nhiên, chúng tôi đang đánh giá lại chiến lược mua sắm của mình".
Huawei đã dành nhiều thập kỷ để phát triển thiết bị viễn thông. Họ cung cấp thiết bị mạng chất lượng cao với giá bán cạnh tranh. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới cũng đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone đứng thứ 2 toàn cầu trong năm 2018. Mục tiêu của Huawei là vượt qua Samsung vào năm 2020.
Những lãnh đạo tập đoàn này cho rằng môi trường kinh doanh đang trở nên khó khăn hơn. "Trong vài năm tới, tình hình chung sẽ không lạc quan như tưởng tượng. Chúng ta phải chuẩn bị cho những khó khăn", nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi nhận định.
Theo Zing