Tài sản sưu tầm số thu hút cả những người không thực sự đam mê nghệ thuật hay ủng hộ công nghệ NFT, mà chỉ coi đó là một khoản đầu tư để“làm giàu qua đêm”.
Bộ sưu tập NFT Bored Ape Yatch Club đã thổi bùng một cơn sốt công nghệ mới ở Trung Quốc, khi giới trẻ sẵn sàng bỏ vài trăm nghìn Nhân Dân Tệ (NDT) chỉ để mua lấy một bức hình. Điều đó bỗng trở thành cơ hội đầu tư hấp dẫn, khiến các nền tảng giao dịch tài sản sưu tầm số tại quốc gia này mọc lên như nấm sau mưa.
Bộ sưu tập NFT Bored Ape Yatch Club phát hành bởi Yuga Labs
NFT, viết tắt của cụm từ “Non-Fungible Token”, tức “tài sản không thể thay thế”, là một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số blockchain. NFT được ứng dụng phổ biến trong các loại nội dung số như âm nhạc, tranh ảnh, vân vân. Với NFT, mỗi tài sản sẽ có chữ ký số riêng biệt nên nó mang tính độc nhất. Hay nói, tài sản đó có “chứng minh thư” riêng để người dùng có thể phát hành, mua bán, sưu tầm và sử dụng.
Tại Việt Nam, các tài sản NFT chưa được thừa nhận về mặt pháp lý và bởi vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với các nhà đầu tư.
NFT đang nóng, vì sao lại phải đóng cửa?
Tài sản sưu tầm số, ngoài mục đích “sưu tầm”, cũng thu hút những người không thực sự đam mê nghệ thuật hay ủng hộ công nghệ mới nổi này, mà chỉ coi đó như một khoản đầu tư với mơ ước “giàu xổi qua đêm”. Do nhu cầu của thị trường, bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành NFT.
Ở Trung Quốc, các nền tảng giao dịch được ưa thích nhất là Jingtan và Huanhe vì được “chống lưng” bởi hai “ông lớn” công nghệ là Alibaba và Tencent. Theo thống kê của nền tảng thông tin blockchain Lianxin, đến tháng 4 năm 2022, doanh thu tháng của Huanhe đã tăng mạnh, đạt gần 20 triệu NDT. Thời điểm đó, bất cứ tác phẩm nào Huanhe tung ra cũng đều hết sạch trong nháy mắt. Ví dụ như đĩa than NFT “Mười Ba Lời Mời”, vốn là bản thu thanh của một chương trình trò chuyện, 300 bản phát hành lần đầu đã hết hàng trong vòng vài giây từ khi ra mắt.
Nhưng chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, vì Huanhe không mở thêm thị trường thứ cấp, người dùng không thể bán lại tác phẩm để kiếm tiền nên cũng thưa vãn dần.
Có thể lấy hai ví dụ để so sánh như sau: tháng 3 năm 2022 khi Huanhe phát hành tác phẩm số “Mẫu hạm Sơn Đông” (một mẫu tàu sân bay do nước này thiết kế, nghiên cứu và chế tạo), số lượng tham gia rút thăm giành quyền đặt mua lên tới 150 nghìn người. Đến tháng 7, khi chuỗi tác phẩm số “Trung Quốc Ấn Ký” của họa sĩ Lương Thế Ninh ra mắt, số người tham gia chỉ vỏn vẹn 28 nghìn người.
Tác phẩm số “Mẫu hạm Sơn Đông” trên nền tảng Huanhe
Nhiều tác phẩm số khác trên Huanhe cũng rơi vào tình trạng ế hàng. Người dùng không có thị trường thứ cấp để khai thác nên cũng không buồn mua, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Huanhe đóng cửa.
“Làm giàu qua đêm” trên thị trường thứ cấp
Việc mua bán tác phẩm sưu tầm số trên thị trường thứ cấp vẫn thuộc “vùng xám”tại Trung Quốc. Nên các nền tảng lớn đều không triển khai mà chỉ kiếm tiền thông qua việc phát hành tác phẩm. Các công ty nhỏ hơn thì vẫn mở. iBox của công ty Lianhe được coi là nền tảng thứ cấp tiên phong.
Tuy iBox cho biết là “không ủng hộ đầu cơ NFT”, nhưng người dùng chỉ cần liên kết tài khoản với số điện thoại xong là có thể tự do mua bán. Sau khi nền tảng phát hành một sản phẩm, người dùng có thể mua rồi bán lại theo giá thị trường, đồng thời trả 4.5% phí giao dịch cho iBox.
Tập “Ngọc hoàng Đại đế” trong bộ phim hoạt hình kinh điển “Đại náo Thiên Cung” phiên bản thập niên 60 được ra mắt với giá 99 NDT, nhưng trên thị trường thứ cấp giá đã lên tới vài chục nghìn NDT. Nói cách khác, các nền tảng này chỉ cần thu phí giao dịch là cũng đủ sống.
Tác phẩm số “Ngọc hoàng Đại đế” được rao bán với giá 48.500 NDT
Nhưng không phải người dùng nào cũng có cơ hội mua bán “hời” như thế. Báo Sina Finance trích dẫn, ngày 14 tháng 8 năm 2022, một sinh viên năm thứ ba có tài khoản trên iBox bỏ 8.088 NDT mua một tác phẩm sưu tầm số. Đến ngày 25 tháng 8, anh ta chỉ còn bán được với giá 1.378 NDT, lỗ tới tận 6.710 NDT.
Đại đa số người tham gia đều mang tâm lý muốn “đánh nhanh thắng nhanh”. Khi nhiều người đổ xô vào thì giá sẽ tăng vọt. Khi vãn đi, giá bắt đầu nằm ngang, từ đó trở đi thì chỉ có tuột dốc vì rất nhiều người hốt hoảng bán tống bán tháo. Theo điều tra của Iimedia, trong năm 2021 tại Trung Quốc, 53,3% lượng người quan tâm tới tác phẩm sưu tầm số là giới trẻ. Thậm chí có cả học sinh, sinh viên cũng nhảy vào, dùng tiền đóng học phí để tham gia cuộc chơi.
Các hành vi đầu cơ NFT trên các nền tảng thứ cấp ngày càng nhiều, gây chú ý cho cơ quan chức năng nước này đến nỗi có nền tảng phải đóng cửa chỉ sau một tháng xuất hiện. Vào tháng 6 năm nay, ứng dụng WeChat mới bổ sung các điều khoản liên quan đến giao dịch NFT, nêu rõ rằng kinh doanh tiền ảo hoặc tài sản sưu tầm số là hoạt động bất hợp pháp, đồng thời cấm tất cả các giao dịch mua bán thứ cấp có liên quan.
Tất cả các động thái này khiến cơn sốt mua bán tài sản sưu tầm NFT ngày càng hạ nhiệt.
Cơn hạ nhiệt khiến nhiều người “bình tĩnh” hơn
Tác phẩm “Rồng” trong bộ sưu tập số“Cung đình thụy thú” do nền tảng Aintchain phát hành
Tờ “Nhật báo Nhân dân” (Trung Quốc) nhận xét rằng: “Hiện tại, bản chất pháp lý, phương thức giao dịch, đối tượng giám sát và phương thức giám sát với NFT vẫn chưa rõ ràng. NFT tiềm tàng nhiều rủi ro từ việc đầu cơ, rửa tiền; cần có thái độ thận trọng đối với đầu tư NFT.”
Các cơ quan hữu quan Trung Quốc cũng đã bắt đầu chú ý đến việc giám sát thị trường NFT và liên tiếp ban hành các quy định điều chỉnh sự phát triển của hình thức này. Vào tháng 4 năm 2022, Hiệp hội Tài chính Mạng Trung Quốc, Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc và Hiệp hội Chứng khoán Trung Quốc đã ban hành "Đề xuất về việc ngăn ngừa rủi ro tài chính liên quan đến NFT", trong đó đưa racác quy tắc như không được phép đưa chứng khoán, bảo hiểm, tài sản tài chính như tín dụng và kim loại quý vào giao dịch dưới dạng NFT.Tuy nhiên, hầu hết các văn bản này vẫn ở mức độ hướng dẫn và vận động, chứ chưa có các quy định pháp luật cụ thể.
Các nền tảng lớn như Huanhe đã lục đục rút lui, giá của các bộ sưu tập trong tay người dùng bắt đầu giảm, cơn sốt đang hạ nhiệt và khi bong bóng bắt đầu vỡ, có thể đó là thời điểm tái thiết lập trật tự thị trường. Tài sản sưu tầm số vẫn là một hình thức mới mẻ, sẽ còn nhiều khả năng phát triển. Nhưng lần hạ nhiệt này hẳn sẽ khiến nhiều người trở nên bình tĩnh hơn trước viễn cảnh tương lai.
Bộ sưu tập NFT Bored Ape Yatch Club đã thổi bùng một cơn sốt công nghệ mới ở Trung Quốc, khi giới trẻ sẵn sàng bỏ vài trăm nghìn Nhân Dân Tệ (NDT) chỉ để mua lấy một bức hình. Điều đó bỗng trở thành cơ hội đầu tư hấp dẫn, khiến các nền tảng giao dịch tài sản sưu tầm số tại quốc gia này mọc lên như nấm sau mưa.
Bộ sưu tập NFT Bored Ape Yatch Club phát hành bởi Yuga Labs
NFT, viết tắt của cụm từ “Non-Fungible Token”, tức “tài sản không thể thay thế”, là một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số blockchain. NFT được ứng dụng phổ biến trong các loại nội dung số như âm nhạc, tranh ảnh, vân vân. Với NFT, mỗi tài sản sẽ có chữ ký số riêng biệt nên nó mang tính độc nhất. Hay nói, tài sản đó có “chứng minh thư” riêng để người dùng có thể phát hành, mua bán, sưu tầm và sử dụng.
Tại Việt Nam, các tài sản NFT chưa được thừa nhận về mặt pháp lý và bởi vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với các nhà đầu tư.
NFT đang nóng, vì sao lại phải đóng cửa?
Tài sản sưu tầm số, ngoài mục đích “sưu tầm”, cũng thu hút những người không thực sự đam mê nghệ thuật hay ủng hộ công nghệ mới nổi này, mà chỉ coi đó như một khoản đầu tư với mơ ước “giàu xổi qua đêm”. Do nhu cầu của thị trường, bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành NFT.
Ở Trung Quốc, các nền tảng giao dịch được ưa thích nhất là Jingtan và Huanhe vì được “chống lưng” bởi hai “ông lớn” công nghệ là Alibaba và Tencent. Theo thống kê của nền tảng thông tin blockchain Lianxin, đến tháng 4 năm 2022, doanh thu tháng của Huanhe đã tăng mạnh, đạt gần 20 triệu NDT. Thời điểm đó, bất cứ tác phẩm nào Huanhe tung ra cũng đều hết sạch trong nháy mắt. Ví dụ như đĩa than NFT “Mười Ba Lời Mời”, vốn là bản thu thanh của một chương trình trò chuyện, 300 bản phát hành lần đầu đã hết hàng trong vòng vài giây từ khi ra mắt.
Nhưng chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, vì Huanhe không mở thêm thị trường thứ cấp, người dùng không thể bán lại tác phẩm để kiếm tiền nên cũng thưa vãn dần.
Có thể lấy hai ví dụ để so sánh như sau: tháng 3 năm 2022 khi Huanhe phát hành tác phẩm số “Mẫu hạm Sơn Đông” (một mẫu tàu sân bay do nước này thiết kế, nghiên cứu và chế tạo), số lượng tham gia rút thăm giành quyền đặt mua lên tới 150 nghìn người. Đến tháng 7, khi chuỗi tác phẩm số “Trung Quốc Ấn Ký” của họa sĩ Lương Thế Ninh ra mắt, số người tham gia chỉ vỏn vẹn 28 nghìn người.
Tác phẩm số “Mẫu hạm Sơn Đông” trên nền tảng Huanhe
Nhiều tác phẩm số khác trên Huanhe cũng rơi vào tình trạng ế hàng. Người dùng không có thị trường thứ cấp để khai thác nên cũng không buồn mua, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Huanhe đóng cửa.
“Làm giàu qua đêm” trên thị trường thứ cấp
Việc mua bán tác phẩm sưu tầm số trên thị trường thứ cấp vẫn thuộc “vùng xám”tại Trung Quốc. Nên các nền tảng lớn đều không triển khai mà chỉ kiếm tiền thông qua việc phát hành tác phẩm. Các công ty nhỏ hơn thì vẫn mở. iBox của công ty Lianhe được coi là nền tảng thứ cấp tiên phong.
Tuy iBox cho biết là “không ủng hộ đầu cơ NFT”, nhưng người dùng chỉ cần liên kết tài khoản với số điện thoại xong là có thể tự do mua bán. Sau khi nền tảng phát hành một sản phẩm, người dùng có thể mua rồi bán lại theo giá thị trường, đồng thời trả 4.5% phí giao dịch cho iBox.
Tập “Ngọc hoàng Đại đế” trong bộ phim hoạt hình kinh điển “Đại náo Thiên Cung” phiên bản thập niên 60 được ra mắt với giá 99 NDT, nhưng trên thị trường thứ cấp giá đã lên tới vài chục nghìn NDT. Nói cách khác, các nền tảng này chỉ cần thu phí giao dịch là cũng đủ sống.
Tác phẩm số “Ngọc hoàng Đại đế” được rao bán với giá 48.500 NDT
Nhưng không phải người dùng nào cũng có cơ hội mua bán “hời” như thế. Báo Sina Finance trích dẫn, ngày 14 tháng 8 năm 2022, một sinh viên năm thứ ba có tài khoản trên iBox bỏ 8.088 NDT mua một tác phẩm sưu tầm số. Đến ngày 25 tháng 8, anh ta chỉ còn bán được với giá 1.378 NDT, lỗ tới tận 6.710 NDT.
Đại đa số người tham gia đều mang tâm lý muốn “đánh nhanh thắng nhanh”. Khi nhiều người đổ xô vào thì giá sẽ tăng vọt. Khi vãn đi, giá bắt đầu nằm ngang, từ đó trở đi thì chỉ có tuột dốc vì rất nhiều người hốt hoảng bán tống bán tháo. Theo điều tra của Iimedia, trong năm 2021 tại Trung Quốc, 53,3% lượng người quan tâm tới tác phẩm sưu tầm số là giới trẻ. Thậm chí có cả học sinh, sinh viên cũng nhảy vào, dùng tiền đóng học phí để tham gia cuộc chơi.
Các hành vi đầu cơ NFT trên các nền tảng thứ cấp ngày càng nhiều, gây chú ý cho cơ quan chức năng nước này đến nỗi có nền tảng phải đóng cửa chỉ sau một tháng xuất hiện. Vào tháng 6 năm nay, ứng dụng WeChat mới bổ sung các điều khoản liên quan đến giao dịch NFT, nêu rõ rằng kinh doanh tiền ảo hoặc tài sản sưu tầm số là hoạt động bất hợp pháp, đồng thời cấm tất cả các giao dịch mua bán thứ cấp có liên quan.
Tất cả các động thái này khiến cơn sốt mua bán tài sản sưu tầm NFT ngày càng hạ nhiệt.
Cơn hạ nhiệt khiến nhiều người “bình tĩnh” hơn
Tác phẩm “Rồng” trong bộ sưu tập số“Cung đình thụy thú” do nền tảng Aintchain phát hành
Tờ “Nhật báo Nhân dân” (Trung Quốc) nhận xét rằng: “Hiện tại, bản chất pháp lý, phương thức giao dịch, đối tượng giám sát và phương thức giám sát với NFT vẫn chưa rõ ràng. NFT tiềm tàng nhiều rủi ro từ việc đầu cơ, rửa tiền; cần có thái độ thận trọng đối với đầu tư NFT.”
Các cơ quan hữu quan Trung Quốc cũng đã bắt đầu chú ý đến việc giám sát thị trường NFT và liên tiếp ban hành các quy định điều chỉnh sự phát triển của hình thức này. Vào tháng 4 năm 2022, Hiệp hội Tài chính Mạng Trung Quốc, Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc và Hiệp hội Chứng khoán Trung Quốc đã ban hành "Đề xuất về việc ngăn ngừa rủi ro tài chính liên quan đến NFT", trong đó đưa racác quy tắc như không được phép đưa chứng khoán, bảo hiểm, tài sản tài chính như tín dụng và kim loại quý vào giao dịch dưới dạng NFT.Tuy nhiên, hầu hết các văn bản này vẫn ở mức độ hướng dẫn và vận động, chứ chưa có các quy định pháp luật cụ thể.
Các nền tảng lớn như Huanhe đã lục đục rút lui, giá của các bộ sưu tập trong tay người dùng bắt đầu giảm, cơn sốt đang hạ nhiệt và khi bong bóng bắt đầu vỡ, có thể đó là thời điểm tái thiết lập trật tự thị trường. Tài sản sưu tầm số vẫn là một hình thức mới mẻ, sẽ còn nhiều khả năng phát triển. Nhưng lần hạ nhiệt này hẳn sẽ khiến nhiều người trở nên bình tĩnh hơn trước viễn cảnh tương lai.
Theo Genk