Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Không ngoa khi nói rằng, đây chính là thời điểm mà công nghệ TV OLED bắt đầu “bung lụa” tại thị trường Việt Nam. Nếu như những năm trước chỉ có 1 vài mẫu TV đến từ 1 thương hiệu, thì nay Sony cũng đã chính thức gia nhập thị trường này với dòng Bravia A1. Với sự tham gia của một ông lớn trong ngành hiển thị hình ảnh như Sony, chắc chắn sẽ kéo theo và làm bùng nổ thị trường TV OLED, giúp nó ngày càng phổ biến hơn.
TV OLED Bravia A1 của Sony
Sony chắc chắn không phải là tay mơ ở dòng sản phẩm màn hình OLED, dù rằng đến năm nay họ mới tung ra sản phẩm thương mại đầu tiên. Hàng chục năm trước, từ năm 2007, họ đã có màn hình OLED kích thước 11 inch và có giá dự kiến lên đến … 3800 USD, do có giá thành quá cao trong thời điểm đó nên dòng màn hình OLED của Sony chưa thể thương mại hóa được, thôi đành hẹn 10 năm sau, khi mọi thứ đã sẵn sàng.
Hầu hết những người đam mê hình ảnh, những người mong muốn có được một chiếc TV đỉnh cao đều trông chờ Sony ra mắt chiếc TV OLED thương mại đầu tiên của hãng, mặc dù cách đây hơn 1 năm, phóng viên HDVN đã trực tiếp hỏi đại diện Sony nhưng câu trả lời vẫn là chưa có gì để chia sẻ. Để rồi giữa năm 2017, bất ngờ Sony tung ra dòng OLED Bravia A1 làm ngỡ ngàng giới mộ điệu, làm sửng sốt người tiêu dùng bởi chất lượng hình ảnh quá tốt của nó.
Thiết kế độc đáo, đột phá, mang dáng dấp của tương lai
Trước giờ, khi nói đến TV, tưởng tượng đến một chiếc TV, là người ta có nghĩ đến cái chân đế, để cho TV được trụ vững trên mặt bàn. Thậm chí, đôi khi cái chân đế còn được các nhà sản xuất đem ra làm điểm nhấn, sáng tạo nhiều kiểu dáng mới lạ. Tuy nhiên, dòng A1 của Sony hoàn toàn không có chân đế, điều này khiến nó trở nên độc đáo, khác biệt.
Nếu như dòng TV OLED của LG dồn toàn bộ bo mạch, chip xử lý xuống phần cạnh dưới và tận dụng làm chân đế thì dòng OLED A1 của Sony ngược lại, đem tất cả ra phía sau, phía trước chỉ làm phần màn hình cực mỏng, phía sau là phần chân chống để giữ cho màn hình đứng vững. Điều này giúp cho khi nhìn phía trước, toàn bộ là phần màn hình, không có phần chân đế phía dưới, không có phần dư nào cả. Thiết kế như vậy giúp cho người dùng có một góc nhìn toàn diện, trống trải, thoải mái.
Tiếp đến là loa tích hợp, Sony từng có những dòng TV LCD mang những chiếc loa rất khủng, nhưng ngược lại nó khó có thể tối ưu về mặt thẩm mỹ. Ở dòng A1 này, Sony đã đi trước các hãng sản xuất lớn khác khi “hô biến” hoàn toàn hệ thống loa vào phía sau màn hình. Nghĩa là âm thanh được phát ra từ màn hình với loa treble được đặt bên trong màn hình và loa sub được bố trí ở chân đế. Một phong cách thiết kế rất hiện đại và thông minh, hơn nữa cũng cần công nghệ kỹ thuật rất cao mới thực hiện được.
Đối với TV OLED, độ mỏng của màn hình là không phải bàn cãi, trước giờ nó vẫn đươc mệnh danh là “mỏng như tờ giấy”. Tuy nhiên, Sony A1 không quá tham độ mỏng mà vẫn giữ lại độ cứng cáp vững chắc với khung viền kim loại chất lượng cao. Viền màn hình cũng rất nhỏ, giúp cho cảm giác nhìn tốt hơn, không bị ảnh hưởng bởi viền.
Các cổng cắm thông dụng đều được bố trí ở mặt sau của chân đế, với 4 cổng HDMI 2.0 và 2 cổng USB 3.0 cùng với các kết nối thông thường khác như LAN, cổng anten, cổng loa... Tuy nhiên, các cổng này ở các khe lõm vào trong, lại hướng xuống, cho nên sẽ gây khó khăn cho người dùng khi TV đặt sát tường mà muốn thò tay vào để cắm dây. Có lẽ nhận biết được điều đó nên Sony đã bố trí thêm các cổng USB ngay bên hông chân đế, vì nếu dùng HDD hoặc USB để phát nội dung từ bên ngoài, người dùng sẽ thường xuyên cắm rút qua cổng USB này hơn cả.
Nhìn chung, thiết kế của Bravia A1 là cực kỳ ấn tượng, đậm nét hướng tới tương lai. Ẩn bên trong thiết kế tối giản đó là rất nhiều công nghệ cao tích hợp, nhiều đột phá trong tư duy thiết kế. Dòng Bravia OLED A1 xứng đáng có một vị trí cao về thiết kế TV trong năm nay.
Chất lượng hình ảnh tuyệt vời
Khi nhắc đến dòng TV OLED, người dùng thông thường cũng như các cinephile đều nghĩ đến chất lượng hình ảnh đạt mức cao nhất. Công nghệ hình ảnh OLED là công nghệ tiên tiến nhất, cho chất lượng hình ảnh tốt nhất hiện nay, nó khắc phục được những nhược điểm cố hữu của TV LCD, tái tạo hình ảnh với màu sắc sống động, trung thực nhất.
OLED là tên gọi tắt của Organic Light Emitting Diode, hay tiếng Việt là đi-ốt phát sáng hữu cơ. Đây được xem là công nghệ hiển thị sẽ thay thế cho LCD, sở hữu tất cả ưu điểm của cả công nghệ hiển thị Plasma và LCD. Mỗi điểm ảnh của OLED sẽ bao gồm 3 điểm ảnh phụ, mỗi điểm ảnh phụ tương ứng với một đi-ốt có khả năng tự phát sáng. Các điểm ảnh phụ sẽ phát sáng 3 màu cơ bản là đỏ, xanh lá và xanh da trời. Bản chất của các điểm ảnh này là những ô chứa hóa chất, khi được kích thích sẽ tự phát sáng, chứ không cần đèn nền rọi từ phía sau như LCD.
Ưu điểm của phương pháp này đó là tốc độ đáp ứng nhanh nhất và đem lại độ tương phản cao nhờ màu đen rất sâu (do điểm ảnh tắt hẳn), việc điều chỉnh phát sáng ở từng vùng cụ thể cũng dễ dàng hơn rất nhiều, điều chỉnh đến từng điểm ảnh, nên có thể nói là có mức độ kiểm soát ánh sáng và màu sắc gần mức tuyệt đối.
Về lý thuyết, các tinh thể lỏng trên tấm nền LCD sẽ chặn toàn bộ ánh sáng để hiển thị màu đen. Nhưng thực tế thì không có bất kỳ tấm nền tinh thể lỏng nào hiện tại làm được điều này (kể cả công nghệ chấm lượng tử), và luôn có một phần nhỏ ánh sáng vẫn đi qua được khiến màu đen không sâu như mong đợi.
Do khác hẳn nhau về bản chất nên công nghệ OLED tạo ra được sự khác biệt rất lớn so với công nghệ LCD/LED và công nghệ chấm lượng tử (thực chất vẫn là tấm nền LCD). Công nghệ OLED luôn vượt trội về độ tương phản, độ sâu màu đen, cân bằng màu sắc, điều chỉnh ánh sáng trong từng phân vùng nhỏ.
Màu sắc rất chuẩn xác và cân bằng
Trong suốt mấy năm quan sát TV Sony, thì mình nhận ra tông màu của Sony theo hướng rất hài hòa, mục đích là phản ánh độ thực của hình ảnh. Nhất là các dòng TV cao cấp Bravia 4K đều có màu sắc rất chuẩn xác, dù rằng so với các hãng khác, độ rực rỡ bắt mắt không bằng. Khi chú trọng đến việc gây ấn tượng bằng cách tăng độ tương phản và độ bão hòa màu lên thì sẽ dễ dẫn đến việc sai lệch màu sắc, nếu quá tăng độ sáng mà xử lý không tốt lại ảnh hưởng đến độ chi tiết. TV Sony cao cấp luôn hướng tới sự hài hòa, cân bằng giữa các yếu tố để đạt hiệu quả hình ảnh cao nhất.
Điều đầu tiên phải nhắc đến là Độ tương phản, độ tương phản chiếm đến hơn 50% trong chất lượng hình ảnh trên TV, nếu dùng xem phim nhiều thì độ tương phản là quan trọng nhất. Hầu hết các nhà sản xuất TV đều muốn tăng độ tương phản lên mức cao nhất (cả độ tương phản tĩnh lẫn động), và ở thời điểm hiện tại, TV OLED là công nghệ đầu bảng trong việc tạo độ tương phản. Khi cần thể hiện màu đen, từng pixel có thể tắt hẳn để đạt được độ đen sâu nhất, trong khi công nghệ local dimming trên TV LCD chỉ có thể tắt đèn nền ở những vùng nhất định.
TV Sony OLED A1 cho độ tương phản phải nói là xuất sắc, nhìn vào các khoảng đen, màu đen được thể hiện rất sâu, nhưng chi tiết trong vùng tối thì lại rất hòa hợp. Độ tương phản của chiếc TV này thực sự gây ấn tượng khi bắt đầu xem phim với những cảnh tối nhiều hoặc những clip có sự tương phản rõ rệt.
Có thể nói, độ tương phản cao đã góp phần đắc lực trong việc tạo ra hình ảnh tốt nhất, choáng ngợp nhất cho những ai thưởng thức chiếc TV OLED A1.
Tiếp theo là công nghệ HDR, TV Sony OLED A1 hỗ trợ tốt tất cả các định dạng HDR thông dụng hiện nay, bao gồm HDR10, Dolby Vision (sẽ sớm update lên) và HLG. Công nghệ HDR thực sự là một bước tiến nữa của ngành công nghiệp hình ảnh, và khi áp dụng nó lên các TV OLED thì quả thật là như hổ mọc thêm cánh.
Chiếc TV này khi trình chiếu những video được quay có hiệu ứng HDR, đã thể hiện được hết những gì tinh túy nhất, không gian màu rất rộng, màu sắc hài hòa và quan trọng nhất là những vùng sáng tối đều có độ chi tiết cao. HDR giúp cho các vùng chênh lệch sáng tối, ngược sáng trên màn hình được thể hiện rõ nét hơn, không bị cháy hoặc bị quá tối, mọi thứ sẽ được trưng ra một cách sống động nhất, đẹp mắt nhất.
Đối với độ sáng, nhiều người vẫn nghĩ rằng TV OLED có độ sáng không cao, cho đến khi Bravia A1 xuất hiện. Độ sáng của chiếc TV OLED này thực sự vượt trội so với các “đồng môn” của nó, bản thân mình đã test qua các dòng TV OLED 4K khác, nhận xét là chiếc A1 này cho độ sáng cao hơn hẳn.
Độ sáng cao giúp cho hình ảnh của các video có nhiều ánh sáng sẽ sống động, tươi hơn hẳn. Tất nhiên, không thể cao bằng những chiếc TV LCD, nhưng độ sáng của OLED A1 rõ ràng vẫn dư sức thể hiện hình ảnh cần nhiều ánh sáng, có thể xem tốt ngay trong điều kiện ánh sáng phòng khách.
Đối với màu sắc, không gian màu rộng, được con chip xử lý X1 Extreme xử lý màu rất tinh tế. Màu sắc được cân chỉnh rất hài hòa, dịu mắt nhưng vẫn đảm bảo được độ thực với các bước chuyển màu nhẹ nhàng, rõ ràng, không bị gián đoạn do thiếu màu. Thông thường, những màu khó như màu đỏ, màu vàng đều dễ bị chuyển màu nếu như bộ xử lý của TV làm không tốt, nhưng với Bravia A1, màu sắc đều chuẩn xác, rõ ràng, không bị bệt màu, không bị sai màu.
Độ chi tiết hình ảnh, khi nhắc đến độ chi tiết, có lẽ với công nghệ 4K mang 8 triệu điểm ảnh, độ chi tiết dư sức đáp ứng được mức độ nhận biết của mắt người. Các hình ảnh trình diễn trên Bravia OLED A1 có độ chi tiết rất cao, có cảm giác như mọi thứ đều được đưa ra phía trước, từ cái mắt của con chim đến cái chân con kiến, đến giọt nước tung bay … tất cả đều có độ chi tiết rõ rệt.
Đối với góc nhìn, mình đã thử đứng ở các vị trí chéo góc khác nhau, màu sắc vẫn không thay đổi, ánh sáng có chút biến đổi nhưng không quá nhiều, có lẽ công nghệ OLED đã thực sự cho góc nhìn rất tốt. Việc có góc nhìn tốt sẽ giúp cho TV có được lợi thế khi nhiều người xem cùng 1 lúc, như là cả nhà quây quần xem đá banh hoặc xem một bộ phim hay chẳng hạn.
Bên cạnh đó là khả năng upscale, đa số các TV 4K của Sony đều có khả năng upscale cực tốt nhờ công nghệ upscale 4K X-Reality PRO, trên TV Bravia OLED A1 cũng như vậy. Mỗi điểm ảnh (pixel) trong bộ phim có chất lượng Full-HD 1080p qua quá trình chuyển đổi (upscale) sẽ trở thành bốn điểm ảnh trên màn hình tivi 4K. Thông thường, 4 điểm ảnh này chỉ là nhân bản của điểm ảnh gốc hoặc có rất ít sự khác biệt do phép nội suy cũng có giới hạn của nó. Riêng Sony đưa vào bộ xử lý một thư viện hình ảnh so sánh 4K gốc. Theo đó, 4 điểm ảnh tăng thêm không phải qua phép tính toán đơn thuần mà phải trải qua quá trình so sánh trực tiếp với thư viện 4K chuẩn để thêm vào các thông tin ảnh mới, làm cho hình ảnh chi tiết hơn khi xem trên màn hình tivi 4K.
Một điểm nữa, tuy nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm hình ảnh, là độ ổn định hình ảnh. Đối với những cảnh chuyện động nhanh, nếu xử lý hình ảnh không tốt thì dễ xảy ra hiện tượng bóng ma và đôi khi sẽ giật nhẹ rất nhanh, nhưng mắt vẫn nhận ra được. TV Bravia OLED A1 đã thể hiện được độ ổn định có thể nói là xuất sắc, hình ảnh mượt mà, rõ nét. Điều này chứng tỏ một lần nữa chip xử lý X1 Extreme đã làm rất tốt công việc của nó.
Nhìn chung, có thể ví Bravia A1 nhưng Batman, càng tối càng xuất sắc, nhưng ngay cả khi ở ánh sáng rực rỡ vẫn khiến người xem phải thán phục, ngưỡng mộ. TV OLED Bravia A1 có thể nói là một trong những TV có chất lượng hình ảnh tốt nhất hiện nay.
Âm thanh sống động, mạnh mẽ và lan tỏa
Âm thanh của chiếc TV này chính là một trong những điều mình ấn tượng nhất, vì mình khá quan tâm và trải nghiệm với nhiều thiết bị âm thanh khác nhau. Trên chiếc TV OLED Bravia A1, Sony dùng công nghệ âm thanh Acoustic Surface. Với 2 củ loa đặt ngay trong màn hình, Sony đã biến toàn bộ màn hình OLED thành một chiếc loa kích thước lớn, chủ yếu phát ra dải âm trung và cao. Chắc chắn khi tái tạo âm thanh như thế màn hình sẽ có rung, nhưng với việc chỉ tập trung vào phần âm có tần số cao nên độ rung rất thấp, hầu như không nhìn thấy được. Còn phần loa sub lại được đặt ở phía chân đế.
Trước đến nay, chúng ta luôn xem TV với một bộ loa được đặt ở cạnh bên hoặc cạnh dưới, hoặc phía mặt lưng, và âm thanh luôn là 1 hướng với góc phát âm khá giới hạn. Nhưng với TV OLED A1, âm thanh được phát ra từ toàn bộ mặt màn hình, nghĩa là góc phát âm rất rộng và đa hướng, lan tỏa rất mạnh mẽ.
Thực sự, khi nghe thử chất âm của chiếc TV này, mình đã rất thích, vì âm treble của nó khá mềm, chứ không gắt như một chiếc TV OLED khác có loa phát ở cạnh dưới. Tiếp đến là âm trường rất rộng, cảm giác như âm thanh sẽ bao vây quanh mình chứ không phải là đánh thẳng trực tiếp từ phía trước. Với việc có âm trường rộng, thì tái tạo âm thanh đa hướng sẽ tốt hơn rất nhiều, hiệu ứng âm thanh vòm khi xem phim sẽ rất rõ ràng và ấn tượng.
Âm bass nghe cũng rất rõ và chắc chắn, tuy nhiên, với đánh giá của mình thì bass chỉ ở mức khá tốt, chưa thể bằng được những bộ dàn loa rời gắn ngoài. Xem phim vẫn tốt đối với âm bass mà hệ thống loa Acoustic Surface tích hợp này, nhưng nếu muốn đã hơn nữa thì có lẽ phải gắn dàn loa ngoài, tất nhiên, như thế sẽ tốn kém và rắc rối trong việc lắp đặt set up hệ thống hơn.
Đánh giá chung thì âm thanh của chiếc TV này đạt trên mức kỳ vọng và rất ấn tượng với một công nghệ mới toanh, đột phá và hiệu quả cao đến như vậy.
Kết luận
TV OLED Bravia A1 quả xứng đáng là một chiếc TV có chất lượng hình ảnh tuyệt đỉnh. Mức giá cho dòng TV OLED của Sony năm nay cũng không quá cao. Nếu ai mong muốn có được một trải nghiệm hình ảnh trên cả tưởng tượng, một sự đầu tư cho tương lai với công nghệ tiên tiến thì Bravia A1 chắc chắn là lựa chọn hàng đầu không thể do dự.
TV OLED Bravia A1 của Sony
Sony chắc chắn không phải là tay mơ ở dòng sản phẩm màn hình OLED, dù rằng đến năm nay họ mới tung ra sản phẩm thương mại đầu tiên. Hàng chục năm trước, từ năm 2007, họ đã có màn hình OLED kích thước 11 inch và có giá dự kiến lên đến … 3800 USD, do có giá thành quá cao trong thời điểm đó nên dòng màn hình OLED của Sony chưa thể thương mại hóa được, thôi đành hẹn 10 năm sau, khi mọi thứ đã sẵn sàng.
Hầu hết những người đam mê hình ảnh, những người mong muốn có được một chiếc TV đỉnh cao đều trông chờ Sony ra mắt chiếc TV OLED thương mại đầu tiên của hãng, mặc dù cách đây hơn 1 năm, phóng viên HDVN đã trực tiếp hỏi đại diện Sony nhưng câu trả lời vẫn là chưa có gì để chia sẻ. Để rồi giữa năm 2017, bất ngờ Sony tung ra dòng OLED Bravia A1 làm ngỡ ngàng giới mộ điệu, làm sửng sốt người tiêu dùng bởi chất lượng hình ảnh quá tốt của nó.
Thiết kế độc đáo, đột phá, mang dáng dấp của tương lai
Trước giờ, khi nói đến TV, tưởng tượng đến một chiếc TV, là người ta có nghĩ đến cái chân đế, để cho TV được trụ vững trên mặt bàn. Thậm chí, đôi khi cái chân đế còn được các nhà sản xuất đem ra làm điểm nhấn, sáng tạo nhiều kiểu dáng mới lạ. Tuy nhiên, dòng A1 của Sony hoàn toàn không có chân đế, điều này khiến nó trở nên độc đáo, khác biệt.
Nếu như dòng TV OLED của LG dồn toàn bộ bo mạch, chip xử lý xuống phần cạnh dưới và tận dụng làm chân đế thì dòng OLED A1 của Sony ngược lại, đem tất cả ra phía sau, phía trước chỉ làm phần màn hình cực mỏng, phía sau là phần chân chống để giữ cho màn hình đứng vững. Điều này giúp cho khi nhìn phía trước, toàn bộ là phần màn hình, không có phần chân đế phía dưới, không có phần dư nào cả. Thiết kế như vậy giúp cho người dùng có một góc nhìn toàn diện, trống trải, thoải mái.
Tiếp đến là loa tích hợp, Sony từng có những dòng TV LCD mang những chiếc loa rất khủng, nhưng ngược lại nó khó có thể tối ưu về mặt thẩm mỹ. Ở dòng A1 này, Sony đã đi trước các hãng sản xuất lớn khác khi “hô biến” hoàn toàn hệ thống loa vào phía sau màn hình. Nghĩa là âm thanh được phát ra từ màn hình với loa treble được đặt bên trong màn hình và loa sub được bố trí ở chân đế. Một phong cách thiết kế rất hiện đại và thông minh, hơn nữa cũng cần công nghệ kỹ thuật rất cao mới thực hiện được.
Đối với TV OLED, độ mỏng của màn hình là không phải bàn cãi, trước giờ nó vẫn đươc mệnh danh là “mỏng như tờ giấy”. Tuy nhiên, Sony A1 không quá tham độ mỏng mà vẫn giữ lại độ cứng cáp vững chắc với khung viền kim loại chất lượng cao. Viền màn hình cũng rất nhỏ, giúp cho cảm giác nhìn tốt hơn, không bị ảnh hưởng bởi viền.
Các cổng cắm thông dụng đều được bố trí ở mặt sau của chân đế, với 4 cổng HDMI 2.0 và 2 cổng USB 3.0 cùng với các kết nối thông thường khác như LAN, cổng anten, cổng loa... Tuy nhiên, các cổng này ở các khe lõm vào trong, lại hướng xuống, cho nên sẽ gây khó khăn cho người dùng khi TV đặt sát tường mà muốn thò tay vào để cắm dây. Có lẽ nhận biết được điều đó nên Sony đã bố trí thêm các cổng USB ngay bên hông chân đế, vì nếu dùng HDD hoặc USB để phát nội dung từ bên ngoài, người dùng sẽ thường xuyên cắm rút qua cổng USB này hơn cả.
Nhìn chung, thiết kế của Bravia A1 là cực kỳ ấn tượng, đậm nét hướng tới tương lai. Ẩn bên trong thiết kế tối giản đó là rất nhiều công nghệ cao tích hợp, nhiều đột phá trong tư duy thiết kế. Dòng Bravia OLED A1 xứng đáng có một vị trí cao về thiết kế TV trong năm nay.
Chất lượng hình ảnh tuyệt vời
Khi nhắc đến dòng TV OLED, người dùng thông thường cũng như các cinephile đều nghĩ đến chất lượng hình ảnh đạt mức cao nhất. Công nghệ hình ảnh OLED là công nghệ tiên tiến nhất, cho chất lượng hình ảnh tốt nhất hiện nay, nó khắc phục được những nhược điểm cố hữu của TV LCD, tái tạo hình ảnh với màu sắc sống động, trung thực nhất.
OLED là tên gọi tắt của Organic Light Emitting Diode, hay tiếng Việt là đi-ốt phát sáng hữu cơ. Đây được xem là công nghệ hiển thị sẽ thay thế cho LCD, sở hữu tất cả ưu điểm của cả công nghệ hiển thị Plasma và LCD. Mỗi điểm ảnh của OLED sẽ bao gồm 3 điểm ảnh phụ, mỗi điểm ảnh phụ tương ứng với một đi-ốt có khả năng tự phát sáng. Các điểm ảnh phụ sẽ phát sáng 3 màu cơ bản là đỏ, xanh lá và xanh da trời. Bản chất của các điểm ảnh này là những ô chứa hóa chất, khi được kích thích sẽ tự phát sáng, chứ không cần đèn nền rọi từ phía sau như LCD.
Ưu điểm của phương pháp này đó là tốc độ đáp ứng nhanh nhất và đem lại độ tương phản cao nhờ màu đen rất sâu (do điểm ảnh tắt hẳn), việc điều chỉnh phát sáng ở từng vùng cụ thể cũng dễ dàng hơn rất nhiều, điều chỉnh đến từng điểm ảnh, nên có thể nói là có mức độ kiểm soát ánh sáng và màu sắc gần mức tuyệt đối.
Về lý thuyết, các tinh thể lỏng trên tấm nền LCD sẽ chặn toàn bộ ánh sáng để hiển thị màu đen. Nhưng thực tế thì không có bất kỳ tấm nền tinh thể lỏng nào hiện tại làm được điều này (kể cả công nghệ chấm lượng tử), và luôn có một phần nhỏ ánh sáng vẫn đi qua được khiến màu đen không sâu như mong đợi.
Do khác hẳn nhau về bản chất nên công nghệ OLED tạo ra được sự khác biệt rất lớn so với công nghệ LCD/LED và công nghệ chấm lượng tử (thực chất vẫn là tấm nền LCD). Công nghệ OLED luôn vượt trội về độ tương phản, độ sâu màu đen, cân bằng màu sắc, điều chỉnh ánh sáng trong từng phân vùng nhỏ.
Màu sắc rất chuẩn xác và cân bằng
Trong suốt mấy năm quan sát TV Sony, thì mình nhận ra tông màu của Sony theo hướng rất hài hòa, mục đích là phản ánh độ thực của hình ảnh. Nhất là các dòng TV cao cấp Bravia 4K đều có màu sắc rất chuẩn xác, dù rằng so với các hãng khác, độ rực rỡ bắt mắt không bằng. Khi chú trọng đến việc gây ấn tượng bằng cách tăng độ tương phản và độ bão hòa màu lên thì sẽ dễ dẫn đến việc sai lệch màu sắc, nếu quá tăng độ sáng mà xử lý không tốt lại ảnh hưởng đến độ chi tiết. TV Sony cao cấp luôn hướng tới sự hài hòa, cân bằng giữa các yếu tố để đạt hiệu quả hình ảnh cao nhất.
Điều đầu tiên phải nhắc đến là Độ tương phản, độ tương phản chiếm đến hơn 50% trong chất lượng hình ảnh trên TV, nếu dùng xem phim nhiều thì độ tương phản là quan trọng nhất. Hầu hết các nhà sản xuất TV đều muốn tăng độ tương phản lên mức cao nhất (cả độ tương phản tĩnh lẫn động), và ở thời điểm hiện tại, TV OLED là công nghệ đầu bảng trong việc tạo độ tương phản. Khi cần thể hiện màu đen, từng pixel có thể tắt hẳn để đạt được độ đen sâu nhất, trong khi công nghệ local dimming trên TV LCD chỉ có thể tắt đèn nền ở những vùng nhất định.
TV Sony OLED A1 cho độ tương phản phải nói là xuất sắc, nhìn vào các khoảng đen, màu đen được thể hiện rất sâu, nhưng chi tiết trong vùng tối thì lại rất hòa hợp. Độ tương phản của chiếc TV này thực sự gây ấn tượng khi bắt đầu xem phim với những cảnh tối nhiều hoặc những clip có sự tương phản rõ rệt.
Có thể nói, độ tương phản cao đã góp phần đắc lực trong việc tạo ra hình ảnh tốt nhất, choáng ngợp nhất cho những ai thưởng thức chiếc TV OLED A1.
Tiếp theo là công nghệ HDR, TV Sony OLED A1 hỗ trợ tốt tất cả các định dạng HDR thông dụng hiện nay, bao gồm HDR10, Dolby Vision (sẽ sớm update lên) và HLG. Công nghệ HDR thực sự là một bước tiến nữa của ngành công nghiệp hình ảnh, và khi áp dụng nó lên các TV OLED thì quả thật là như hổ mọc thêm cánh.
Chiếc TV này khi trình chiếu những video được quay có hiệu ứng HDR, đã thể hiện được hết những gì tinh túy nhất, không gian màu rất rộng, màu sắc hài hòa và quan trọng nhất là những vùng sáng tối đều có độ chi tiết cao. HDR giúp cho các vùng chênh lệch sáng tối, ngược sáng trên màn hình được thể hiện rõ nét hơn, không bị cháy hoặc bị quá tối, mọi thứ sẽ được trưng ra một cách sống động nhất, đẹp mắt nhất.
Đối với độ sáng, nhiều người vẫn nghĩ rằng TV OLED có độ sáng không cao, cho đến khi Bravia A1 xuất hiện. Độ sáng của chiếc TV OLED này thực sự vượt trội so với các “đồng môn” của nó, bản thân mình đã test qua các dòng TV OLED 4K khác, nhận xét là chiếc A1 này cho độ sáng cao hơn hẳn.
Độ sáng cao giúp cho hình ảnh của các video có nhiều ánh sáng sẽ sống động, tươi hơn hẳn. Tất nhiên, không thể cao bằng những chiếc TV LCD, nhưng độ sáng của OLED A1 rõ ràng vẫn dư sức thể hiện hình ảnh cần nhiều ánh sáng, có thể xem tốt ngay trong điều kiện ánh sáng phòng khách.
Đối với màu sắc, không gian màu rộng, được con chip xử lý X1 Extreme xử lý màu rất tinh tế. Màu sắc được cân chỉnh rất hài hòa, dịu mắt nhưng vẫn đảm bảo được độ thực với các bước chuyển màu nhẹ nhàng, rõ ràng, không bị gián đoạn do thiếu màu. Thông thường, những màu khó như màu đỏ, màu vàng đều dễ bị chuyển màu nếu như bộ xử lý của TV làm không tốt, nhưng với Bravia A1, màu sắc đều chuẩn xác, rõ ràng, không bị bệt màu, không bị sai màu.
Độ chi tiết hình ảnh, khi nhắc đến độ chi tiết, có lẽ với công nghệ 4K mang 8 triệu điểm ảnh, độ chi tiết dư sức đáp ứng được mức độ nhận biết của mắt người. Các hình ảnh trình diễn trên Bravia OLED A1 có độ chi tiết rất cao, có cảm giác như mọi thứ đều được đưa ra phía trước, từ cái mắt của con chim đến cái chân con kiến, đến giọt nước tung bay … tất cả đều có độ chi tiết rõ rệt.
Đối với góc nhìn, mình đã thử đứng ở các vị trí chéo góc khác nhau, màu sắc vẫn không thay đổi, ánh sáng có chút biến đổi nhưng không quá nhiều, có lẽ công nghệ OLED đã thực sự cho góc nhìn rất tốt. Việc có góc nhìn tốt sẽ giúp cho TV có được lợi thế khi nhiều người xem cùng 1 lúc, như là cả nhà quây quần xem đá banh hoặc xem một bộ phim hay chẳng hạn.
Bên cạnh đó là khả năng upscale, đa số các TV 4K của Sony đều có khả năng upscale cực tốt nhờ công nghệ upscale 4K X-Reality PRO, trên TV Bravia OLED A1 cũng như vậy. Mỗi điểm ảnh (pixel) trong bộ phim có chất lượng Full-HD 1080p qua quá trình chuyển đổi (upscale) sẽ trở thành bốn điểm ảnh trên màn hình tivi 4K. Thông thường, 4 điểm ảnh này chỉ là nhân bản của điểm ảnh gốc hoặc có rất ít sự khác biệt do phép nội suy cũng có giới hạn của nó. Riêng Sony đưa vào bộ xử lý một thư viện hình ảnh so sánh 4K gốc. Theo đó, 4 điểm ảnh tăng thêm không phải qua phép tính toán đơn thuần mà phải trải qua quá trình so sánh trực tiếp với thư viện 4K chuẩn để thêm vào các thông tin ảnh mới, làm cho hình ảnh chi tiết hơn khi xem trên màn hình tivi 4K.
Một điểm nữa, tuy nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm hình ảnh, là độ ổn định hình ảnh. Đối với những cảnh chuyện động nhanh, nếu xử lý hình ảnh không tốt thì dễ xảy ra hiện tượng bóng ma và đôi khi sẽ giật nhẹ rất nhanh, nhưng mắt vẫn nhận ra được. TV Bravia OLED A1 đã thể hiện được độ ổn định có thể nói là xuất sắc, hình ảnh mượt mà, rõ nét. Điều này chứng tỏ một lần nữa chip xử lý X1 Extreme đã làm rất tốt công việc của nó.
Nhìn chung, có thể ví Bravia A1 nhưng Batman, càng tối càng xuất sắc, nhưng ngay cả khi ở ánh sáng rực rỡ vẫn khiến người xem phải thán phục, ngưỡng mộ. TV OLED Bravia A1 có thể nói là một trong những TV có chất lượng hình ảnh tốt nhất hiện nay.
Âm thanh sống động, mạnh mẽ và lan tỏa
Âm thanh của chiếc TV này chính là một trong những điều mình ấn tượng nhất, vì mình khá quan tâm và trải nghiệm với nhiều thiết bị âm thanh khác nhau. Trên chiếc TV OLED Bravia A1, Sony dùng công nghệ âm thanh Acoustic Surface. Với 2 củ loa đặt ngay trong màn hình, Sony đã biến toàn bộ màn hình OLED thành một chiếc loa kích thước lớn, chủ yếu phát ra dải âm trung và cao. Chắc chắn khi tái tạo âm thanh như thế màn hình sẽ có rung, nhưng với việc chỉ tập trung vào phần âm có tần số cao nên độ rung rất thấp, hầu như không nhìn thấy được. Còn phần loa sub lại được đặt ở phía chân đế.
Trước đến nay, chúng ta luôn xem TV với một bộ loa được đặt ở cạnh bên hoặc cạnh dưới, hoặc phía mặt lưng, và âm thanh luôn là 1 hướng với góc phát âm khá giới hạn. Nhưng với TV OLED A1, âm thanh được phát ra từ toàn bộ mặt màn hình, nghĩa là góc phát âm rất rộng và đa hướng, lan tỏa rất mạnh mẽ.
Thực sự, khi nghe thử chất âm của chiếc TV này, mình đã rất thích, vì âm treble của nó khá mềm, chứ không gắt như một chiếc TV OLED khác có loa phát ở cạnh dưới. Tiếp đến là âm trường rất rộng, cảm giác như âm thanh sẽ bao vây quanh mình chứ không phải là đánh thẳng trực tiếp từ phía trước. Với việc có âm trường rộng, thì tái tạo âm thanh đa hướng sẽ tốt hơn rất nhiều, hiệu ứng âm thanh vòm khi xem phim sẽ rất rõ ràng và ấn tượng.
Âm bass nghe cũng rất rõ và chắc chắn, tuy nhiên, với đánh giá của mình thì bass chỉ ở mức khá tốt, chưa thể bằng được những bộ dàn loa rời gắn ngoài. Xem phim vẫn tốt đối với âm bass mà hệ thống loa Acoustic Surface tích hợp này, nhưng nếu muốn đã hơn nữa thì có lẽ phải gắn dàn loa ngoài, tất nhiên, như thế sẽ tốn kém và rắc rối trong việc lắp đặt set up hệ thống hơn.
Đánh giá chung thì âm thanh của chiếc TV này đạt trên mức kỳ vọng và rất ấn tượng với một công nghệ mới toanh, đột phá và hiệu quả cao đến như vậy.
Kết luận
TV OLED Bravia A1 quả xứng đáng là một chiếc TV có chất lượng hình ảnh tuyệt đỉnh. Mức giá cho dòng TV OLED của Sony năm nay cũng không quá cao. Nếu ai mong muốn có được một trải nghiệm hình ảnh trên cả tưởng tượng, một sự đầu tư cho tương lai với công nghệ tiên tiến thì Bravia A1 chắc chắn là lựa chọn hàng đầu không thể do dự.