Đập tan kỷ lục truyền dữ liệu không dây

ngoctm

Member
extremetech-rohm-wireless-chip-348x196.jpg

Các nhà nghiên cứu ở Viện Công nghệ Tokyo đã phát triển một hệ thống truyền dẫn không dây mới làm việc trên tất cả các phổ tần số quy định hiện nay. Hệ thống mới làm việc ở dải tần 300 GHz đến 3 THz (terahertz hay T-ray), nó là các tần số bức xạ hồng ngoại xa - Far Infrared (FIR) của phổ hồng ngoại. Phổ này hoàn toàn không được quy định tại bất cứ quốc gia hoặc tổ chức tiêu chuẩn nào trên thế giới, làm chín muồi cho việc phát triển các công nghệ mới. Cho đến nay các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã truyền được dữ liệu ở tốc độ 3Gbps, nhưng tốc độ lý thuyết có thể lên đến 100 Gbps là điều khả thi.
Nguồn bài báo: Direct intensity modulation and wireless data transmission characteristics of terahertz-oscillating resonant tunnelling diodes
Spectre_Terahertz.svg

Hệ thống truyền dẫn không dây "T-ray" mới tương tự WiGig, mà thiết bị này cần đường ngắm và có thể truyền lượng lớn dữ liệu. Tuy nhiên, WiGig chỉ chạy ở bằng tần 60GHz, nghĩa là nó có thể làm việc thực sự với khoảng cách lớn hơn vài mét mà không tăng công suất đáng kể. Hệ thống T-ray này sẽ hạn chế 1-3 mét mà không tăng công suất. Khi tăng công suất, nó có thể đạt hoặc trội hơn phạm vi của WiGig.

Cái gì đã làm nghiên cứu này khả thi? Đó là việc phát triển một bộ thu các tần số FIR mà chỉ nhỏ như đông 1 Yên và khá rẻ cho sản xuất hàng loạt. Trái tim của thiết bị 1 mm^2 này được biết là một điốt đường hầm cộng hưởng - resonant tunnelling diode (RTD). Đặc tính kỳ lạ của điốt này là đôi khi điện thế đi qua nó có thể giảm khi dòng điện tăng.

terahertz-wireless-chip.jpg

Trong tháng 11 năm ngoái, một công ty nghiên cứu và sản xuất bán dẫn tên là Rohm cũng thông báo đã sẵn sàng cho sản xuất thương mại thiết bị này trong 3 hoặc 4 năm tới.

T-ray sẽ được dùng cho hệ thống máy chủ (Server farm/Server cluster) trước khi làm bất cứ điều gì khác nữa, bởi vì hiệu suất cao và độ trễ thấp của nó (do ít nhiễu (giao thoa) điện từ trường ở các tần số FIR) sẽ là lợi ích cho ai muốn giảm sự phức tạp về dây rợ kết nối rất nhiều máy chủ với nhau. T-ray cũng được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật y học và an ninh hình ảnh, bởi vì chúng có thể xuyên qua vài milimet của da người.

Mmw_large-348x196.jpg

Nguồn BBC, Extremetech.
 

vucovu

New Member
Ðề: Đập tan kỷ lục truyền dữ liệu không dây

Cảm ơn bác nhưng còn lờ mờ quá, bác cố gắng thêm tí nữa cho ace được thông. Thanks.
 

bebinhtien

New Member
Ðề: Đập tan kỷ lục truyền dữ liệu không dây

chịu khó đọc từ từ và từ từ đọc thêm nữa, chắc chắn sẽ hiểu thôi ... công nghệ là vậy đó :D
 

son_omegamart1

New Member
Ðề: Đập tan kỷ lục truyền dữ liệu không dây

Truyền dữ liệu không dây mà tốc độ như vậy quả thật quá khủng nhỉ :)
 

ruada04

New Member
Ðề: Đập tan kỷ lục truyền dữ liệu không dây

hàng khủng rồi, cái này mà áp dụng được ở Việt Nam sớm thì ngon
 

chuot

New Member
Ðề: Đập tan kỷ lục truyền dữ liệu không dây

Biết đến khi nào thì đến VN ?
 
Bên trên