torune
Film critic
Hơi tiếc khi một lần nữa X-Men lại kết thúc và ‘tái sử dụng’ câu chuyện về Phượng Hoàng…
Tớ là một người rất thích phim X-Men. Tớ theo dõi phim này kể từ năm 2000 và có thể nói là một người ‘ngấu nghiến’ tất cả phim điện ảnh liên quan đến dị nhân. Trong suốt quá trình theo dõi, phim X-Men là khó đoán nhất. Có những phim rất hay (First Class, X-Men đầu tiên, Days of Future Past…) nhưng có những phim rất ngớ ngấn (The Last Stand, The Wolverine…). Về, X-Men: Dark Phoenix, tâm hồn fanboy của mình xếp phim vào nhóm 1 nhưng lý trí của mình sẽ xếp phim vào nhóm 2.
X-Men: Dark Phoenix là sự lười biếng của nhà làm phim. Rõ ràng, xây dựng được một cái timeline mới rất đẹp từ First Class nhưng lại muốn ‘tém’ lại cho thiệt nhanh. Do đó, anh bèn tìm đến Dark Phoenix; như cách mà anh đã làm với The Last Stand; muốn cái gì hết thì cứ nhờ Phượng Hoàng hủy diệt tất cả. Ngay cả tiểu đoạn ‘đánh cờ’ ở cuối phim cũng đã có trong The Last Stand rồi.
Nghe nói, Dark Phoenix đã quay lại trường đoạn ẩu đả trên tàu hỏa. Một quyết định không thể sáng suốt hơn và là điểm nhấn cho toàn bộ Dark Phoenix. Thật sự, xem các siêu anh hùng MCU đánh đấm cũng không đã bằng các dị nhân thi triển siêu năng lực của họ một cách… rất sáng tạo, có thể là cứu bản thân, có thể là hạ gục đối thủ trong đường tơ kẽ tóc. Rồi đến những thước phim slow motion. Nói về đánh đấm, quả thực MCU không có cửa so với X-Men.
Dark Phoenix là một câu chuyện buồn. Đáng tiếc, nhà làm phim vì quá muốn quan trọng hóa Jean Grey nên vô tình chìm vào câu chuyện buồn của cổ. Nhưng mà, dường như không có một lựa chọn nào khác, đã xoay quanh Jean Grey (như The Last Stand), xác định là ‘lậm’ vô bi kịch cho tới hết phim. Rất may, Dark Phoenix không cố nhồi cho Jean Grey lý tưởng anh hùng (kiểu như hy sinh để cứu rỗi thế giới hay trở thành một Captain Marvel thứ hai). Thay vào đó, nền móng cho những quyết định của Dark Phoenix rất đơn giản. Đó là sự thấu hiểu, khao khát là người bảo vệ cho những ai cô yêu thương, một biểu hiện âm thầm của nữ tính.
Dark Phoenix rơi vào một lỗi rất thường thấy trong X-Men. Khi có quá nhiều dị nhân, nhà làm phim không biết cách tận dụng hết, hoặc không đủ ngân sách để thực hiện, nên đã cho một vài gương mặt yêu dấu của khán giả lùi về hậu phương. Tiếc thay, lời vĩnh biệt với những gương mặt yêu quý làm quá vội vàng, không xứng đáng với những ảnh hưởng mà những dị nhân này (cô bé da xanh và anh chàng tóc bạc) đã để lại ở những phần phim trước.
Cái kết của Dark Phoenix khá hỗn độn. Nó cho cảm giác mất nhiều hơn là được. Nếu chỉ xem X-Men để thỏa mãn những cảnh quay hành động, thì ổn. Nhưng muốn khai thác những hình ảnh biểu tượng, những mối quan hệ chưa được giải quyết, mâu thuẫn trong lòng các X-Men… thì, Dark Phoenix chẳng có gì hơn ngoài câu chuyện buồn (bị nhai lại) của cô Jean Grey.
Tớ là một người rất thích phim X-Men. Tớ theo dõi phim này kể từ năm 2000 và có thể nói là một người ‘ngấu nghiến’ tất cả phim điện ảnh liên quan đến dị nhân. Trong suốt quá trình theo dõi, phim X-Men là khó đoán nhất. Có những phim rất hay (First Class, X-Men đầu tiên, Days of Future Past…) nhưng có những phim rất ngớ ngấn (The Last Stand, The Wolverine…). Về, X-Men: Dark Phoenix, tâm hồn fanboy của mình xếp phim vào nhóm 1 nhưng lý trí của mình sẽ xếp phim vào nhóm 2.
X-Men: Dark Phoenix là sự lười biếng của nhà làm phim. Rõ ràng, xây dựng được một cái timeline mới rất đẹp từ First Class nhưng lại muốn ‘tém’ lại cho thiệt nhanh. Do đó, anh bèn tìm đến Dark Phoenix; như cách mà anh đã làm với The Last Stand; muốn cái gì hết thì cứ nhờ Phượng Hoàng hủy diệt tất cả. Ngay cả tiểu đoạn ‘đánh cờ’ ở cuối phim cũng đã có trong The Last Stand rồi.
Nghe nói, Dark Phoenix đã quay lại trường đoạn ẩu đả trên tàu hỏa. Một quyết định không thể sáng suốt hơn và là điểm nhấn cho toàn bộ Dark Phoenix. Thật sự, xem các siêu anh hùng MCU đánh đấm cũng không đã bằng các dị nhân thi triển siêu năng lực của họ một cách… rất sáng tạo, có thể là cứu bản thân, có thể là hạ gục đối thủ trong đường tơ kẽ tóc. Rồi đến những thước phim slow motion. Nói về đánh đấm, quả thực MCU không có cửa so với X-Men.
Dark Phoenix là một câu chuyện buồn. Đáng tiếc, nhà làm phim vì quá muốn quan trọng hóa Jean Grey nên vô tình chìm vào câu chuyện buồn của cổ. Nhưng mà, dường như không có một lựa chọn nào khác, đã xoay quanh Jean Grey (như The Last Stand), xác định là ‘lậm’ vô bi kịch cho tới hết phim. Rất may, Dark Phoenix không cố nhồi cho Jean Grey lý tưởng anh hùng (kiểu như hy sinh để cứu rỗi thế giới hay trở thành một Captain Marvel thứ hai). Thay vào đó, nền móng cho những quyết định của Dark Phoenix rất đơn giản. Đó là sự thấu hiểu, khao khát là người bảo vệ cho những ai cô yêu thương, một biểu hiện âm thầm của nữ tính.
Dark Phoenix rơi vào một lỗi rất thường thấy trong X-Men. Khi có quá nhiều dị nhân, nhà làm phim không biết cách tận dụng hết, hoặc không đủ ngân sách để thực hiện, nên đã cho một vài gương mặt yêu dấu của khán giả lùi về hậu phương. Tiếc thay, lời vĩnh biệt với những gương mặt yêu quý làm quá vội vàng, không xứng đáng với những ảnh hưởng mà những dị nhân này (cô bé da xanh và anh chàng tóc bạc) đã để lại ở những phần phim trước.
Cái kết của Dark Phoenix khá hỗn độn. Nó cho cảm giác mất nhiều hơn là được. Nếu chỉ xem X-Men để thỏa mãn những cảnh quay hành động, thì ổn. Nhưng muốn khai thác những hình ảnh biểu tượng, những mối quan hệ chưa được giải quyết, mâu thuẫn trong lòng các X-Men… thì, Dark Phoenix chẳng có gì hơn ngoài câu chuyện buồn (bị nhai lại) của cô Jean Grey.