JBLLLL
Member
Đội xanh gọi thì đội đỏ trả lời!
Nói chung đây là một câu chuyện… hài. Chỉ không lâu sâu khi Nvidia trình làng GeForce GTX 1650 Super, AMD chính thức đáp trả bằng RX 5500 XT phiên bản bộ nhớ 4 GB GDDR6. Trong một diễn biến có liên quan, trước đó AMD từng sẵn sàng RX 5500 (không có hậu tố XT) để “huỷ diệt” GTX 1650 nhưng ngặt nỗi chưa kịp ra thì Nvidia đã nhanh tay củng cố vị trí bằng GTX 1650 Super. Ngặt nỗi tập 2 là GTX 1650 Super được buff “hơi mạnh tay” nên AMD phải đổi chiến lược và trình làng RX 5500 XT. Dòng RX 5500 trong truyền thuyết nghe đâu đã trở thành hàng OEM, tức là dành cho các hãng lắp máy bộ có nhã hứng thì xài.
AMD Radeon RX 5500 XT 4 GB sẽ đối đầu trực tiếp với GeForce GTX 1650 Super
Quay trở lại với RX 5500 XT thì AMD trình làng 2 phiên bản, bản 4 GB sẽ thiết lập thế cân bằng với GTX 1650 Super và bản 8 GB sẽ thế chỗ RX 590 chen vào khoảng trống không được mênh mông lắm giữa 1650 Super và 1660 Super. Dòng Sapphire Pulse RX 5500 XT mà mình đánh giá trong bài này là phiên bản 4 GB, hứa hẹn sẽ khiến các bạn game thủ tiếp tục phải đắn đo trong việc chọn lựa giữa xanh – đỏ cho vị trí card màn hình gaming phân khúc phổ thông trong mùa Xuân này. Ở Việt Nam mình Sapphire khá hiếm hàng, tuy nhiên những cái tên quen thuộc như ASUS, GIGABYTE, MSI đều có các bản custom cũng ngon không kém để bạn tha hồ mà chọn lựa.
Thông số kỹ thuật Sapphire Pulse RX 5500 XT:
Đi thẳng vào vấn đề, AMD Radeon RX 5500 XT là dòng card màn hình gaming hướng đến phân khúc phổ thông, được tối ưu để giúp các bạn trải nghiệm các tựa game eSport một cách mượt mà ở độ phân giải FullHD. So với RX 500 series trước đây sử dụng kiến trúc Polaris, lợi thế của RX 5500 XT là nó thừa hưởng kiến trúc RDNA thế hệ mới nên ít ăn điện và hoạt động mát mẻ hơn. Còn về hiệu năng thì nói chung là tiền nào của nấy thôi, bạn đừng mong đợi điều kỳ diệu.
Max setting eSport và một số game AAA ở FullHD, AMD Radeon RX 5500 XT là sự lựa chọn sáng giá ở phân khúc card màn hình gaming phổ thông
Để đánh giá sức mạnh của RX 5500 XT thì mình kết hợp nó với CPU Intel Core i7-8700K, bo mạch chủ ASUS Z370 Maximus Formula X, 16 GB Kingmax Zeus DDR4-3200, SSD 960 GB Corsair MP510, PSU FSP Hydro G 750 W. Kết quả một số bài benchmark phổ biến như sau:
Có thể thấy rằng ở độ phân giải FullHD, Radeon RX 5500 XT là một con chiến mã mạnh mẽ có thể đem lại trải nghiệm mượt mà ở những tựa game eSport như Dota 2 ở thiết lập max setting với tốc độ khung hình luôn ở mức ổn định trên 120 fps. Điều này cho phép bạn có thể tận dụng được những chiếc màn hình gaming tần số quét cao đang rất phổ biến hiện nay, giúp hình ảnh trở nên mượt mà đẹp mắt hơn nữa.
Nếu muốn thưởng thức “đỉnh cao đồ hoạ eSport” bạn thậm chí vẫn có thể đẩy lên 4K mà vẫn giữ được tốc độ khung hình 60 fps ngay cả trong những pha combat tổng hiệu ứng mù trời.
Chuyển qua tựa game chiến thuật đình đám Total Wars: Three Kingdoms, tốc độ khung hình là 126 fps khi max setting ở độ phân giải FullHD. Nói chung là chơi bao mượt.
Không hổ danh là tựa game sát phần cứng, Assassin’s Creed Odyssey chỉ đạt được trung bình 35 fps khi max setting ở FullHD. Hạ thiết lập xuống Medium giúp RX 5500 XT dễ thở hơn và đem lại cho chúng ra trung bình 73 fps, mượt hơn rất nhiều.
Tựa game bắn zombie World War Z cũng không làm khó được RX 5500 XT, max setting ở FullHD đạt tốc độ khung hình trung bình lên đến 92 fps với chế độ dựng hình DirectX 11. Bạn cũng có thể chuyển qua dựng hình bằng Vulkan, tốc độ khung hình sẽ lên hơn 100 fps.
Điểm 3Dmark của RX 5500 XT đạt 4675, một con số không mấy bất ngờ đối với phân khúc này.
Về tổng thể thì sau khi test nhanh một số bài nhẹ nhàng thì Radeon RX 5500 XT cho thấy đội đỏ đã có thêm một thành viên đáng gờm để cạnh tranh trong phân khúc card màn hình gaming phổ thông. Hiệu năng của RX 5500 XT cho phép bạn có thể vi vu mượt mà các tựa game eSport và một số game AAA với thiết lập hình ảnh cao nhất ở FullHD. Nếu có điều kiện thì bạn thậm chí có thể chơi eSport ở 4K luôn, hoặc tận dụng hết khả năng màn hình FullHD tần số quét cao. Hệ thống tản nhiệt của Sapphire Pulse RX 5500 XT hoạt động hiệu quả với nhiệt độ khi chơi game không bao giờ quá 70 độ.
Sự tối ưu của kiến trúc RDNA biến Radeon RX 5500 XT trở thành sự thay thế xứng đáng cho RX 570, RX 580.
Trong phân khúc phổ thông thì trước giờ AMD vẫn có những cái tên thuộc hàng khét tiếng như RX 570 hay RX 580 với tỉ lệ p/p cực tốt; RX 5500 XT thật ra cũng không hẳn là đột phá gì về hiệu năng nhưng kiến trúc RDNA mới giúp bạn thoả chí chơi game, không lo bị nóng, cuối tháng hoá đơn tiền điện nhẹ nhàng hơn. Kiến trúc RDNA cũng cho phép RX 5500 XT tận dụng tốt hơn được những công nghệ đời mới của AMD như Radeon Boost, hứa hẹn sẽ cải thiện đến 23% hiệu năng nhờ thay đổi linh hoạt độ phân giải trong game mà không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
Ẩn số duy nhất vào thời điểm bài viết này là RX 5500 XT hiện vẫn chưa có giá bán chính thức tại Việt Nam. Xét theo giá công bố ở nước ngoài thì RX 5500 XT bản 4 GB sẽ có giá 170 USD, trong khi bản 8 GB sẽ là 200 USD. Trong khi đó giá ở nước ngoài của GeForce GTX 1650 Super được Nvidia công bố cũng là 160 USD, về Việt Nam vào khoảng trên dưới 5 triệu tuỳ phiên bản. Nói chung là chênh lệch cũng không phải quá nhiều, hứa hẹn sẽ vẫn sẽ khiến các game thủ đang tìm kiếm card màn hình chơi Tết “lâm vào thế khó” trong thời gian tới.
Bộ ảnh Sapphire Pulse Radeon RX 5500 XT:
Nói chung đây là một câu chuyện… hài. Chỉ không lâu sâu khi Nvidia trình làng GeForce GTX 1650 Super, AMD chính thức đáp trả bằng RX 5500 XT phiên bản bộ nhớ 4 GB GDDR6. Trong một diễn biến có liên quan, trước đó AMD từng sẵn sàng RX 5500 (không có hậu tố XT) để “huỷ diệt” GTX 1650 nhưng ngặt nỗi chưa kịp ra thì Nvidia đã nhanh tay củng cố vị trí bằng GTX 1650 Super. Ngặt nỗi tập 2 là GTX 1650 Super được buff “hơi mạnh tay” nên AMD phải đổi chiến lược và trình làng RX 5500 XT. Dòng RX 5500 trong truyền thuyết nghe đâu đã trở thành hàng OEM, tức là dành cho các hãng lắp máy bộ có nhã hứng thì xài.
AMD Radeon RX 5500 XT 4 GB sẽ đối đầu trực tiếp với GeForce GTX 1650 Super
Thông số kỹ thuật Sapphire Pulse RX 5500 XT:
- Chip đồ hoạ: Navi 14
- Kiến trúc: RDNA
- Tiến trình: 7 nm
- Xung nhịp mặc định: 1737 MHz (mặc định của AMD là 1717 MHz)
- Xung nhịp boost: 1845 MHz
- Bộ nhớ: 4 GB GDDR6 – 128 bit – 1750 MHz
- Nguồn phụ: 1 x 8 pin
- Giao tiếp: PCIe 16x 4.0 (chạy ở 8x)
Max setting eSport và một số game AAA ở FullHD, AMD Radeon RX 5500 XT là sự lựa chọn sáng giá ở phân khúc card màn hình gaming phổ thông
Không hổ danh là tựa game sát phần cứng, Assassin’s Creed Odyssey chỉ đạt được trung bình 35 fps khi max setting ở FullHD. Hạ thiết lập xuống Medium giúp RX 5500 XT dễ thở hơn và đem lại cho chúng ra trung bình 73 fps, mượt hơn rất nhiều.
Tựa game bắn zombie World War Z cũng không làm khó được RX 5500 XT, max setting ở FullHD đạt tốc độ khung hình trung bình lên đến 92 fps với chế độ dựng hình DirectX 11. Bạn cũng có thể chuyển qua dựng hình bằng Vulkan, tốc độ khung hình sẽ lên hơn 100 fps.
Điểm 3Dmark của RX 5500 XT đạt 4675, một con số không mấy bất ngờ đối với phân khúc này.
Về tổng thể thì sau khi test nhanh một số bài nhẹ nhàng thì Radeon RX 5500 XT cho thấy đội đỏ đã có thêm một thành viên đáng gờm để cạnh tranh trong phân khúc card màn hình gaming phổ thông. Hiệu năng của RX 5500 XT cho phép bạn có thể vi vu mượt mà các tựa game eSport và một số game AAA với thiết lập hình ảnh cao nhất ở FullHD. Nếu có điều kiện thì bạn thậm chí có thể chơi eSport ở 4K luôn, hoặc tận dụng hết khả năng màn hình FullHD tần số quét cao. Hệ thống tản nhiệt của Sapphire Pulse RX 5500 XT hoạt động hiệu quả với nhiệt độ khi chơi game không bao giờ quá 70 độ.
Sự tối ưu của kiến trúc RDNA biến Radeon RX 5500 XT trở thành sự thay thế xứng đáng cho RX 570, RX 580.
Trong phân khúc phổ thông thì trước giờ AMD vẫn có những cái tên thuộc hàng khét tiếng như RX 570 hay RX 580 với tỉ lệ p/p cực tốt; RX 5500 XT thật ra cũng không hẳn là đột phá gì về hiệu năng nhưng kiến trúc RDNA mới giúp bạn thoả chí chơi game, không lo bị nóng, cuối tháng hoá đơn tiền điện nhẹ nhàng hơn. Kiến trúc RDNA cũng cho phép RX 5500 XT tận dụng tốt hơn được những công nghệ đời mới của AMD như Radeon Boost, hứa hẹn sẽ cải thiện đến 23% hiệu năng nhờ thay đổi linh hoạt độ phân giải trong game mà không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
Ẩn số duy nhất vào thời điểm bài viết này là RX 5500 XT hiện vẫn chưa có giá bán chính thức tại Việt Nam. Xét theo giá công bố ở nước ngoài thì RX 5500 XT bản 4 GB sẽ có giá 170 USD, trong khi bản 8 GB sẽ là 200 USD. Trong khi đó giá ở nước ngoài của GeForce GTX 1650 Super được Nvidia công bố cũng là 160 USD, về Việt Nam vào khoảng trên dưới 5 triệu tuỳ phiên bản. Nói chung là chênh lệch cũng không phải quá nhiều, hứa hẹn sẽ vẫn sẽ khiến các game thủ đang tìm kiếm card màn hình chơi Tết “lâm vào thế khó” trong thời gian tới.
Bộ ảnh Sapphire Pulse Radeon RX 5500 XT: