Apple có thể không hài lòng khi châu Âu muốn biến USB-C thành chuẩn sạc thống nhất, nhưng việc giữ cổng Lightning không có ý nghĩa về lâu dài.
Theo đề xuất của Liên minh châu Âu (EU), USB-C sẽ trở thành tiêu chuẩn duy nhất để sạc có dây cho smartphone, điều đó đồng nghĩa các công ty sử dụng cổng sạc độc quyền (như Apple với cổng Lightning) phải chuyển sang USB-C nếu muốn bán thiết bị tại châu Âu.
Trên thực tế, đề xuất này không chỉ áp dụng với smartphone mà còn dành cho một số thiết bị như tai nghe, loa di động và tablet. Apple cho rằng đề xuất của EU kìm hãm sự đổi mới, tuy nhiên, Anna Cavazzini, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng của Nghị viện châu Âu, khẳng định chính sách sẽ linh hoạt thay đổi nếu xuất hiện cổng kết nối tốt hơn USB-C.
Nếu được thông qua, đề xuất trên sẽ được áp dụng sớm nhất vào năm 2024. Apple vẫn có thể đưa ra lời phản bác, song Android Authority nhận định EU khó thay đổi quan điểm. Nói cách khác, Apple đang tham gia trận chiến với khả năng thua cuộc rất cao, việc bám vào cổng Lightning sẽ không mang nhiều ý nghĩa về lâu dài.
Lợi thế của USB-C so với Lightning
Apple đã có nhiều động thái từ bỏ cổng Lightning. iPhone 13 là dòng thiết bị cao cấp duy nhất của hãng trong năm nay vẫn dùng cổng này. Trừ phiên bản iPad giá rẻ với màn hình 10,2 inch, các mẫu iPad được bán còn lại đã chuyển sang cổng USB-C với nhiều lợi ích hơn.
Dòng iPhone 13 của Apple vẫn sử dụng cổng Lightning, tốc độ tương đương chuẩn USB 2.0. Ảnh: MobileSyrup.
Một số thiết bị âm thanh như tai nghe AirPods, Powerbeats Pro hay máy nghe nhạc iPod touch vẫn dùng cổng Lightning. Trong khi đó, các mẫu tai nghe như Beats Flex hay Beats Studio Buds đã chuyển sang USB-C bởi thương hiệu Beats phục vụ cho người dùng iOS lẫn Android.
Về mặt thông số, rõ ràng cổng Lightning chưa thể bắt kịp USB-C. Trong khi Google Pixel 5 với cổng USB-C chỉ nhận sạc tối đa 18 W, iPhone 13 có thể sạc với công suất tối đa 25 W. Tuy nhiên, Apple chưa từng cho biết Lightning có khả năng sạc cao hơn thế hay không.
Theo Android Authority, đa số smartphone Android hiện nay hỗ trợ sạc với công suất cao hơn nhiều lần iPhone, như Xiaomi Mi MIX 4 có thể sạc 120 W qua cổng USB-C. Trong khi đó, USB-IF - tổ chức ứng dụng chuẩn USB - đã tiết lộ mức công suất 240 W mà USB-C sẽ hỗ trợ.
Về khả năng truyền dữ liệu, ngay cả cổng Lightning nhanh nhất vẫn chỉ có tốc độ tương đương chuẩn USB 3.0 (tối đa 5 Gbps), thậm chí một số thiết bị vẫn có tốc độ ngang USB 2.0 (480 Mbps). Đa số smartphone với cổng USB-C hiện nay có tốc độ 10 Gbps. Một số thiết bị dùng chuẩn USB 3.2 có thể đạt 20 Gbps, trong khi USB 4 là 40 Gbps.
Cổng Lightning trên iPhone cho công suất sạc kém, tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn cổng USB-C trên nhiều smartphone Android khác. Ảnh: Pocket-lint.
Với đối tượng nhắm đến là người dùng chuyên nghiệp, giữ lại cổng Lightning với chuẩn USB 2.0 trên iPhone 13 Pro được xem là quyết định khó hiểu, đặc biệt khi nhắc đến tính năng quay phim ProRes tốn rất nhiều dung lượng.
Theo iMore, các tùy chọn iPhone 13 Pro 256 GB trở lên có thể quay video ProRes ở chất lượng 4K@30 fps. Một phút phim ProRes tốn khoảng 6 GB. Nếu quay trong 30 phút, dung lượng video đạt khoảng 180 GB. Với tốc độ tương đương USB 2.0, người dùng cần chờ khoảng 50 phút để chép video ProRes 30 phút từ điện thoại sang máy tính. Trong khi đó, cổng USB-C với tốc độ 10 Gbps chỉ mất hơn 2 phút để hoàn thành nhiệm vụ.
Quan điểm mâu thuẫn của Apple
Trang Android Authority nhận định EU đã đúng khi cho rằng cổng sạc độc quyền sẽ ảnh hưởng đến môi trường và tạo rác thải điện tử. Dù cáp Lightning tương thích tốt với đa số củ sạc hay adapter, chúng sẽ vô dụng nếu khách hàng chuyển sang Android. Nếu iPhone dùng cổng USB-C, người dùng từ Android chuyển sang có thể tận dụng sợi cáp cũ để sạc và truyền dữ liệu.
Quan điểm cứng rắn của Apple với cổng Lightning mâu thuẫn với chính sách môi trường của công ty, bao gồm sử dụng càng nhiều vật liệu tái chế càng tốt, giảm lượng bao bì vận chuyển. Apple đã có những bước đi thành công khi loại bỏ củ sạc khỏi hộp iPhone, sử dụng nhôm tái chế cho iPad hay MacBook...
Mất hơn 50 phút để chép video ProRes 30 phút quay từ iPhone 13 Pro sang máy tính. Ảnh: CNET.
Nhiều tin đồn cho biết thay vì chuyển sang USB-C, iPhone trong tương lai sẽ loại bỏ hoàn toàn cổng sạc. Đến khi điều đó xảy ra, vẫn sẽ có tranh cãi giữa Apple với EU. Tất nhiên, Táo khuyết cần cải tiến sạc MagSafe đủ nhanh và ổn định để trở thành chuẩn sạc chính cho iPhone. Kể cả khi EU bắt buộc sử dụng chuẩn sạc không dây chung, iPhone có thể đáp ứng bởi chúng đã hỗ trợ chuẩn sạc Qi trước khi MagSafe được áp dụng.
Lý do Apple vẫn giữ cổng Lightning
Xét về lập luận chống lại EU và lịch sử của Apple, rõ ràng mục đích khi công ty muốn giữ lại cổng Lightning nằm ở sự kiểm soát. So với những hãng công nghệ khác, Apple có xu hướng áp dụng bất cứ công nghệ mà họ muốn vào mọi thời điểm bất chấp dư luận chỉ trích.
Người dùng muốn nghe nhạc lossless trên iPhone phải mua gói Apple Music, trong khi iOS vẫn không thể thay đổi font chữ, khả năng thêm widget lên màn hình chính xuất hiện trễ hơn 12 năm so với Android. Bên cạnh đó là những quy tắc kiểm duyệt chặt chẽ ứng dụng trên App Store.
Giữ lại cổng USB-C có thể mang đến nhiều lợi ích kinh doanh cho Apple. Ảnh: Tom's Guide.
Cách tiếp cận này giúp Apple nắm lợi thế kinh doanh. Loại bỏ áp lực từ bên ngoài, Táo khuyết có thể thích ứng với công nghệ bằng tốc độ do chính họ lựa chọn. Nếu thay đổi cổng kết nối của iPhone sang USB-C, Apple cần thiết kế lại sản phẩm, làm việc với chuỗi cung ứng vốn đang gặp khó khăn, thậm chí đánh đổi bằng việc loại bỏ những tính năng tốt khác.
Apple có lý do để bảo vệ cổng Lightning. Nếu làm ngơ trước EU và để luật mới được thông qua, điều đó sẽ thành tiền lệ cho những chính phủ khác có động thái tương tự. Khi đó, tác động sẽ còn lớn hơn.
Dù vậy, Apple nên chuyển sang USB-C nếu thực sự quan tâm đến trải nghiệm người dùng và môi trường. Sức ảnh hưởng của công ty hoàn toàn đủ lớn để định hình tương lai của USB-C, mang đến lợi ích dài hạn giả sử kết nối có dây vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiều năm tới.
