Hoàng Duy 33
Member
Mới đây mình đã có một bài trên tay giới thiệu cho anh em chiếc Victus 16 phiên bản Intel màu xanh đẹp hơn so với bản màu xám anh em thường thấy. Hôm nay mình sẽ gửi đến anh em bài đánh giá chi tiết về hiệu năng, khả năng chơi game của máy trong quá trình sử dụng.
Nhắc lại về cấu hình của phiên bản mình sử dụng:
Hiệu năng đo bằng phần mềm
Đầu tiên mình sẽ sử dụng một số phần mềm quen thuộc để kiểm tra hiệu năng của máy gồm Geekbench 5, 3DMark, Cinebench R23, CPU-Z, CrystalDiskMark để đo tốc độ ổ cứng. Mình sẽ thử nghiệm hiệu năng với nhiều tình huống khác nhau như cắm nguồn và chế độ Performance (trong OMEN Gaming Hub), không cắm nguồn với chế độ Performance và cuối cùng là không cắm nguồn và chế độ Quiet. Power Mode trong Windows luôn đặt ở Best performance.
Dưới đây là điểm hiệu năng đo được:
Cinebnech R23 Performance - Cắm nguồn
Cinebnech R23 Performance - dùng pin
Có thể thấy, thiết lập chế độ hiệu năng trong OMEN Gaming Hub tuy có ảnh hưởng đến hiệu năng của máy nhưng không ảnh hưởng nhiều bằng việc cắm nguồn hay sử dụng pin. Cũng không quá khó hiểu khi mà con chip Intel Core i5-11400H có thể ăn tới hơn 70W điện khi cắm nguồn, nhưng khi dùng pin thì chỉ ăn được khoảng 26W mà thôi. Tương tự với GPU, RTX 3050 Ti trên Victus 16 được thiết kế với TGP 75W và đây cũng là công suất đo được khi full load lúc cắm nguồn. Nhưng khi dùng pin thì dù chuyển sang mode nào đi nữa nó cũng chỉ ăn được khoảng 20W.
Hiệu năng chơi game
Đến phần hiệu năng chơi game, mình sẽ test với một số tựa game gồm PUBG, CS:GO, Shadow of The Tomb Raider. Ở phần này mình sẽ thử nghiệm ở chế độ Performance, cắm nguồn vì trong thực tế thì phần lớn anh em khi chơi game cũng cắm nguồn để có được hiệu suất tốt nhất.
Shadow of The Tomb Raider
CS:GO
PUBG
Nhiệt độ và độ ồn
HP cho biết Victus 16 được trang bị hệ thống tản nhiệt OMEN Tempest Cooling từ dòng OMEN cao cấp giúp tản nhiệt hiệu quả nhờ hệ thống quạt lớn, nhiều cánh hơn và luồng khí được tính toán tối ưu hơn. Victus 16 cũng từng được bình chọn là chiếc laptop có hệ thống tản nhiệt ấn tượng nhất trong phân khúc.
Trên thực tế thì bản AMD Ryzen 5 5600H sẽ mát hơn bản Intel vì CPU Intel Gen11 vẫn ăn khá nhiều điện. Trong quá trình benchmark thì đôi lúc CPU vẫn nhảy lên tới trên 95 độ. Tuy nhiên nhiệt độ khi chơi game thì duy trì ở mức khoảng 70 - 80 độ (đo bằng HwInfo64). Về GPU thì nhiệt độ dễ chịu hơn vào khoảng trên dưới 70 độ. Đây là một mức nhiệt độ có thể nói là khá dễ chịu trên một chiếc laptop gaming phổ thông. Điều quan trọng là mức nhiệt này được duy trì khá ổn định và hiệu năng của máy cũng được duy trì ổn định khi chơi game.
Về nhiệt độ trên thân máy thì máy chỉ ấm nhẹ ở phía bên trên của bàn phím còn ở phần bàn phím và kê tay thì hoàn toàn mát mẻ nhờ hệ thống tản nhiệt hiệu quả đưa hết luồng khí nóng ra phía sau.
Về độ ồn, khi full load hoạt động hết công suất thì tiếng quạt nghe khá rõ nhưng không quá ồn ào, không tạo tiếng hú khó chịu. Trong quá trình sử dụng, tiếng quạt cũng không hú lên bất ngờ mà sẽ tăng hoặc giảm từ từ khá tự nhiên.
Nhắc lại về cấu hình của phiên bản mình sử dụng:
- CPU: Intel Core i5-11400H
- GPU: NVIDIA GeForce RTX 3050 Ti
- RAM: 8GB DDR4 3200MHz (2 x 4GB) (Hỗ trợ nâng cấp 32GB)
- Ổ cứng: 512GB SSD PCIe NVMe (Còn trống 1 khe SSD M.2 PCIE, hỗ trợ PCIe 4)
- Màn hình: 16.1 inch Full HD, 144Hz
- Kết nối vật lý: 1x USB Type-C 5Gbps (hỗ trợ DP 1.4), 3 x USB Type-A 5Gbps, 1x HDMI 2.1, 1x RJ-45, 1x 3.5 mm, DC-in (adapter 200W)
- Kết nối không dây: Wi-Fi 6 AX 201 (2x2), Bluetooth v5.0
- Hệ điều hành: Windows 11 Home
- Pin: 4 Cell 70WHr
- Kích thước: 37 x 26 x 2,35 cm
- Trọng lượng: 2.46 kg
Hiệu năng đo bằng phần mềm
Đầu tiên mình sẽ sử dụng một số phần mềm quen thuộc để kiểm tra hiệu năng của máy gồm Geekbench 5, 3DMark, Cinebench R23, CPU-Z, CrystalDiskMark để đo tốc độ ổ cứng. Mình sẽ thử nghiệm hiệu năng với nhiều tình huống khác nhau như cắm nguồn và chế độ Performance (trong OMEN Gaming Hub), không cắm nguồn với chế độ Performance và cuối cùng là không cắm nguồn và chế độ Quiet. Power Mode trong Windows luôn đặt ở Best performance.
Dưới đây là điểm hiệu năng đo được:
Cinebnech R23 Performance - Cắm nguồn
Cinebnech R23 Performance - dùng pin
Có thể thấy, thiết lập chế độ hiệu năng trong OMEN Gaming Hub tuy có ảnh hưởng đến hiệu năng của máy nhưng không ảnh hưởng nhiều bằng việc cắm nguồn hay sử dụng pin. Cũng không quá khó hiểu khi mà con chip Intel Core i5-11400H có thể ăn tới hơn 70W điện khi cắm nguồn, nhưng khi dùng pin thì chỉ ăn được khoảng 26W mà thôi. Tương tự với GPU, RTX 3050 Ti trên Victus 16 được thiết kế với TGP 75W và đây cũng là công suất đo được khi full load lúc cắm nguồn. Nhưng khi dùng pin thì dù chuyển sang mode nào đi nữa nó cũng chỉ ăn được khoảng 20W.
Hiệu năng chơi game
Đến phần hiệu năng chơi game, mình sẽ test với một số tựa game gồm PUBG, CS:GO, Shadow of The Tomb Raider. Ở phần này mình sẽ thử nghiệm ở chế độ Performance, cắm nguồn vì trong thực tế thì phần lớn anh em khi chơi game cũng cắm nguồn để có được hiệu suất tốt nhất.
Shadow of The Tomb Raider
CS:GO
PUBG
Nhiệt độ và độ ồn
HP cho biết Victus 16 được trang bị hệ thống tản nhiệt OMEN Tempest Cooling từ dòng OMEN cao cấp giúp tản nhiệt hiệu quả nhờ hệ thống quạt lớn, nhiều cánh hơn và luồng khí được tính toán tối ưu hơn. Victus 16 cũng từng được bình chọn là chiếc laptop có hệ thống tản nhiệt ấn tượng nhất trong phân khúc.
Trên thực tế thì bản AMD Ryzen 5 5600H sẽ mát hơn bản Intel vì CPU Intel Gen11 vẫn ăn khá nhiều điện. Trong quá trình benchmark thì đôi lúc CPU vẫn nhảy lên tới trên 95 độ. Tuy nhiên nhiệt độ khi chơi game thì duy trì ở mức khoảng 70 - 80 độ (đo bằng HwInfo64). Về GPU thì nhiệt độ dễ chịu hơn vào khoảng trên dưới 70 độ. Đây là một mức nhiệt độ có thể nói là khá dễ chịu trên một chiếc laptop gaming phổ thông. Điều quan trọng là mức nhiệt này được duy trì khá ổn định và hiệu năng của máy cũng được duy trì ổn định khi chơi game.
Về nhiệt độ trên thân máy thì máy chỉ ấm nhẹ ở phía bên trên của bàn phím còn ở phần bàn phím và kê tay thì hoàn toàn mát mẻ nhờ hệ thống tản nhiệt hiệu quả đưa hết luồng khí nóng ra phía sau.
Về độ ồn, khi full load hoạt động hết công suất thì tiếng quạt nghe khá rõ nhưng không quá ồn ào, không tạo tiếng hú khó chịu. Trong quá trình sử dụng, tiếng quạt cũng không hú lên bất ngờ mà sẽ tăng hoặc giảm từ từ khá tự nhiên.