Trong thời buổi công nghệ, con người cần tiếp xúc, trao đổi với nguồn thông tin nhiều hơn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chúng ta lại có quá ít thời gian để xử lý hết những thông tin hiện tại, bộ nhớ khá hạn chế để trả lại những kết quả này. Nhiều phương tiện được thiết kế nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn để đáp ứng. Riêng chiếc điện thoại có thể bên bạn mọi nơi, từ lúc sáng sớm thức dậy cho đến lúc chợp tối. Samsung Galaxy Note 5 ra đời vì lý do đó, tích hợp thêm một cây viết được gọi là S-pen khá quen thuộc với thói quen lưu trữ/ghi chép của người dùng. Bên cạnh đó, là một dòng sản phẩm cao cấp đặc trưng của hãng, Note 5 sở hữu khá nhiều tính năng mới mẻ, hỗ trợ trải nghiệm đỉnh cao, phù hợp với nhu cầu truyền tải thông tin nhanh trong thời đại số.
Cấu hình mạnh, trải nghiệm mượt mà
Được trang bị cấu hình mạnh mẽ gồm chip Exynos 7420, GPU Mali-T760MP8, RAM 4GB LPDDR4, Android 5.1.1 cùng bộ nhớ trong 32GB, Galaxy Note 5 dễ dàng đảm nhiệm mọi tác vụ, game, lướt web mà không gặp phải bất kì một giây trễ. Điển hình khi giải mã video định dạng nén H.265/HEVC độ phân giải 4K Ultra HD sử dụng phần mềm MX Player, video được trình diễn là “View The Feeling”, Note 5 thể hiện hình ảnh rất mượt mà, chi tiết, không gặp trình trạng giật lag trong khi CPU Core i5-4200M sử dụng GPU Intel HD 4600 rất giật và bỏ qua rất nhiều khung hình, lúc chạy được âm thanh sẽ không chạy được hình ảnh và ngược lại. Nói thêm về HEVC là viết tắt của chuẩn High Efficiency Video Coding, tuy được giới thiệu sẽ hỗ trợ cho nhiều CPU từ đầu năm nay nhưng phần lớn chưa ổn định. Chip Exynos giải mã rất tốt chứng tỏ Samsung đầu tư khá mạnh và trau chuốt cho dòng sản phẩm cao cấp của mình.
Một trong những yếu tố cần lưu tâm của Note 5 là bộ nhớ trong sử dụng công nghệ nand flash UFS 2.0. Việc xem lại trực tiếp trên điện thoại hay truyền tải dữ liệu lớn như các video độ phân giải 4K, file ảnh RAW hay nhiều tệp tin ảnh nhỏ JPEG cùng một lúc diễn ra khá nhanh. Mình có thử tiến hành việc copy một file từ máy tính vào điện thoại thông qua dây USB 2.0 thì tốc độ đạt khoảng 30 MB/s – đạt tối đa băng thông của USB 2.0.
Ngôn ngữ thiết kế mới
So với Galaxy Note 4, Note 5 thực sự là một đổi mới hoàn toàn. Thiết kế sang trọng hơn, phần viền màn mỏng cùng màu sắc thanh lịch và tinh tế. Với phiên bản màu vàng đang sở hữu, mình thực sự cảm thấy ấn tượng với cách làm khung viền, toát lên vẻ đẹp sáng bóng của kim loại trong khi mặt kính phần lưng được bo tròn, tạo cảm giác thoải mái khi cầm nắm sử dụng. Cụm Camera vẫn giữ nguyên thiết kế lồi lên, cụm loa và giắc cắm tai nghe 3.5mm được dời về phần dưới của máy. Phần trên sẽ là khe mic phụ và khe cắm sim. Để giữ cho máy có thiết kế nguyên khối hoàn chỉnh thì phần cắm chiếc bút S-pen sẽ tạo một lỗ để cắm cây bút sâu vào bên trong. Màn hình 5.7 inch AMOLED cho trải nghiệm hình ảnh rực rỡ, dải màu rộng, độ tương phản vừa đủ tạo không gian trải nghiệm khá tốt.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nếu như người dùng ra quá nhiều mồ hôi tay thì mặt kính của Note 5 rất dễ bị bám bẩn. Cần lưu ý thêm rằng vì viền màn hình làm rất sát với khung máy nên hiện tượng cảm ứng sai diễn ra thường xuyên vì bị chạm nhầm – nhưng đây là xu thế chung và hướng về cái đẹp thì câu chuyện này cũng khá dễ hiểu. Và nếu bỏ qua các chi tiết nhỏ như trên thì Galaxy Note 5 là một sản phẩm khá hoàn hảo.
S-Pen
Thay vì phải cạy bút ra trên Note 4 thì người dùng chỉ việc ấn nhẹ chiềc bút S-Pen trên Note 5 để rồi gỡ bút ra, một phương án thay thế khá tốt của Samsung. Nếu như rút bút nhanh trong trạng thái máy đang tắt màn hình thì máy sẽ tự động kích hoạt tính năng note nhanh, khá tiện dụng trong nhiều trường hợp mà không tốn thời gian lấy bút và giấy. Samsung cũng thêm cho S-Pen khá nhiều ngòi bút khác nhau ở trong hộp máy, giúp thao tác vẽ dễ dàng hơn nếu như bạn yêu thích đồ hoạ hay là một hoạ sĩ thực thụ.
Lệnh không chạm là một tính năng khá tốt. Trong thời gian trải nghiệm, mình thường xuyên dùng tính năng này để chụp màn hình, ghi chú lại các chức năng hay của máy, có thể chia sẻ cho bạn bè để hiểu hơn về dòng Note của Samsung. Việc thêm các ứng dụng thường xuyên vào danh mục của “lệnh không chạm” cũng khá dễ dàng.
Âm thanh và chụp ảnh
So sánh với S6 và S6 Edge thì Note 5 dùng chung cảm biến đến từ Sony có tên mã IMX240 khẩu độ f/1.9 cho phép lấy sáng khá tốt, độ phân giải 16 megapixel cho chất ảnh chi tiết. Bên cạnh đó, Samsung cũng tích hợp thêm khả năng lấy nét bằng tay, tốc độ màn trập từ 1/24000 giây cho đến phơi sáng 10s, ISO chỉnh tay từ 100-800 và có thể cao hơn nếu để cho máy chỉnh tự động. Đây là các tính năng ở chế độ chuyên nghiệp, cho phép người dùng sáng tạo nhiều tấm ảnh hay xử lý tốt trong nhiều trường hợp khác nhau. Samsung Galaxy Note 5 cũng cho phép xuất ảnh ở định dạng RAW để có thể dễ dàng hậu kì nếu như bạn chọn sai cân trằng trắng chẳng hạn.
Mình cũng có chụp một số tấm từ Note 5. Cảm nhận ban đầu là khá tốt: dải màu rộng, độ chi tiết cao, cân bằng trắng tốt, màu có xu hướng hơi bệt nếu chụp trong trường hợp thiếu sáng nhưng không quan trọng lắm vì có thể chỉnh hậu kì nhờ ảnh RAW. Một điều mình cũng khá thích thì tuy là ảnh RAW nhưng máy lưu ảnh khá nhanh chứ không lưu ảnh chậm như nhiều máy cao cấp khác.
Về âm thanh, có lẽ năm nay Samsung đã khá ưu đãi khi thiên hướng trau chuốt trải nghiệm cho người dùng. 2 tính năng là SoundAlive và SoundAdapt được cải tiến, không thua kém gì so với các phần mềm cao cấp có trên Android Store, thậm chí nó còn cao cấp hơn về nhiều góc độ. Thay vì SoundAlive chỉ có thể bật tắt trên Note 4 thì tại Note 5, Samsung cung cấp giải pháp điểu chỉnh giữa bass và treble và một núm vặn giữa nhạc cụ (instrumental) và giọng hát (vocal) tuỳ theo gu âm nhạc của người nghe mà tự chỉnh. SoundAdapt cũng tự động tinh chỉnh equalizer dựa vào tai nghe và thính vị của người dùng.
Cá nhân mình đánh giá 2 tính năng này thực sự hữu ích bởi trải nghiệm cá nhân thực sự quan trọng. Bản thân mình thích dải mid-bass có lực và vocal có chút luyến láy, uyển chuyển và hoàn toàn hài lòng với chất âm có trên Note 5. Ngoài ra, nếu hay nghe đọc audio thì tính năng tăng tốc độ cũng rất hấp dẫn trong khi công nghệ UHQ Upscaler cũng sẽ tăng độ phẩn giải cho bản nhạc, trải nghiệm phim ảnh tốt hơn.
Cảm biến vân tay và S-Health
Với cảm biến vân tay, Note 5 cũng tương tự như Galaxy A8 mình đã review trước đó. Cảm biến khá nhạy và nhiều tính năng đi kèm như dùng vân tay để đăng nhập web nhanh, chế độ Private mode cho người dùng khác hay đơn giản để bảo mật máy an toàn hơn.
Về S-Health, trong phần lớn trường hợp, cảm biến nhịp tim và Sp02 khá chính xác với thể trạng khi bản thân mình vừa tập luyện xong, trong trạng thái hồi hộp hay đang nghỉ ngơi. Tuy nhiên, máy vẫn còn phụ thuộc nhiều vào môi trường yên tĩnh xung quanh, có lẽ Samsung sẽ khắc phục tình trạng này trong thời gian sắp tới.
Tổng kết
Phàn cuối cùng quyết định có lẽ chỉ là giá cả mà thôi. Khi mua một sản phẩm cao cấp thì phân vân là điều tất yếu không chỉ với phần lớn người tiêu dùng mà còn là điều đau đầu với những người rành về công nghệ nữa. Nhưng Galaxy Note 5 là một sản phẩm hoàn hảo theo đúng nghĩa, đáp ứng đầy dủ tiêu chi người dùng. Và với 17,9 triệu đồng bỏ ra thì cũng rất ít đối thủ nào có thể đạt tới được, chứ đừng nói là vượt mặt Note series.
Cấu hình mạnh, trải nghiệm mượt mà
Được trang bị cấu hình mạnh mẽ gồm chip Exynos 7420, GPU Mali-T760MP8, RAM 4GB LPDDR4, Android 5.1.1 cùng bộ nhớ trong 32GB, Galaxy Note 5 dễ dàng đảm nhiệm mọi tác vụ, game, lướt web mà không gặp phải bất kì một giây trễ. Điển hình khi giải mã video định dạng nén H.265/HEVC độ phân giải 4K Ultra HD sử dụng phần mềm MX Player, video được trình diễn là “View The Feeling”, Note 5 thể hiện hình ảnh rất mượt mà, chi tiết, không gặp trình trạng giật lag trong khi CPU Core i5-4200M sử dụng GPU Intel HD 4600 rất giật và bỏ qua rất nhiều khung hình, lúc chạy được âm thanh sẽ không chạy được hình ảnh và ngược lại. Nói thêm về HEVC là viết tắt của chuẩn High Efficiency Video Coding, tuy được giới thiệu sẽ hỗ trợ cho nhiều CPU từ đầu năm nay nhưng phần lớn chưa ổn định. Chip Exynos giải mã rất tốt chứng tỏ Samsung đầu tư khá mạnh và trau chuốt cho dòng sản phẩm cao cấp của mình.
Một trong những yếu tố cần lưu tâm của Note 5 là bộ nhớ trong sử dụng công nghệ nand flash UFS 2.0. Việc xem lại trực tiếp trên điện thoại hay truyền tải dữ liệu lớn như các video độ phân giải 4K, file ảnh RAW hay nhiều tệp tin ảnh nhỏ JPEG cùng một lúc diễn ra khá nhanh. Mình có thử tiến hành việc copy một file từ máy tính vào điện thoại thông qua dây USB 2.0 thì tốc độ đạt khoảng 30 MB/s – đạt tối đa băng thông của USB 2.0.
Ngôn ngữ thiết kế mới
So với Galaxy Note 4, Note 5 thực sự là một đổi mới hoàn toàn. Thiết kế sang trọng hơn, phần viền màn mỏng cùng màu sắc thanh lịch và tinh tế. Với phiên bản màu vàng đang sở hữu, mình thực sự cảm thấy ấn tượng với cách làm khung viền, toát lên vẻ đẹp sáng bóng của kim loại trong khi mặt kính phần lưng được bo tròn, tạo cảm giác thoải mái khi cầm nắm sử dụng. Cụm Camera vẫn giữ nguyên thiết kế lồi lên, cụm loa và giắc cắm tai nghe 3.5mm được dời về phần dưới của máy. Phần trên sẽ là khe mic phụ và khe cắm sim. Để giữ cho máy có thiết kế nguyên khối hoàn chỉnh thì phần cắm chiếc bút S-pen sẽ tạo một lỗ để cắm cây bút sâu vào bên trong. Màn hình 5.7 inch AMOLED cho trải nghiệm hình ảnh rực rỡ, dải màu rộng, độ tương phản vừa đủ tạo không gian trải nghiệm khá tốt.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nếu như người dùng ra quá nhiều mồ hôi tay thì mặt kính của Note 5 rất dễ bị bám bẩn. Cần lưu ý thêm rằng vì viền màn hình làm rất sát với khung máy nên hiện tượng cảm ứng sai diễn ra thường xuyên vì bị chạm nhầm – nhưng đây là xu thế chung và hướng về cái đẹp thì câu chuyện này cũng khá dễ hiểu. Và nếu bỏ qua các chi tiết nhỏ như trên thì Galaxy Note 5 là một sản phẩm khá hoàn hảo.
S-Pen
Thay vì phải cạy bút ra trên Note 4 thì người dùng chỉ việc ấn nhẹ chiềc bút S-Pen trên Note 5 để rồi gỡ bút ra, một phương án thay thế khá tốt của Samsung. Nếu như rút bút nhanh trong trạng thái máy đang tắt màn hình thì máy sẽ tự động kích hoạt tính năng note nhanh, khá tiện dụng trong nhiều trường hợp mà không tốn thời gian lấy bút và giấy. Samsung cũng thêm cho S-Pen khá nhiều ngòi bút khác nhau ở trong hộp máy, giúp thao tác vẽ dễ dàng hơn nếu như bạn yêu thích đồ hoạ hay là một hoạ sĩ thực thụ.
Lệnh không chạm là một tính năng khá tốt. Trong thời gian trải nghiệm, mình thường xuyên dùng tính năng này để chụp màn hình, ghi chú lại các chức năng hay của máy, có thể chia sẻ cho bạn bè để hiểu hơn về dòng Note của Samsung. Việc thêm các ứng dụng thường xuyên vào danh mục của “lệnh không chạm” cũng khá dễ dàng.
Âm thanh và chụp ảnh
So sánh với S6 và S6 Edge thì Note 5 dùng chung cảm biến đến từ Sony có tên mã IMX240 khẩu độ f/1.9 cho phép lấy sáng khá tốt, độ phân giải 16 megapixel cho chất ảnh chi tiết. Bên cạnh đó, Samsung cũng tích hợp thêm khả năng lấy nét bằng tay, tốc độ màn trập từ 1/24000 giây cho đến phơi sáng 10s, ISO chỉnh tay từ 100-800 và có thể cao hơn nếu để cho máy chỉnh tự động. Đây là các tính năng ở chế độ chuyên nghiệp, cho phép người dùng sáng tạo nhiều tấm ảnh hay xử lý tốt trong nhiều trường hợp khác nhau. Samsung Galaxy Note 5 cũng cho phép xuất ảnh ở định dạng RAW để có thể dễ dàng hậu kì nếu như bạn chọn sai cân trằng trắng chẳng hạn.
Mình cũng có chụp một số tấm từ Note 5. Cảm nhận ban đầu là khá tốt: dải màu rộng, độ chi tiết cao, cân bằng trắng tốt, màu có xu hướng hơi bệt nếu chụp trong trường hợp thiếu sáng nhưng không quan trọng lắm vì có thể chỉnh hậu kì nhờ ảnh RAW. Một điều mình cũng khá thích thì tuy là ảnh RAW nhưng máy lưu ảnh khá nhanh chứ không lưu ảnh chậm như nhiều máy cao cấp khác.
Về âm thanh, có lẽ năm nay Samsung đã khá ưu đãi khi thiên hướng trau chuốt trải nghiệm cho người dùng. 2 tính năng là SoundAlive và SoundAdapt được cải tiến, không thua kém gì so với các phần mềm cao cấp có trên Android Store, thậm chí nó còn cao cấp hơn về nhiều góc độ. Thay vì SoundAlive chỉ có thể bật tắt trên Note 4 thì tại Note 5, Samsung cung cấp giải pháp điểu chỉnh giữa bass và treble và một núm vặn giữa nhạc cụ (instrumental) và giọng hát (vocal) tuỳ theo gu âm nhạc của người nghe mà tự chỉnh. SoundAdapt cũng tự động tinh chỉnh equalizer dựa vào tai nghe và thính vị của người dùng.
Cá nhân mình đánh giá 2 tính năng này thực sự hữu ích bởi trải nghiệm cá nhân thực sự quan trọng. Bản thân mình thích dải mid-bass có lực và vocal có chút luyến láy, uyển chuyển và hoàn toàn hài lòng với chất âm có trên Note 5. Ngoài ra, nếu hay nghe đọc audio thì tính năng tăng tốc độ cũng rất hấp dẫn trong khi công nghệ UHQ Upscaler cũng sẽ tăng độ phẩn giải cho bản nhạc, trải nghiệm phim ảnh tốt hơn.
Cảm biến vân tay và S-Health
Với cảm biến vân tay, Note 5 cũng tương tự như Galaxy A8 mình đã review trước đó. Cảm biến khá nhạy và nhiều tính năng đi kèm như dùng vân tay để đăng nhập web nhanh, chế độ Private mode cho người dùng khác hay đơn giản để bảo mật máy an toàn hơn.
Về S-Health, trong phần lớn trường hợp, cảm biến nhịp tim và Sp02 khá chính xác với thể trạng khi bản thân mình vừa tập luyện xong, trong trạng thái hồi hộp hay đang nghỉ ngơi. Tuy nhiên, máy vẫn còn phụ thuộc nhiều vào môi trường yên tĩnh xung quanh, có lẽ Samsung sẽ khắc phục tình trạng này trong thời gian sắp tới.
Tổng kết
Phàn cuối cùng quyết định có lẽ chỉ là giá cả mà thôi. Khi mua một sản phẩm cao cấp thì phân vân là điều tất yếu không chỉ với phần lớn người tiêu dùng mà còn là điều đau đầu với những người rành về công nghệ nữa. Nhưng Galaxy Note 5 là một sản phẩm hoàn hảo theo đúng nghĩa, đáp ứng đầy dủ tiêu chi người dùng. Và với 17,9 triệu đồng bỏ ra thì cũng rất ít đối thủ nào có thể đạt tới được, chứ đừng nói là vượt mặt Note series.