Theo đề xuất của Liên minh châu Âu (EU), USB-C sẽ trở thành tiêu chuẩn duy nhất để sạc có dây cho smartphone, điều đó đồng nghĩa các công ty sử dụng cổng sạc độc quyền (như Apple với cổng Lightning) phải chuyển sang USB-C nếu muốn bán thiết bị tại châu Âu.
Trên thực tế, đề xuất này không chỉ áp dụng với smartphone mà còn dành cho một số thiết bị như tai nghe, loa di động và tablet. Apple cho rằng đề xuất của EU kìm hãm sự đổi mới, tuy nhiên, Anna Cavazzini, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng của Nghị viện châu Âu, khẳng định chính sách sẽ linh hoạt thay đổi nếu xuất hiện cổng kết nối tốt hơn USB-C.
Nếu được thông qua, đề xuất trên sẽ được áp dụng sớm nhất vào năm 2024. Apple vẫn có thể đưa ra lời phản bác, song Android Authority nhận định EU khó thay đổi quan điểm. Nói cách khác, Apple đang tham gia trận chiến với khả năng thua cuộc rất cao, việc bám vào cổng Lightning sẽ không mang nhiều ý nghĩa về lâu dài.
Lợi thế của USB-C so với Lightning
Apple đã có nhiều động thái từ bỏ cổng Lightning. iPhone 13 là dòng thiết bị cao cấp duy nhất của hãng trong năm nay vẫn dùng cổng này. Trừ phiên bản iPad giá rẻ với màn hình 10,2 inch, các mẫu iPad được bán còn lại đã chuyển sang cổng USB-C với nhiều lợi ích hơn.
Dòng iPhone 13 của Apple vẫn sử dụng cổng Lightning, tốc độ tương đương chuẩn USB 2.0. Ảnh: MobileSyrup.
Một số thiết bị âm thanh như tai nghe AirPods, Powerbeats Pro hay máy nghe nhạc iPod touch vẫn dùng cổng Lightning. Trong khi đó, các mẫu tai nghe như Beats Flex hay Beats Studio Buds đã chuyển sang USB-C bởi thương hiệu Beats phục vụ cho người dùng iOS lẫn Android.
Về mặt thông số, rõ ràng cổng Lightning chưa thể bắt kịp USB-C. Trong khi Google Pixel 5 với cổng USB-C chỉ nhận sạc tối đa 18 W, iPhone 13 có thể sạc với công suất tối đa 25 W. Tuy nhiên, Apple chưa từng cho biết Lightning có khả năng sạc cao hơn thế hay không.
Theo Android Authority, đa số smartphone Android hiện nay hỗ trợ sạc với công suất cao hơn nhiều lần iPhone, như Xiaomi Mi MIX 4 có thể sạc 120 W qua cổng USB-C. Trong khi đó, USB-IF - tổ chức ứng dụng chuẩn USB - đã tiết lộ mức công suất 240 W mà USB-C sẽ hỗ trợ.
Về khả năng truyền dữ liệu, ngay cả cổng Lightning nhanh nhất vẫn chỉ có tốc độ tương đương chuẩn USB 3.0 (tối đa 5 Gbps), thậm chí một số thiết bị vẫn có tốc độ ngang USB 2.0 (480 Mbps). Đa số smartphone với cổng USB-C hiện nay có tốc độ 10 Gbps. Một số thiết bị dùng chuẩn USB 3.2 có thể đạt 20 Gbps, trong khi USB 4 là 40 Gbps.
Cổng Lightning trên iPhone cho công suất sạc kém, tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn cổng USB-C trên nhiều smartphone Android khác. Ảnh: Pocket-lint.
Với đối tượng nhắm đến là người dùng chuyên nghiệp, giữ lại cổng Lightning với chuẩn USB 2.0 trên iPhone 13 Pro được xem là quyết định khó hiểu, đặc biệt khi nhắc đến tính năng quay phim ProRes tốn rất nhiều dung lượng.
Theo iMore, các tùy chọn iPhone 13 Pro 256 GB trở lên có thể quay video ProRes ở chất lượng 4K@30 fps. Một phút phim ProRes tốn khoảng 6 GB. Nếu quay trong 30 phút, dung lượng video đạt khoảng 180 GB. Với tốc độ tương đương USB 2.0, người dùng cần chờ khoảng 50 phút để chép video ProRes 30 phút từ điện thoại sang máy tính. Trong khi đó, cổng USB-C với tốc độ 10 Gbps chỉ mất hơn 2 phút để hoàn thành nhiệm vụ.
Quan điểm mâu thuẫn của Apple
Trang Android Authority nhận định EU đã đúng khi cho rằng cổng sạc độc quyền sẽ ảnh hưởng đến môi trường và tạo rác thải điện tử. Dù cáp Lightning tương thích tốt với đa số củ sạc hay adapter, chúng sẽ vô dụng nếu khách hàng chuyển sang Android. Nếu iPhone dùng cổng USB-C, người dùng từ Android chuyển sang có thể tận dụng sợi cáp cũ để sạc và truyền dữ liệu.
Quan điểm cứng rắn của Apple với cổng Lightning mâu thuẫn với chính sách môi trường của công ty, bao gồm sử dụng càng nhiều vật liệu tái chế càng tốt, giảm lượng bao bì vận chuyển. Apple đã có những bước đi thành công khi loại bỏ củ sạc khỏi hộp iPhone, sử dụng nhôm tái chế cho iPad hay MacBook...
Mất hơn 50 phút để chép video ProRes 30 phút quay từ iPhone 13 Pro sang máy tính. Ảnh: CNET.
Nhiều tin đồn cho biết thay vì chuyển sang USB-C, iPhone trong tương lai sẽ loại bỏ hoàn toàn cổng sạc. Đến khi điều đó xảy ra, vẫn sẽ có tranh cãi giữa Apple với EU. Tất nhiên, Táo khuyết cần cải tiến sạc MagSafe đủ nhanh và ổn định để trở thành chuẩn sạc chính cho iPhone. Kể cả khi EU bắt buộc sử dụng chuẩn sạc không dây chung, iPhone có thể đáp ứng bởi chúng đã hỗ trợ chuẩn sạc Qi trước khi MagSafe được áp dụng.
Lý do Apple vẫn giữ cổng Lightning
Xét về lập luận chống lại EU và lịch sử của Apple, rõ ràng mục đích khi công ty muốn giữ lại cổng Lightning nằm ở sự kiểm soát. So với những hãng công nghệ khác, Apple có xu hướng áp dụng bất cứ công nghệ mà họ muốn vào mọi thời điểm bất chấp dư luận chỉ trích.
Người dùng muốn nghe nhạc lossless trên iPhone phải mua gói Apple Music, trong khi iOS vẫn không thể thay đổi font chữ, khả năng thêm widget lên màn hình chính xuất hiện trễ hơn 12 năm so với Android. Bên cạnh đó là những quy tắc kiểm duyệt chặt chẽ ứng dụng trên App Store.
Giữ lại cổng USB-C có thể mang đến nhiều lợi ích kinh doanh cho Apple. Ảnh: Tom's Guide.
Cách tiếp cận này giúp Apple nắm lợi thế kinh doanh. Loại bỏ áp lực từ bên ngoài, Táo khuyết có thể thích ứng với công nghệ bằng tốc độ do chính họ lựa chọn. Nếu thay đổi cổng kết nối của iPhone sang USB-C, Apple cần thiết kế lại sản phẩm, làm việc với chuỗi cung ứng vốn đang gặp khó khăn, thậm chí đánh đổi bằng việc loại bỏ những tính năng tốt khác.
Apple có lý do để bảo vệ cổng Lightning. Nếu làm ngơ trước EU và để luật mới được thông qua, điều đó sẽ thành tiền lệ cho những chính phủ khác có động thái tương tự. Khi đó, tác động sẽ còn lớn hơn.
Dù vậy, Apple nên chuyển sang USB-C nếu thực sự quan tâm đến trải nghiệm người dùng và môi trường. Sức ảnh hưởng của công ty hoàn toàn đủ lớn để định hình tương lai của USB-C, mang đến lợi ích dài hạn giả sử kết nối có dây vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiều năm tới.
Theo ICT News