Năm 2017 là một năm đầy biến động cho thị trường TV. Khi mà các công nghệ cũ trở nên già nua , sự xuất hiện của công nghệ QLED mang đến một luồng gió mới cho người dùng trên khắp thế giới.
Cái tên QLED cũng tạo ra nhiều luồng tranh cãi, bởi nhiều người vẫn nghĩ rằng công nghệ Chấm lượng tử (Quantum Dot) trên QLED có nguyên tắc hoạt động tương tự như công nghệ trên TV LED hiện tại. Tuy nhiên, nên nhớ là Quantum Dot cho phép các kỹ sư tạo ra các điểm ảnh tự phát sáng y hệt OLED. Mấu chốt ở đây là những chiếc TV QLED với điểm ảnh tự phát sáng vẫn đang nằm trong những phòng thí nghiệm bán dẫn với chi phí chế tạo vô cùng đắt đỏ.
Dù sao đi nữa, nếu nóng lòng thưởng thức QLED thì Samsung Q8C là lựa chọn hàng đầu. Chiếc TV này có độ sáng cực đại lên tới 1500 Nit, phủ hết toàn bộ 100% dải màu DCI-P3, hỗ trợ HDR 10+ và đạt chứng chỉ Ultra HD Premium của UHD Allliance.
Q8C là chiếc TV cong với thiết kế 360 độ của Samsung, mặt lưng và chân đế đều chế tác bằng kim loại. Ngoài ra, sự kết hợp của One Connect và sợi cáp quang còn giúp cho TV trở nên gọn gàng hơn.
Thiết kế 360 độ với chất liệu kim loại cao cấp
Q8C có thể được xem là bước tiến mới của Samsung trong thiết kế. Nó vẫn kế thừa kiểu dáng 360 độ trên KS9000 năm ngoái, nhưng mức độ hoàn thiện tốt hơn và sử dụng chất liệu kim loại cho toàn bộ mặt lưng lẫn chân đế.
Mặt trước được bao phủ bởi màn hình cong siêu mỏng, đường viền bao quanh chỉ là 5mm. Hơn nữa, lớp chống lóa Ultra Black làm cho màn hình trông đen và ấn tượng hơn trong phòng sáng. Lớp chống lóa này hấp thụ gần như toàn bộ ánh sáng chiếu tới và chỉ phản xạ 0,1% ánh sáng môi trường – một con số vô cùng ấn tượng.
Chân đế vẫn được làm hoàn toàn bằng crôm với kiểu hình tròn, nhằm hài hòa với tổng thể của TV. Ở trên chân đế là logo Samsung phát sáng rất đẹp, nhưng có thể tắt đi nếu thích.
Chân đế crôm cong và tuyệt đẹp.
Mặt lưng bằng kim loại, sạch sẽ và ngăn nắp.
Điểm đặc biệt của chân đế nhỏ, tròn và cong là giúp cho màn hình trông như đang lơ lửng trong không khí. Hơn nữa, chân đế nhỏ gọn không chiếm diện tích, nên có thể đặt trên bất kỳ loại kệ nào.
Sở hữu thiết kế 360 độ nên mặt sau của Q8C thực sự ấn tượng. Người dùng không thấy bất kỳ sợi dây cáp nào, bởi tất cả đã được che giấu một cách tinh tế thông qua sợi cáp quang “vô hình”, dùng để truyền tải tín hiệu giữa TV và One Connect.
Cáp quang và dây nguồn của Q8C được giấu rất kỹ bên trong chân đế, do đó, mặt lưng TV hoàn toàn bằng phẳng. Thậm chí, Samsung còn thiết kế riêng một móc treo, cho phép người dùng có thể treo TV sát rạt vào bức tường, và chỉ để hở ra sợi dây cáp quang để kết nối One Connect với TV.
Cáp quang nối giữa TV và One Connect.
Kết nối và remote khoa học, tiện lợi
Toàn bộ tín hiệu đầu vào và đầu ra của Q8C đều được truyền qua One Connect. Với sợi cáp quang dài 5 mét (có thể mở rộng ra thành 15 mét thông qua phụ kiện bán kèm), người dùng có thể di chuyển “trung tâm kết nối” đến bất cứ vị trí nào trong phòng. Sợi cáp quang này cũng đủ mỏng manh và đủ trong suốt để người dùng quên đi sự tồn tại của nó.
One Connect vẫn được Samsung thiết kế với tông màu đen bằng kim loại, nhỏ gọn và không còn gắn trực tiếp trên TV nữa. Nó có 4 cổng HDMI 2.0b – hỗ trợ độ phân giải 4K với tốc độ khung hình lên tới 60fps, HDR10, Hybrid Log Gamma, Wide Color Gamut và HDCP 2.2.
Ngoài ra, trên One Connect người dùng còn tìm thấy 3 cổng USB, cổng thu truyền hình và LAN để kết nối với mạng có dây – trong trường hợp người dùng không muốn sử dụng mạng không dây WiFi.
One Connect cung cấp đầu đủ kết nối cần thiết.
Thiết kế nhỏ gọn và có thể bố trí bất kỳ đâu.
Đi cùng One Connect là chiếc One Remote với thiết kế đến từ tương lai, bằng chất liệu kim loại, đẳng cấp và mang đến cảm giác cầm thoải mái, mát lạnh. Vị trí và số lượng nút điều khiển không khác nhiều so với remote 2016.
Số lượng nút bấm trên One Remote được Samsung tối giản, thay vào đó là tập trung vào trải nghiệm. Nút âm lượng và kênh điều chỉnh bằng cách ghạt lên và gạt xuống, riêng nút âm lượng thì có thêm lệnh mute khi ấn xuống – rất tiện lợi và khoa học. Nếu sử dụng nhiều, các nút như enter, home, back hay power đều có thể ấn mà không cần phải nhìn vào remote.
One Remote là một chiếc điều khiển universal và có thể tự động phát hiện, kết nối với các thiết bị của Samsung. Khi phát hiện một thiết bị mới được kết nối với One Connect thông qua cổng HDMI, TV sẽ tự động nhận diện để đưa vào giao diện của Smart Hub. One Remote tự động cập nhật mã và cho phép người dùng điều khiển các thiết bị tương thích.
Tính năng nhận diện tự động của One Remote rất hữu ích, và tương thích với nhiều thiết bị giải trí. Nhờ vậy, người dùng có thể loại bỏ bớt các loại remote cho từng thiết bị và có thể kiểm soát tất cả mọi thứ kết nối qua cổng HDMI chỉ với một chiếc One Remote duy nhất.
One Remote với thiết kế sang trọng và xứng tầm Q8C.
Dễ cầm và ít nút bấm.
Trong trường hợp sử dụng thiết bị di động, người dùng cũng có thể điều khiển Q8C thông qua ứng dụng Smart View. Ứng dụng này có giao diện đơn giản, hiện qua và đồng nhất với giao diện Tizen của Samsung. Thậm chí nó còn có thêm cả bản dành riêng cho iOS và Android để tăng thêm khả năng tương thích.
Hình ảnh sáng và màu sắc đậm đà
Ấn tượng đầu tiên khi trải nghiệm TV Samsung Q8C đó là hình ảnh rất sáng, màu sắc chính xác và nhiều chi tiết. Ngay cả trong môi trường nhiều ánh sáng, màn hình QLED vẫn giữ được chất lượng màu sắc và không bị lóa như trên các dòng TV giá rẻ khác.
Mặc dù sử dụng kiến trúc LED viền, nhưng Q8C có khả năng kiểm soát độ sáng đèn nền rất tốt, giúp cho màu trắng thể hiện trên màn hình rất sáng và đồng đều. Đặc biệt, các dòng QLED sử dụng một lớp vật liệu chống lóa mang tên Ultra Black, giúp hấp thụ ánh sáng từ cửa sổ hay đèn trần một cách hiệu quả, và tránh tình trạng bạc màu cho màn hình TV.
Đi cùng với kiến trúc LED viền là công nghệ làm mờ cục bộ, với khả năng kiểm soát ánh sáng trên từng vùng nhỏ. Màu đen của TV rất sâu, ngay cả khi xem trong phòng tối hoàn toàn. Hiện tượng hở sáng hay màn hình đen mờ hoàn toàn không thấy.
Màu sắc đậm đà ngay cả trong phòng sáng.
Chế độ làm mờ cục bộ trên QLED Q8C mặc định luôn được bật. Có vẻ như Samsung rất tự tin vào tính năng này, và trong trải nghiệm thực tế thì nó hoạt động thực sự đáng tiền. Những tựa phim thiên về cảnh tối như The Dark Knight Rises (2012), chi tiết tối hiện ra rõ và màu đen sâu. Cảnh Batman chạy xe trên đường phố Gotham hay các cảnh chiến đấu trong bóng đêm ấn tượng, nhiều chi tiết.
Với những người yêu mến phim hành động thì Q8C đáp ứng rất tốt nhờ tần số quét thực lên tới 200Hz. Hầu như không có bất kỳ hiện tượng bóng mờ hay giật hình nào trong quá trình xem. Chế độ Auto Motion Plus cũng cho phép đẩy tần số quét lên trên 200Hz, và mang đến cảm giác chuyển động mượt mà hơn cho nhiều người. Tuy nhiên, với những videophile khó tính thì Auto Motion Plus sử dụng thuật toán chèn dải đen lên khung hình, khiến cho nó trông hơi giả tạo.
Q8C thể hiện tốt các cảnh chuyển động nhanh.
Với những dòng màn hình cao cấp như QLED thì định dạng SDR chưa thể khai thác hiệu suất trình diễn. Nếu dùng để xem truyền hình cáp HD hay Youtube, thứ ấn tượng nhất chính là độ sáng. Còn nếu sở hữu một nguồn phim Bluray tốt, Q8C mang đến cho người xem nhiều chi tiết, với màu sắc đậm đà và hình ảnh vô cùng sắc nét.
Thử nghiệm trên các nguồn phim HDR 4K như The Revenant hay Planet Earth II thì Q8C thể hiện vô cùng ấn tượng. Dung tích màu siêu lớn và độ sáng 1500 Nit mang đến hình ảnh tuyệt đẹp và nhiều chi tiết hơn bao giờ hết. Các cảnh tối và các cảnh sáng đều hiện ra rõ nét. Đặc biệt, hình ảnh mặt trời chói chang có độ chuyển sáng rất mượt mà, khác hẳn với những TV rẻ tiền khác.
Với nguồn phim SDR, Samsung trang bị cho TV QLED tính năng HDR+, giúp nâng cấp hình ảnh SDR lên gần với hình ảnh HDR. Tuy nhiên, hầu hết videophile sẽ không thích điều này, và thực sự thì nó hoạt động không mấy ấn tượng.
Q8C có góc nhìn tương đối rộng, tuy nhiên, màu sắc vẫn sẽ bị sai lệch chút ít khi xem ở góc quá hẹp, nhỏ hơn 30 độ. Đây là điểm yếu thường thấy trên TV LED, và nó không quá nghiêm trọng trong đa số trường hợp.
Có thể phát trực tiếp các phim 4K nguyên gốc trên Q8C.
Âm thanh: ấn tượng cho một chiếc TV mỏng manh
Hầu hết những chiếc TV có thiết kể mỏng đều có chất lượng âm thanh không tốt. Nhưng điều này không đúng với Q8C.
Với kích thước trong bài đánh giá là 55 inch, chiếc TV này mang đến cảm giác âm thanh stereo tương đối tốt với trường âm rộng. Dải âm cao và trung thể hiện nhiều chi tiết, tuy nhiên, âm trầm do Q8C tái tạo không thể so sánh được với các dòng loa sounbar.
Về cơ bản, nếu bạn đủ tiền mua Samsung QLED Q8C, hãy sắm thêm một chiếc sounbar để cải thiện chất lượng âm thanh và trải nghiệm phim ảnh.
Smart TV và menu điều khiển
Samsung vẫn trung thành với nền tảng Tizen trên các dòng TV 2017. Triết lý thiết kế giao diện của thương hiệu Hàn Quốc là phẳng, đơn giản, trực quan, thực dụng, và tất cả điều này có thể tìm thấy trên Q8C.
Trong quá trình xem phim, nếu muốn chuyển nguồn nội dung hay truy cập một ứng dụng nào đó, bạn chỉ cần ấn nút Home trên remote. Giao diện của Tizen chỉ là một dải ứng dụng và các chức năng, cho phép truy cập ngay mà không cần qua nhiều thao tác.
Samsung cũng rất nỗ lực cung cấp cho người dùng Việt Nam nhiều ứng dụng bản địa. Bạn có thể xem phim thông qua ứng dụng Film+, FPT Play, Flix… Ngoài ra còn có thêm nhiều ứng dụng phổ biến khác như Youtube, trình duyệt Web và VOD.
Giao diện Tizen đơn giản.
Smart Hub với những ứng dụng hữu ích và trực quan.
Ứng dụng Film+ cung cấp miễn phí nhiều phim 4K có bản quyền.
Thay vì cung cấp hàng triệu ứng dụng nặng nề, Samsung tập trung vào các ứng dụng thường xuyên sử dụng và dễ dàng tiếp cận nhất. Đây là một hướng đi đúng đắn và chắc chắn chiếm được cảm tình của người dùng trong tương lai.
Cùng với giao diện Tizen đơn giản, menu điều khiển trên Q8C thiết kế hợp lý và khoa học. Các thông số cơ bản có thể tìm thấy ngay khi menu xổ lên. Với người dùng chuyên nghiệp hơn thì việc khám phá những thông số phức tạp cũng có thể thực hiện qua một vài thao tác nhỏ.
Kết luận
Q8C là một chiếc TV cao cấp dành cho hiện tại và tương lai. Nó sở hữu thiết kế 360 độ sang trọng, sạch sẽ, chất lượng hình ảnh tuyệt vời, đặc biệt là HDR với độ sáng lên tới 1500 Nit, hệ điều hành Tizen thực sự gọn gàng và cung cấp cho người dùng những ứng dụng hữu ích nhất.
Samsung QLED Q8C hiện được bán tại Việt Nam với 3 phiên bản là 55, 65 và 75 inch. Mức giá đề nghị tương ứng là 70, 100 và 159 triệu đồng. Tất nhiên, một số siêu thị điện máy có thể bán với mức giá thấp hơn hoặc có thêm nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Điểm mạnh
- Thiết kế đẹp, sang trọng và sạch sẽ
- Dễ dàng lắp đặt và sử dụng
- Nhiều tính năng hữu ích
- Màu sắc chính xác
- Hình ảnh nhiều chi tiết
- Dải màu rộng, đặc biệt là với HDR
- Chức năng làm mờ cục bộ hiệu quả
- Độ sáng cao, xem tốt trong phòng sáng
Điểm yếu
- Góc nhìn chưa rộng
- Đắt tiền
Cái tên QLED cũng tạo ra nhiều luồng tranh cãi, bởi nhiều người vẫn nghĩ rằng công nghệ Chấm lượng tử (Quantum Dot) trên QLED có nguyên tắc hoạt động tương tự như công nghệ trên TV LED hiện tại. Tuy nhiên, nên nhớ là Quantum Dot cho phép các kỹ sư tạo ra các điểm ảnh tự phát sáng y hệt OLED. Mấu chốt ở đây là những chiếc TV QLED với điểm ảnh tự phát sáng vẫn đang nằm trong những phòng thí nghiệm bán dẫn với chi phí chế tạo vô cùng đắt đỏ.
Samsung QLED Q8C.
Dù sao đi nữa, nếu nóng lòng thưởng thức QLED thì Samsung Q8C là lựa chọn hàng đầu. Chiếc TV này có độ sáng cực đại lên tới 1500 Nit, phủ hết toàn bộ 100% dải màu DCI-P3, hỗ trợ HDR 10+ và đạt chứng chỉ Ultra HD Premium của UHD Allliance.
Q8C là chiếc TV cong với thiết kế 360 độ của Samsung, mặt lưng và chân đế đều chế tác bằng kim loại. Ngoài ra, sự kết hợp của One Connect và sợi cáp quang còn giúp cho TV trở nên gọn gàng hơn.
Thiết kế 360 độ với chất liệu kim loại cao cấp
Q8C có thể được xem là bước tiến mới của Samsung trong thiết kế. Nó vẫn kế thừa kiểu dáng 360 độ trên KS9000 năm ngoái, nhưng mức độ hoàn thiện tốt hơn và sử dụng chất liệu kim loại cho toàn bộ mặt lưng lẫn chân đế.
Mặt trước được bao phủ bởi màn hình cong siêu mỏng, đường viền bao quanh chỉ là 5mm. Hơn nữa, lớp chống lóa Ultra Black làm cho màn hình trông đen và ấn tượng hơn trong phòng sáng. Lớp chống lóa này hấp thụ gần như toàn bộ ánh sáng chiếu tới và chỉ phản xạ 0,1% ánh sáng môi trường – một con số vô cùng ấn tượng.
Chân đế vẫn được làm hoàn toàn bằng crôm với kiểu hình tròn, nhằm hài hòa với tổng thể của TV. Ở trên chân đế là logo Samsung phát sáng rất đẹp, nhưng có thể tắt đi nếu thích.
Chân đế crôm cong và tuyệt đẹp.
Mặt lưng bằng kim loại, sạch sẽ và ngăn nắp.
Điểm đặc biệt của chân đế nhỏ, tròn và cong là giúp cho màn hình trông như đang lơ lửng trong không khí. Hơn nữa, chân đế nhỏ gọn không chiếm diện tích, nên có thể đặt trên bất kỳ loại kệ nào.
Sở hữu thiết kế 360 độ nên mặt sau của Q8C thực sự ấn tượng. Người dùng không thấy bất kỳ sợi dây cáp nào, bởi tất cả đã được che giấu một cách tinh tế thông qua sợi cáp quang “vô hình”, dùng để truyền tải tín hiệu giữa TV và One Connect.
Cáp quang và dây nguồn của Q8C được giấu rất kỹ bên trong chân đế, do đó, mặt lưng TV hoàn toàn bằng phẳng. Thậm chí, Samsung còn thiết kế riêng một móc treo, cho phép người dùng có thể treo TV sát rạt vào bức tường, và chỉ để hở ra sợi dây cáp quang để kết nối One Connect với TV.
Cáp quang nối giữa TV và One Connect.
Kết nối và remote khoa học, tiện lợi
Toàn bộ tín hiệu đầu vào và đầu ra của Q8C đều được truyền qua One Connect. Với sợi cáp quang dài 5 mét (có thể mở rộng ra thành 15 mét thông qua phụ kiện bán kèm), người dùng có thể di chuyển “trung tâm kết nối” đến bất cứ vị trí nào trong phòng. Sợi cáp quang này cũng đủ mỏng manh và đủ trong suốt để người dùng quên đi sự tồn tại của nó.
One Connect vẫn được Samsung thiết kế với tông màu đen bằng kim loại, nhỏ gọn và không còn gắn trực tiếp trên TV nữa. Nó có 4 cổng HDMI 2.0b – hỗ trợ độ phân giải 4K với tốc độ khung hình lên tới 60fps, HDR10, Hybrid Log Gamma, Wide Color Gamut và HDCP 2.2.
Ngoài ra, trên One Connect người dùng còn tìm thấy 3 cổng USB, cổng thu truyền hình và LAN để kết nối với mạng có dây – trong trường hợp người dùng không muốn sử dụng mạng không dây WiFi.
One Connect cung cấp đầu đủ kết nối cần thiết.
Thiết kế nhỏ gọn và có thể bố trí bất kỳ đâu.
Đi cùng One Connect là chiếc One Remote với thiết kế đến từ tương lai, bằng chất liệu kim loại, đẳng cấp và mang đến cảm giác cầm thoải mái, mát lạnh. Vị trí và số lượng nút điều khiển không khác nhiều so với remote 2016.
Số lượng nút bấm trên One Remote được Samsung tối giản, thay vào đó là tập trung vào trải nghiệm. Nút âm lượng và kênh điều chỉnh bằng cách ghạt lên và gạt xuống, riêng nút âm lượng thì có thêm lệnh mute khi ấn xuống – rất tiện lợi và khoa học. Nếu sử dụng nhiều, các nút như enter, home, back hay power đều có thể ấn mà không cần phải nhìn vào remote.
One Remote là một chiếc điều khiển universal và có thể tự động phát hiện, kết nối với các thiết bị của Samsung. Khi phát hiện một thiết bị mới được kết nối với One Connect thông qua cổng HDMI, TV sẽ tự động nhận diện để đưa vào giao diện của Smart Hub. One Remote tự động cập nhật mã và cho phép người dùng điều khiển các thiết bị tương thích.
Tính năng nhận diện tự động của One Remote rất hữu ích, và tương thích với nhiều thiết bị giải trí. Nhờ vậy, người dùng có thể loại bỏ bớt các loại remote cho từng thiết bị và có thể kiểm soát tất cả mọi thứ kết nối qua cổng HDMI chỉ với một chiếc One Remote duy nhất.
One Remote với thiết kế sang trọng và xứng tầm Q8C.
Dễ cầm và ít nút bấm.
Trong trường hợp sử dụng thiết bị di động, người dùng cũng có thể điều khiển Q8C thông qua ứng dụng Smart View. Ứng dụng này có giao diện đơn giản, hiện qua và đồng nhất với giao diện Tizen của Samsung. Thậm chí nó còn có thêm cả bản dành riêng cho iOS và Android để tăng thêm khả năng tương thích.
Hình ảnh sáng và màu sắc đậm đà
Ấn tượng đầu tiên khi trải nghiệm TV Samsung Q8C đó là hình ảnh rất sáng, màu sắc chính xác và nhiều chi tiết. Ngay cả trong môi trường nhiều ánh sáng, màn hình QLED vẫn giữ được chất lượng màu sắc và không bị lóa như trên các dòng TV giá rẻ khác.
Mặc dù sử dụng kiến trúc LED viền, nhưng Q8C có khả năng kiểm soát độ sáng đèn nền rất tốt, giúp cho màu trắng thể hiện trên màn hình rất sáng và đồng đều. Đặc biệt, các dòng QLED sử dụng một lớp vật liệu chống lóa mang tên Ultra Black, giúp hấp thụ ánh sáng từ cửa sổ hay đèn trần một cách hiệu quả, và tránh tình trạng bạc màu cho màn hình TV.
Đi cùng với kiến trúc LED viền là công nghệ làm mờ cục bộ, với khả năng kiểm soát ánh sáng trên từng vùng nhỏ. Màu đen của TV rất sâu, ngay cả khi xem trong phòng tối hoàn toàn. Hiện tượng hở sáng hay màn hình đen mờ hoàn toàn không thấy.
Màu sắc đậm đà ngay cả trong phòng sáng.
Chế độ làm mờ cục bộ trên QLED Q8C mặc định luôn được bật. Có vẻ như Samsung rất tự tin vào tính năng này, và trong trải nghiệm thực tế thì nó hoạt động thực sự đáng tiền. Những tựa phim thiên về cảnh tối như The Dark Knight Rises (2012), chi tiết tối hiện ra rõ và màu đen sâu. Cảnh Batman chạy xe trên đường phố Gotham hay các cảnh chiến đấu trong bóng đêm ấn tượng, nhiều chi tiết.
Với những người yêu mến phim hành động thì Q8C đáp ứng rất tốt nhờ tần số quét thực lên tới 200Hz. Hầu như không có bất kỳ hiện tượng bóng mờ hay giật hình nào trong quá trình xem. Chế độ Auto Motion Plus cũng cho phép đẩy tần số quét lên trên 200Hz, và mang đến cảm giác chuyển động mượt mà hơn cho nhiều người. Tuy nhiên, với những videophile khó tính thì Auto Motion Plus sử dụng thuật toán chèn dải đen lên khung hình, khiến cho nó trông hơi giả tạo.
Q8C thể hiện tốt các cảnh chuyển động nhanh.
Với những dòng màn hình cao cấp như QLED thì định dạng SDR chưa thể khai thác hiệu suất trình diễn. Nếu dùng để xem truyền hình cáp HD hay Youtube, thứ ấn tượng nhất chính là độ sáng. Còn nếu sở hữu một nguồn phim Bluray tốt, Q8C mang đến cho người xem nhiều chi tiết, với màu sắc đậm đà và hình ảnh vô cùng sắc nét.
Thử nghiệm trên các nguồn phim HDR 4K như The Revenant hay Planet Earth II thì Q8C thể hiện vô cùng ấn tượng. Dung tích màu siêu lớn và độ sáng 1500 Nit mang đến hình ảnh tuyệt đẹp và nhiều chi tiết hơn bao giờ hết. Các cảnh tối và các cảnh sáng đều hiện ra rõ nét. Đặc biệt, hình ảnh mặt trời chói chang có độ chuyển sáng rất mượt mà, khác hẳn với những TV rẻ tiền khác.
Với nguồn phim SDR, Samsung trang bị cho TV QLED tính năng HDR+, giúp nâng cấp hình ảnh SDR lên gần với hình ảnh HDR. Tuy nhiên, hầu hết videophile sẽ không thích điều này, và thực sự thì nó hoạt động không mấy ấn tượng.
Q8C có góc nhìn tương đối rộng, tuy nhiên, màu sắc vẫn sẽ bị sai lệch chút ít khi xem ở góc quá hẹp, nhỏ hơn 30 độ. Đây là điểm yếu thường thấy trên TV LED, và nó không quá nghiêm trọng trong đa số trường hợp.
Có thể phát trực tiếp các phim 4K nguyên gốc trên Q8C.
Âm thanh: ấn tượng cho một chiếc TV mỏng manh
Hầu hết những chiếc TV có thiết kể mỏng đều có chất lượng âm thanh không tốt. Nhưng điều này không đúng với Q8C.
Với kích thước trong bài đánh giá là 55 inch, chiếc TV này mang đến cảm giác âm thanh stereo tương đối tốt với trường âm rộng. Dải âm cao và trung thể hiện nhiều chi tiết, tuy nhiên, âm trầm do Q8C tái tạo không thể so sánh được với các dòng loa sounbar.
Về cơ bản, nếu bạn đủ tiền mua Samsung QLED Q8C, hãy sắm thêm một chiếc sounbar để cải thiện chất lượng âm thanh và trải nghiệm phim ảnh.
Smart TV và menu điều khiển
Samsung vẫn trung thành với nền tảng Tizen trên các dòng TV 2017. Triết lý thiết kế giao diện của thương hiệu Hàn Quốc là phẳng, đơn giản, trực quan, thực dụng, và tất cả điều này có thể tìm thấy trên Q8C.
Trong quá trình xem phim, nếu muốn chuyển nguồn nội dung hay truy cập một ứng dụng nào đó, bạn chỉ cần ấn nút Home trên remote. Giao diện của Tizen chỉ là một dải ứng dụng và các chức năng, cho phép truy cập ngay mà không cần qua nhiều thao tác.
Samsung cũng rất nỗ lực cung cấp cho người dùng Việt Nam nhiều ứng dụng bản địa. Bạn có thể xem phim thông qua ứng dụng Film+, FPT Play, Flix… Ngoài ra còn có thêm nhiều ứng dụng phổ biến khác như Youtube, trình duyệt Web và VOD.
Giao diện Tizen đơn giản.
Smart Hub với những ứng dụng hữu ích và trực quan.
Ứng dụng Film+ cung cấp miễn phí nhiều phim 4K có bản quyền.
Thay vì cung cấp hàng triệu ứng dụng nặng nề, Samsung tập trung vào các ứng dụng thường xuyên sử dụng và dễ dàng tiếp cận nhất. Đây là một hướng đi đúng đắn và chắc chắn chiếm được cảm tình của người dùng trong tương lai.
Cùng với giao diện Tizen đơn giản, menu điều khiển trên Q8C thiết kế hợp lý và khoa học. Các thông số cơ bản có thể tìm thấy ngay khi menu xổ lên. Với người dùng chuyên nghiệp hơn thì việc khám phá những thông số phức tạp cũng có thể thực hiện qua một vài thao tác nhỏ.
Kết luận
Q8C là một chiếc TV cao cấp dành cho hiện tại và tương lai. Nó sở hữu thiết kế 360 độ sang trọng, sạch sẽ, chất lượng hình ảnh tuyệt vời, đặc biệt là HDR với độ sáng lên tới 1500 Nit, hệ điều hành Tizen thực sự gọn gàng và cung cấp cho người dùng những ứng dụng hữu ích nhất.
Samsung QLED Q8C hiện được bán tại Việt Nam với 3 phiên bản là 55, 65 và 75 inch. Mức giá đề nghị tương ứng là 70, 100 và 159 triệu đồng. Tất nhiên, một số siêu thị điện máy có thể bán với mức giá thấp hơn hoặc có thêm nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Điểm mạnh
- Thiết kế đẹp, sang trọng và sạch sẽ
- Dễ dàng lắp đặt và sử dụng
- Nhiều tính năng hữu ích
- Màu sắc chính xác
- Hình ảnh nhiều chi tiết
- Dải màu rộng, đặc biệt là với HDR
- Chức năng làm mờ cục bộ hiệu quả
- Độ sáng cao, xem tốt trong phòng sáng
Điểm yếu
- Góc nhìn chưa rộng
- Đắt tiền