Sau một khoảng thời gian xuất hiện tại Việt Nam, HD hiện nay đã không còn xa lạ với mọi người. Với các thương hiệu đã khẳng định được vị thế trên thị trường HD hiện nay như: Kaiboer, Eaget, Tvix, Hi Media, WD…(thứ tự sắp xếp ngẫu nhiên), ngày càng có nhiều thiết bị đầu HD xuất hiện trên thị trường để đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng. Từ hạng bình dân như: Kaiboer Hdmax, Eaget M880, Eaget M6.. Tới các mặt hàng tầm trung như Tvix N1, Himedia HD500B… cho tới những mặt hàng cao cấp: Tvix 6600N, Dune Prime… Với bạt ngàn sản phẩm như vậy chắc hẳn sẽ gây băn khoăn cho người sử dụng khi muốn chọn mua 1 thiết bị phát HD.
Nắm bắt được những băn khoăn đó của khách hàng HD360 sẽ đánh giá phân loại những dòng sản phẩm. Việc phân loại này ko theo tiêu chí các nhà sản xuất đầu HD, giá cả hay những tiện ích mà họ đem lại mà sẽ phân loại theo chip xử lý trung tâm của các dòng sản phẩm phổ biến hiện nay.
Đầu HD là một thiết bị điện tử thì chip xử lý trung tâm có thể coi như não bộ, là thành phần cốt lõi cấu thành thiết bị. Nó đảm nhận việc điều khiên, kiểm soát hoạt đông và xử lý tín hiệu vào ra của cả thiết bị. Việc đầu HD nhận tín hiệu điều khiển của người sử dụng rồi thực hiện các thao tác theo yêu cầu hay như việc đọc dữ liệu từ thiết bị nhớ,giải mã tín hiệu âm thanh, hình ảnh rồi đưa cúng ra các cổng giao tiếp tới các thiết bị phát. Tất cả đều do chip xử lý trung tâm đảm nhiệm. Với nhiệm vụ quan trọng như vậy thì các nhà sản xuất HDplayer đã trang bị như thế nào cho những bộ não đó.
Chủ yếu các đầu HD hiện nay được trang bị các dòng chip SoC (system on chip)của 2 hãng phát triển là Sigma vs Reatek. Trong đó, Reatek nổi bật với 2 dòng:
• RTD 1073 các sản phẩm: HDMax, M6, M880…
• RTD 1283 các sản phẩm: M890, HD Pro DMB, Tvix 6600N….
và đấu thủ Sigma với:
• SMP 8635: Kaiboer K200, Tvix M7000A…
• SMP 8642: Dune Prime 3.0, HDX BD-1….
Bên cạnh đó cũng có một số sản phẩm sử dụng những dòng chip khác như K800 chip SMP 8643, Power Zest chip SMP 8655 nhưng không thực sự phổ biến nên HD360 sẽ ít đề cập tới.
Sigma là nhà cung cấp hàng đầu về SoC phục vụ hiệu quả cho việc giải trí, xem phim chất lượng cao bằng các thiết bị phát BluRay hay Hdplayer tại gia. Với khả năng giải mã hình ảnh và âm thanh hiệu quả một cách mạnh mẽ. Các dòng chíp của Sigma từ 863x, 864x tới những dòng chip cao cấp nhất hiện nay 865x chủ yếu dựa trên nền tảng MIPS điều này tạo nhiều thuận lợi cho nhà sản xuất phát triển nhờ vào những ưu điểm của MIPS:
• Khả năng trình chiếu tối ưu với mức tiêu thụ điện thấp.
• Kiến trúc 32bit và 64bit hỗ trợ mã nguồn mở tạo tính linh hoạt tối đa trong việc phát triển.
• Cấu hình phần cứng dễ dàng, nhanh chóng, độ bảo mật cao đáng tin cậy, được hỗ trợ bởi hàng trăm các công cụ và các hệ điều hành phổ biến nhất như: Linux, VxWorks, Windows CE, Nucleus và ThreadX.
• Công nghệ debug tiên tiến.
Chip Sigma 8635 được trang bị cho các sản phẩm như K200, Tvix M7000A hay như đầu Blu Ray LX70, LX71… là những dòng sản phẩm phổ biến trên thị trường. Được xây dựng dựa trên nền tảng kiến trúc MIPS 4KEc, tốc độ 300MHz, bộ nhớ DDR1 64bit 512 MB, NOR Flash 16bit 256MB. Với nền tảng phần cứng như vậy 8635 hỗ trợ hầu hết các định dạng hình ảnh cũng như âm thanh chất lượng cao bên cạnh đó 8635 cũng đã hỗ trợ xử lý tối ưu hóa hình ảnh và tinh chỉnh những tùy chọn cá nhân về độ sáng, màu sắc, độ tương phản…..
Tiếp nối những ưu điểm của 863x, Sigma cải tiến và cho ra đời dòng chip 864x với điển hình là dòng 8642 và 8643
trang bị cho các đầu tầm trung và cao cấp: Dune Base, Dune Prime… được nâng cấp lên 800MHz MIPS 74K CPU, RAM DDRII 64-bit 1GB, bộ nhớ NAND flash 8-bit 4GB SLC. Các dòng chip 864x thực sự có một sức mạnh xử lý vượt trội so với dòng 863x, tốc độ khởi động và xử lý được cải thiện đáng kể một điều mà nhiều khách hàng phàn nàn khi sử dụng các dòng chip 863x. Bên cạnh đó cải thiện hình ảnh ngày càng trở nên trung thực hơn là điều đương nhiên có ở những dòng chip cao cấp này.
Ngoài ra, dòng chip mới của sigma 865x tuy mới xuất hiện và chưa thực sự phổ biến trong các dòng sản phẩm đầu thu HD nhưng cũng gây được sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng do khả năng xử lý mạnh mẽ không thua kém gì một chip của máy tính để bàn ví như: power zest HD500.
Điểm nổi trội của các dòng chip Sigma là khả năng xử lý mạnh mẽ, hình ảnh trung thực, nhìn có chiều sâu và trong hình hỗ nhiều định dạng hình ảnh phổ biến H264, VC -1, -2 MPEG, DivX và MPEG -1, chỉ có RMVB một chuẩn HD tại Trung Quốc là ko được Sigma hỗ trợ .Âm thanh tất cả các dòng chip Sigma đều hỗ trợ tối đa giải mã âm thanh 7.1 DTS-MA, Dolby True HD. Các chuẩn kết nối USB, Ethernet và kết nối SATA có sẵn trong tất cả ba SOCs, với 864x cũng hỗ trợ SDIO.
Việc phát triển phần mềm tích hợp linh hoạt nhờ nhiều công cụ hỗ trợ cùng với mã nguồn mở, bên cạnh đó là khả năng bảo mật cao tránh được việc can thiệp vào hệ thống của hãng phát hành. Điều này đối với những ai thích mầy mò công nghệ thì có vẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn phát triển một firmware cho riêng mình. Chính vì thế mà cũng có ít firmware cho những đầu HD sử dụng chip Sigma. Đặc biệt với những những đầu HD sử dụng chip 863x thì tốc độ xử lý chậm, thời gian khởi động, cũng như nhận lệnh điều khiển chậm. Rất may vấn đề về thời gian này đã được cải thiện trong các dòng từ 864x trở đi. Đi cùng với đó là giá thành cao là một nhược điểm của Sigma.
Realtek tham gia vào vào thị trường dòng chip cho các thiết bị trình chiếu HD tại gia muộn hơn so với Sigma nhưng thực sự đây là một đối thủ đáng gờm. Nhắm vào chính những nhược điểm của Sigma, Realtek với việc tung ra không nhiều những dòng sản phẩm nhưng với giá thành rẻ cộng với tích hợp nhiều tính năng tạo nên tính cạnh tranh cao. Các dòng chip của Realtek phổ biến nhất hiện nay là RTD 1073 và RTD 1283.
RTD1073 có thể nói đây là chip phổ biến nhất hiện nay, được trang bị cho phần lớn các dòng Hdplayer trên thị trường, có thể kể ra các sản phẩm : HD max, HD pro S, Eaget M6, M880, Dnet R7300… điểm đầu tiên có thể nói về RTD1073 đó là giá thành rẻ mang tính cạnh tranh cao. Cũng giống Sigma, RTD 1073 cũng là 1 chip SoC, sử dụng nền tảng kiến trúc MIPS32 400MHz 128 DDR2 SDRAM trên phần cứng là mạch tích hợp LQFP (Low Profile Quad Flat Pack)256-pin hỗ trợ giải mã nhiều định dạng Video trong đó có cả RMVB.
Bên cạnh đó một yếu tố giúp Realtek cạnh tranh đó là hỗ trợ cả kết nối e-SATA điển hình như dòng đầu EAGET R2A.
Chưa dừng lại ở những tính năng đó, Realtek còn cho ra đời dòng chip RTD 1283 với việc tích hợp thêm tính năng ghi hình. Đây là một trong số ít những chip có khả năng thực hiện được việc ghi hình. Là phiên bản ép xung của RTD1073 với 256 MB DDR2-SDRAM nhưng 1283 sử dụng phần cứng là mạch tích hợp PBGA. PBGA (Plastic Ball Grid Array) với ưu điểm tạo được các mạch tích hợp có mật độ cao
RTD 1283 có số lượng chân chip lên tới 416 chân, tăng khả năng giao tiếp trao đổi dữ liệu của chip với bo mạch. Dễ hiểu khi 1283 có tốc độ xử lý cao hơn hẳn 1073.
điều đáng nói là 1283 có khả năng ghi hình, đây là tính năng mới mà ngay cả những dòng mới của sigma cũng không có. Điểm mạnh nữa của Reatek là cả RTD 1073 và RTD 1283 đều hỗ trợ download Bittorrents, giúp cho khán giả dễ dàng download và chia sẻ những bộ phim trong cộng đồng torrent nói chung và cộng đồng sử dụng những sản phẩm HD dùng công nghệ Realtek. Việc phát triển phần mềm trên cơ sở Realtek cũng dễ dàng hơn nhiều đối với cả nhà sản xuất lẫn người sử dụng. Người sử dụng với am hiểu sâu về hệ thống hoàn toàn có thể tự mầy mò nghiên cứu để phát triển firmware riêng cho chính mình. Do đó, trên thị trường xuất hiện rất nhiều phiên bản firm của cùng 1 dòng sản phẩm của Realtek, lấy ví dụ Hdmax hay M880.
Với nhiều tính năng hơn trong khi đó giá thành thấp, điều đó ảnh hưởng tới khả năng trình chiếu của RTD 1073. Được đánh giá tương đương với dòng SMP 863x, tuy tốc độ của RTD 1073 có phần vượt trội hơn nhưng khả năng xử lý hình ảnh và âm thanh thì không bằng. Với những khán giả tinh tế có thể cảm nhận thấy hình ảnh của Reatek cho màu sắc ko sâu bằng Sigma. Âm thanh thì các dòng Reatek tuy có hỗ trợ âm thanh surround nhưng cũng chỉ hỗ trợ giải mã được tới âm thanh DTS 5.1, với âm thanh True HD thì H1073 chỉ có thể cho ra Stereo.
Như vậy tổng kết lại, nếu bạn không quá cầu kỳ, kinh tế vẫn còn hạn chế và muốn sử dụng nhiều tính năng như ghi hình, download thì những sản phẩm đầu HD sử dụng chip Realtek là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu của bạn. Còn nếu như bạn muốn có một hệ thống hoàn hảo, đạt tiêu chuẩn về chất lượng âm thanh cũng như hình ảnh thì những dòng sản phẩm trung và cao cấp sử dụng chip Sigma là nên chọn nếu như ví tiền của bạn rủng rỉnh.
Trên đây là những tổng hợp phân loại của HD360 về những sản phẩm HDplayer theo những dòng chip phổ biến hiện nay. Mọi người hãy cùng đọc và đóng góp ý kiến cùng nhau tham khảo.
Nắm bắt được những băn khoăn đó của khách hàng HD360 sẽ đánh giá phân loại những dòng sản phẩm. Việc phân loại này ko theo tiêu chí các nhà sản xuất đầu HD, giá cả hay những tiện ích mà họ đem lại mà sẽ phân loại theo chip xử lý trung tâm của các dòng sản phẩm phổ biến hiện nay.
Đầu HD là một thiết bị điện tử thì chip xử lý trung tâm có thể coi như não bộ, là thành phần cốt lõi cấu thành thiết bị. Nó đảm nhận việc điều khiên, kiểm soát hoạt đông và xử lý tín hiệu vào ra của cả thiết bị. Việc đầu HD nhận tín hiệu điều khiển của người sử dụng rồi thực hiện các thao tác theo yêu cầu hay như việc đọc dữ liệu từ thiết bị nhớ,giải mã tín hiệu âm thanh, hình ảnh rồi đưa cúng ra các cổng giao tiếp tới các thiết bị phát. Tất cả đều do chip xử lý trung tâm đảm nhiệm. Với nhiệm vụ quan trọng như vậy thì các nhà sản xuất HDplayer đã trang bị như thế nào cho những bộ não đó.
Chủ yếu các đầu HD hiện nay được trang bị các dòng chip SoC (system on chip)của 2 hãng phát triển là Sigma vs Reatek. Trong đó, Reatek nổi bật với 2 dòng:
• RTD 1073 các sản phẩm: HDMax, M6, M880…
• RTD 1283 các sản phẩm: M890, HD Pro DMB, Tvix 6600N….
và đấu thủ Sigma với:
• SMP 8635: Kaiboer K200, Tvix M7000A…
• SMP 8642: Dune Prime 3.0, HDX BD-1….
Bên cạnh đó cũng có một số sản phẩm sử dụng những dòng chip khác như K800 chip SMP 8643, Power Zest chip SMP 8655 nhưng không thực sự phổ biến nên HD360 sẽ ít đề cập tới.
• Khả năng trình chiếu tối ưu với mức tiêu thụ điện thấp.
• Kiến trúc 32bit và 64bit hỗ trợ mã nguồn mở tạo tính linh hoạt tối đa trong việc phát triển.
• Cấu hình phần cứng dễ dàng, nhanh chóng, độ bảo mật cao đáng tin cậy, được hỗ trợ bởi hàng trăm các công cụ và các hệ điều hành phổ biến nhất như: Linux, VxWorks, Windows CE, Nucleus và ThreadX.
• Công nghệ debug tiên tiến.
Chip Sigma 8635 được trang bị cho các sản phẩm như K200, Tvix M7000A hay như đầu Blu Ray LX70, LX71… là những dòng sản phẩm phổ biến trên thị trường. Được xây dựng dựa trên nền tảng kiến trúc MIPS 4KEc, tốc độ 300MHz, bộ nhớ DDR1 64bit 512 MB, NOR Flash 16bit 256MB. Với nền tảng phần cứng như vậy 8635 hỗ trợ hầu hết các định dạng hình ảnh cũng như âm thanh chất lượng cao bên cạnh đó 8635 cũng đã hỗ trợ xử lý tối ưu hóa hình ảnh và tinh chỉnh những tùy chọn cá nhân về độ sáng, màu sắc, độ tương phản…..
Tiếp nối những ưu điểm của 863x, Sigma cải tiến và cho ra đời dòng chip 864x với điển hình là dòng 8642 và 8643
trang bị cho các đầu tầm trung và cao cấp: Dune Base, Dune Prime… được nâng cấp lên 800MHz MIPS 74K CPU, RAM DDRII 64-bit 1GB, bộ nhớ NAND flash 8-bit 4GB SLC. Các dòng chip 864x thực sự có một sức mạnh xử lý vượt trội so với dòng 863x, tốc độ khởi động và xử lý được cải thiện đáng kể một điều mà nhiều khách hàng phàn nàn khi sử dụng các dòng chip 863x. Bên cạnh đó cải thiện hình ảnh ngày càng trở nên trung thực hơn là điều đương nhiên có ở những dòng chip cao cấp này.
Ngoài ra, dòng chip mới của sigma 865x tuy mới xuất hiện và chưa thực sự phổ biến trong các dòng sản phẩm đầu thu HD nhưng cũng gây được sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng do khả năng xử lý mạnh mẽ không thua kém gì một chip của máy tính để bàn ví như: power zest HD500.
Điểm nổi trội của các dòng chip Sigma là khả năng xử lý mạnh mẽ, hình ảnh trung thực, nhìn có chiều sâu và trong hình hỗ nhiều định dạng hình ảnh phổ biến H264, VC -1, -2 MPEG, DivX và MPEG -1, chỉ có RMVB một chuẩn HD tại Trung Quốc là ko được Sigma hỗ trợ .Âm thanh tất cả các dòng chip Sigma đều hỗ trợ tối đa giải mã âm thanh 7.1 DTS-MA, Dolby True HD. Các chuẩn kết nối USB, Ethernet và kết nối SATA có sẵn trong tất cả ba SOCs, với 864x cũng hỗ trợ SDIO.
Việc phát triển phần mềm tích hợp linh hoạt nhờ nhiều công cụ hỗ trợ cùng với mã nguồn mở, bên cạnh đó là khả năng bảo mật cao tránh được việc can thiệp vào hệ thống của hãng phát hành. Điều này đối với những ai thích mầy mò công nghệ thì có vẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn phát triển một firmware cho riêng mình. Chính vì thế mà cũng có ít firmware cho những đầu HD sử dụng chip Sigma. Đặc biệt với những những đầu HD sử dụng chip 863x thì tốc độ xử lý chậm, thời gian khởi động, cũng như nhận lệnh điều khiển chậm. Rất may vấn đề về thời gian này đã được cải thiện trong các dòng từ 864x trở đi. Đi cùng với đó là giá thành cao là một nhược điểm của Sigma.
RTD1073 có thể nói đây là chip phổ biến nhất hiện nay, được trang bị cho phần lớn các dòng Hdplayer trên thị trường, có thể kể ra các sản phẩm : HD max, HD pro S, Eaget M6, M880, Dnet R7300… điểm đầu tiên có thể nói về RTD1073 đó là giá thành rẻ mang tính cạnh tranh cao. Cũng giống Sigma, RTD 1073 cũng là 1 chip SoC, sử dụng nền tảng kiến trúc MIPS32 400MHz 128 DDR2 SDRAM trên phần cứng là mạch tích hợp LQFP (Low Profile Quad Flat Pack)256-pin hỗ trợ giải mã nhiều định dạng Video trong đó có cả RMVB.
Bên cạnh đó một yếu tố giúp Realtek cạnh tranh đó là hỗ trợ cả kết nối e-SATA điển hình như dòng đầu EAGET R2A.
Chưa dừng lại ở những tính năng đó, Realtek còn cho ra đời dòng chip RTD 1283 với việc tích hợp thêm tính năng ghi hình. Đây là một trong số ít những chip có khả năng thực hiện được việc ghi hình. Là phiên bản ép xung của RTD1073 với 256 MB DDR2-SDRAM nhưng 1283 sử dụng phần cứng là mạch tích hợp PBGA. PBGA (Plastic Ball Grid Array) với ưu điểm tạo được các mạch tích hợp có mật độ cao
RTD 1283 có số lượng chân chip lên tới 416 chân, tăng khả năng giao tiếp trao đổi dữ liệu của chip với bo mạch. Dễ hiểu khi 1283 có tốc độ xử lý cao hơn hẳn 1073.
điều đáng nói là 1283 có khả năng ghi hình, đây là tính năng mới mà ngay cả những dòng mới của sigma cũng không có. Điểm mạnh nữa của Reatek là cả RTD 1073 và RTD 1283 đều hỗ trợ download Bittorrents, giúp cho khán giả dễ dàng download và chia sẻ những bộ phim trong cộng đồng torrent nói chung và cộng đồng sử dụng những sản phẩm HD dùng công nghệ Realtek. Việc phát triển phần mềm trên cơ sở Realtek cũng dễ dàng hơn nhiều đối với cả nhà sản xuất lẫn người sử dụng. Người sử dụng với am hiểu sâu về hệ thống hoàn toàn có thể tự mầy mò nghiên cứu để phát triển firmware riêng cho chính mình. Do đó, trên thị trường xuất hiện rất nhiều phiên bản firm của cùng 1 dòng sản phẩm của Realtek, lấy ví dụ Hdmax hay M880.
Với nhiều tính năng hơn trong khi đó giá thành thấp, điều đó ảnh hưởng tới khả năng trình chiếu của RTD 1073. Được đánh giá tương đương với dòng SMP 863x, tuy tốc độ của RTD 1073 có phần vượt trội hơn nhưng khả năng xử lý hình ảnh và âm thanh thì không bằng. Với những khán giả tinh tế có thể cảm nhận thấy hình ảnh của Reatek cho màu sắc ko sâu bằng Sigma. Âm thanh thì các dòng Reatek tuy có hỗ trợ âm thanh surround nhưng cũng chỉ hỗ trợ giải mã được tới âm thanh DTS 5.1, với âm thanh True HD thì H1073 chỉ có thể cho ra Stereo.
Như vậy tổng kết lại, nếu bạn không quá cầu kỳ, kinh tế vẫn còn hạn chế và muốn sử dụng nhiều tính năng như ghi hình, download thì những sản phẩm đầu HD sử dụng chip Realtek là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu của bạn. Còn nếu như bạn muốn có một hệ thống hoàn hảo, đạt tiêu chuẩn về chất lượng âm thanh cũng như hình ảnh thì những dòng sản phẩm trung và cao cấp sử dụng chip Sigma là nên chọn nếu như ví tiền của bạn rủng rỉnh.
Trên đây là những tổng hợp phân loại của HD360 về những sản phẩm HDplayer theo những dòng chip phổ biến hiện nay. Mọi người hãy cùng đọc và đóng góp ý kiến cùng nhau tham khảo.
Chỉnh sửa lần cuối: