saigonmix
Active Member
Bài viết gốc : http://sohoa.vnexpress.net/photo/sa...o-o-cung-kep-dau-tien-o-viet-nam-3583191.html
Ngoài khả năng trình chiếu nội dung siêu nét từ ổ cứng, Zappiti Duo 4K HDR còn có thể kết nối Internet và cài đặt thêm nhiều ứng dụng giải trí.
So với những thiết bị HD và 4K Player chạy Android đang có trên thị trường, Zappiti Duo 4K HDR có giá bán đắt hơn tới vài triệu đồng, ở mức 6,99 triệu đồng. Tuy nhiên, sản phẩm này có xuất xứ từ châu Âu trong khi hầu hết các đối thủ là hàng ít tên tuổi tới từ Trung Quốc.
Hạn chế của sản phẩm so với nhiều mẫu Android Box hay Player khác là kích thước khá lớn. Kích thước của Zappiti Duo 4K HDR tương đương với những chiếc ampli hay đầu CD. Vỏ máy làm hoàn toàn từ nhôm với tông màu đen mờ, tổng trọng lượng lên tới 3,5 kg.
Đổi lại, vỏ cứng cáp đủ để chịu được thiết bị nặng khác đặt lên và thiết kế ăn nhập với hệ thống nghe nhìn Home Theater chuyên nghiệp. Sản phẩm cũng có thể lắp được 2 ổ cứng 3,5 inch cùng lúc với tổng dung lượng lên tới 16TB, đủ đáp ứng cho việc lưu trữ phim 4K.
Dù ổ cứng có thể thay nóng, tháo ra mà không cần tắt nguồn, sản phẩm vẫn được bố trí rất nhiều cổng USB để kết nối với các thiết bị lưu trữ khác. Ngoài hai cổng USB 2.0 ở mặt trước, bên hông trái cũng có một cổng USB 2.0 nữa đi kèm khay cắm thẻ nhớ microSD.
Ở mặt sau, nhà sản xuất bố trí thêm 2 cổng USB 2.0 nữa dù đã có một cổng USB 3.0 và cổng USB-C. Các kết nối nghe nhìn khác còn một cổng HDMI In và một HDMI Out, cổng quang Optical, bốn giắc Component cùng 2 cổng Internet Wan và Lan.
Ngoài việc dùng dây cáp, Zappiti Duo 4K HDR cũng có thể xem phim trực tuyến khá mượt và kết nối nhanh nhờ hai ăng-ten thu sóng Wi-Fi băng tần kép chuẩn AC. Thiết kế lớn, sử dụng tới hai ổ cứng nhưng sản phẩm không được trang bị quạt tản nhiệt mà sử dụng cơ chế làm mát thụ động.
Phụ kiện đi kèm với sản phẩm phân phối chính thức ở thị trường Việt Nam phong phú với bộ nguồn sử dụng nhiều kiểu chân cắm khác nhau. Cáp HDMI, LAN và USB-C cũng kèm sẵn.
Điều khiển từ xa có thiết kế khá lớn, nhiều phím chức năng và có đèn nền. Tuy nhiên, chú thích của các phím khá rối khiến người dùng ban đầu dễ nhầm lần. Dù thuận tiện trong việc lựa chọn nội dung, thiết lập hình ảnh và điều chỉnh khi xem phim, điều khiển này không thuận tiện khi dùng để truy cập mạng và nhập liệu.
Sản phẩm sử dụng hệ điều hành Android 6.0 và vẫn có thể cài đặt thêm ứng dụng từ PlayStore khá dễ dàng. Tuy nhiên, Zappiti đã tuỳ biến giao diện và tập trung chủ yếu đến việc quản lý nội dung và trình chiếu phim. Hệ điều hành cũng được bảo mật bằng token để không bị can thiệp sâu như trên smartphone. Đổi lại, tính năng quản lý phim trên thiết bị khá hay khi có thể tự động sắp xếp phim theo thư mục, hiển thị poster và thông tin liên quan hay có thể tải phụ đề về từ Internet.
Thử nghiệm cho thấy tốc độ xử lý nội dung 4K khá mượt và nhanh với cả hai định dạng phổ biến H.264 lẫn H.265 ở tốc độ lên tới 60 hình/giây. Đầu phát 4K của Zappiti cũng có thể kết nối không dây và trình chiếu nội dung từ iPhone và Android thông qua Airplay và Miracast. So với Dune, Zappiti Duo 4K HDR thiếu sót ở khả năng xử lý nhạc số chất lượng cao khi không có DAC riêng biệt. Tuy nhiên, đây lại là sản phẩm hài hoà giữa tính năng chiếu phim và giải trí, là sự kết hợp giữa thiết bị 4K Player với Android thông thường.
Ngoài khả năng trình chiếu nội dung siêu nét từ ổ cứng, Zappiti Duo 4K HDR còn có thể kết nối Internet và cài đặt thêm nhiều ứng dụng giải trí.
So với những thiết bị HD và 4K Player chạy Android đang có trên thị trường, Zappiti Duo 4K HDR có giá bán đắt hơn tới vài triệu đồng, ở mức 6,99 triệu đồng. Tuy nhiên, sản phẩm này có xuất xứ từ châu Âu trong khi hầu hết các đối thủ là hàng ít tên tuổi tới từ Trung Quốc.
Ở mặt sau, nhà sản xuất bố trí thêm 2 cổng USB 2.0 nữa dù đã có một cổng USB 3.0 và cổng USB-C. Các kết nối nghe nhìn khác còn một cổng HDMI In và một HDMI Out, cổng quang Optical, bốn giắc Component cùng 2 cổng Internet Wan và Lan.
Ngoài việc dùng dây cáp, Zappiti Duo 4K HDR cũng có thể xem phim trực tuyến khá mượt và kết nối nhanh nhờ hai ăng-ten thu sóng Wi-Fi băng tần kép chuẩn AC. Thiết kế lớn, sử dụng tới hai ổ cứng nhưng sản phẩm không được trang bị quạt tản nhiệt mà sử dụng cơ chế làm mát thụ động.
Phụ kiện đi kèm với sản phẩm phân phối chính thức ở thị trường Việt Nam phong phú với bộ nguồn sử dụng nhiều kiểu chân cắm khác nhau. Cáp HDMI, LAN và USB-C cũng kèm sẵn.
Điều khiển từ xa có thiết kế khá lớn, nhiều phím chức năng và có đèn nền. Tuy nhiên, chú thích của các phím khá rối khiến người dùng ban đầu dễ nhầm lần. Dù thuận tiện trong việc lựa chọn nội dung, thiết lập hình ảnh và điều chỉnh khi xem phim, điều khiển này không thuận tiện khi dùng để truy cập mạng và nhập liệu.
Xem thêm 16 video test, hướng dẫn cho Zappiti Duo 4K HDR tại youtu.be/r6s7qPK1tEg?list=PLo-hkyHVxT5q6LhfBvsCe6MGQgcOk7Pei
Thử nghiệm cho thấy tốc độ xử lý nội dung 4K khá mượt và nhanh với cả hai định dạng phổ biến H.264 lẫn H.265 ở tốc độ lên tới 60 hình/giây. Đầu phát 4K của Zappiti cũng có thể kết nối không dây và trình chiếu nội dung từ iPhone và Android thông qua Airplay và Miracast. So với Dune, Zappiti Duo 4K HDR thiếu sót ở khả năng xử lý nhạc số chất lượng cao khi không có DAC riêng biệt. Tuy nhiên, đây lại là sản phẩm hài hoà giữa tính năng chiếu phim và giải trí, là sự kết hợp giữa thiết bị 4K Player với Android thông thường.
Chỉnh sửa lần cuối: