Bộ xử lý AMD Ryzen 7 đã đạt những thành công vang dội ở phân khúc cao cấp, trong lúc đối thủ còn chưa kịp trở tay thì AMD tiếp tục “tung đòn” Ryzen 5 để phủ ở phân khúc tầm trung và cận cao cấp.
AMD Ryzen 5 đi kèm sẵn quạt tản nhiệt hoạt động rất êm ái, hoạt động hiệu quả, nhiệt độ CPU chỉ từ 33-48 độ C kể cả khi chạy tác vụ nặng
Dòng Ryzen 5 được tung ra với khá nhiều phiên bản trải dài hiệu năng từ thấp đến cao gồm 1400, 1500X, 1600 và cao nhất là 1600X để đối đầu trực tiếp với dải sản phẩm từ Core i5 đến Core i7 dòng thường (không Extreme) của Intel.
Trên tay mình là phiên bản AMD Ryzen 5 1500X với mức giá chỉ 4.850.000, hiện đang là “chỗ” của bộ xử lý Intel Core i5-7500.
Về thông số kỹ thuật so với đối thủ, bộ xử lý Ryzen 5 1500X rõ ràng ưu thế hơn hẳn đối thủ khi sở hữu đến 4 nhân 8 luồng xử lý (3,5GHz) trong khi Core i5-7500 chỉ có 4 nhân 4 luồng (3,4GHz). Cùng được sản xuất trên tiến trình 14nm, cả hai bộ xử lý đều chỉ tiêu thụ mức điện năng 65W, khá lý tưởng cho những thùng máy nhỏ gọn tiết kiệm điện.
Là đàn em nhưng Ryzen 5 1500X vẫn được trang đầy đủ các tính năng tiên tiến của kiến trúc Zen trên Ryzen 7, không loại bỏ công nghệ siêu phân luồng SMT (simultaneous multi-threading) như các chip Core i5 của Intel (Intel gọi là Hyper-Threading). Bên trong Ryzen 1500X cũng gồm 2 cụm CCX như các bộ xử lý 8 nhân nhưng mỗi cụm chỉ có 2 nhân ở trạng thái hoạt động thay vì 4 như các CPU 8 nhân. Kiểu kiến trúc này giúp AMD dễ dàng trang bị cho Ryzen 5 1500X mức cache L3 lên đến 16MB, vượt trội hoàn toàn so với cache L3 6MB của Intel Core i5-7500
Hộp bộ xử lý in rõ hình quạt tản nhiệt chất lượng bên trong
Ryzen 5 1500X có xung nhịp mặc định 3.5GHz, có thể đạt mức xung cao nhất 3.7Ghz với tính năng tự động ép xung theo khối lượng công việc (Tương tự TubroBoost trên các bộ xử lý Intel). Cũng như các bộ xử lý Ryzen 7 cao cấp, Ryzen 5 1500X được mở sẵn hệ số nhân, nên nếu trang bị bộ tản nhiệt tốt, bạn hoàn toàn có thể tăng thêm hiệu năng mặc định của máy để làm đồ họa, chơi game, … tương tự dòng K của Intel.
Về thông số kỹ thuật đã thể hiện Ryzen 5 1500X có phần ưu thế rõ rệt so với các bộ xử lý Core i5, vậy hiệu năng thực tế thì sao, mời các bạn tiếp tục theo dõi phần kết quả thử nghiệm qua các phần mềm benchmark bên dưới.
Kết quả thử nghiệm với Cinebench R15
Điểm hiệu năng qua Geekbench 4
Điểm CPU qua công cụ PassMark
Ưu thế thể hiện rõ qua công cụ CPUZ
Mình chọn 4 phần mềm Cinebench, Geekbench, PassMark và CPUZ để so sánh hiệu năng CPU vì các phần mềm này có phép thử riêng cho phần CPU, hầu như bị ảnh hưởng rất ít bởi cấu hình.
Qua 4 công cụ benchmark, có thể thấy rõ hiệu năng xử lý đơn nhân của Ryzen 5 1500X và Core i5-7500 có phần ngang ngửa, chênh lệch không có gì đáng kể, trừ phép thử CPUZ thì chênh đến 16%.
Tuy nhiên khi qua phần xử lý đa nhân thì Ryzen 5 1500X vượt trội hoàn toàn so với đối thủ khi điểm số hiệu năng cao hơn ít nhất đến 29% trong Geekbench 4 và lên đến 34% với Cinebench R15. Điều này cho thấy ưu thế rõ rệt của công nghệ siêu phân luồng SMT được trang bị trên Ryzen 5 1500X, không bị cắt bỏ như đối thủ.
Đã tỏ rõ ưu điểm trong các ứng dụng tận dụng tốt đa luồng, nhưng với Game thì sao, đây cũng là điều mà có lẽ nhiều bạn Game thủ đang rất quan tâm, liệu khả năng chơi game của Ryzen 5 1500X đến mức nào. Mời bạn tiếp tục xem qua những kết quả xử lý số khung hình/ giây trong những game bên dưới.
Hệ thống chỉ tiêu thụ công suất điện từ 61-262W điện, khá lý tưởng cho một dòng máy High-End .
Cấu hình thử nghiệm gồm: Bo mạch chủ Gigabyte GA-AX370 Gaming 5, RAM GSKILL TRIDENT Z RGB 16GB (2x8GB) F4-3200C16D-16GTZR, Samsung 960 EVO M.2 256GB + ổ Seagate 4TB, Card đồ họa AMD RX 480 8GB GDDR5, CPU AMD Ryzen 5.
Đầu tiên với Game Liên Minh Huyền Thoại quen thuộc, mình thiết lập luôn độ phân giải 4K ở mức cấu hình cao nhất, hệ thống vẫn nhẹ nhàng vượt qua với tốc độ xử lý lên đến 160 FPS (khung hình/giây)
Với DOTA 2, một tựa game chiến thuật được đánh giá là khá nặng trong bảng cập nhật mới nhất nhưng hệ thống với Ryzen 5 1500X cũng dễ dàng vượt qua với tốc độ khung hình trung bình 130 FPS ở Full HD, 112 FPS ở độ phân giải 2K và ngay cả ở độ phân giải 4K cùng mức thiết lập đồ họa cao nhất cũng không làm khó được hệ thống khi vẫn đạt FPS tối ưu cần thiết cho chơi game là 62 FPS.
Tiếp tục với GTA 5, hệ thống dễ dàng vượt qua ở độ phân giải Full HD và 2K tại mức thiết lập cấu hình cao nhất (147 FPS Full HD và 87 FPS 2K). Ép tiếp ở độ phân giải 4K thì FPS chỉ còn trung bình 39-43, vẫn có thể chơi được nhưng đây không phải là mức FPS lý tưởng (Mức lý tưởng nên từ 60 FPS trở lên).
Thử nghiệm tiếp với một tựa game bắn súng nổi tiếng khá nặng khác Battlefield 1, hệ thống dễ dàng vượt qua mức khung hình tối ưu cho chơi game ở độ phân giải 2K trở xuống (2K 61 FPS, Full HD 81 FPS) nhưng bị đuối hẳn ở độ phân giải 4K khi có những cảnh tuột xuống dưới mức yêu cầu tối thiểu là 30 FPS.
Với tựa game mới cập nhật tối ưu để tận dụng tốt sức mạnh Ryzen là Ashes of the Singularity Escalation, hệ thống dễ dàng vượt qua mức độ phân giải 2K với tốc độ khung hình đều đạt mức tối ưu để chơi game (60FPS)
Điều này cũng được thể hiện rõ qua các kết quả 3Dmark bên dưới.
Phép thử 3DMark Sky Diver dành cho các máy tầm trung ở độ phân giải mặc định.
3DMark Sky Diver độ phân giải 2K.
Sky Diver độ phân giải 4K vẫn đạt mức khung hình quanh 60 FPS, vẫn chơi tốt.
3DMark Fire Strike dành cho các máy chơi game cao cấp, hệ thống vẫn đạt mức cận 60 FPS nên vẫn chơi được.
Với 3DMark Fire Strike Ultra thì tốc độ khung hình rất thấp, chứng tỏ hệ thống không đủ sức gánh game hạng nặng ở độ phân giải 4K.
Tóm lại với mức giá ngang bằng Intel Core i5-7500 nhưng hiệu năng vượt trội ở hầu hết ứng dụng, và các nhà sản xuất game cũng đang dần tối ưu cho khả năng xử lý đa luồng của AMD thì Ryzen 5 1500X hoàn toàn xứng đáng là một lựa chọn tuyệt vời trong tầm giá cận dưới 5 triệu.
Dòng Ryzen 5 được tung ra với khá nhiều phiên bản trải dài hiệu năng từ thấp đến cao gồm 1400, 1500X, 1600 và cao nhất là 1600X để đối đầu trực tiếp với dải sản phẩm từ Core i5 đến Core i7 dòng thường (không Extreme) của Intel.
Trên tay mình là phiên bản AMD Ryzen 5 1500X với mức giá chỉ 4.850.000, hiện đang là “chỗ” của bộ xử lý Intel Core i5-7500.
Là đàn em nhưng Ryzen 5 1500X vẫn được trang đầy đủ các tính năng tiên tiến của kiến trúc Zen trên Ryzen 7, không loại bỏ công nghệ siêu phân luồng SMT (simultaneous multi-threading) như các chip Core i5 của Intel (Intel gọi là Hyper-Threading). Bên trong Ryzen 1500X cũng gồm 2 cụm CCX như các bộ xử lý 8 nhân nhưng mỗi cụm chỉ có 2 nhân ở trạng thái hoạt động thay vì 4 như các CPU 8 nhân. Kiểu kiến trúc này giúp AMD dễ dàng trang bị cho Ryzen 5 1500X mức cache L3 lên đến 16MB, vượt trội hoàn toàn so với cache L3 6MB của Intel Core i5-7500
Hộp bộ xử lý in rõ hình quạt tản nhiệt chất lượng bên trong
Về thông số kỹ thuật đã thể hiện Ryzen 5 1500X có phần ưu thế rõ rệt so với các bộ xử lý Core i5, vậy hiệu năng thực tế thì sao, mời các bạn tiếp tục theo dõi phần kết quả thử nghiệm qua các phần mềm benchmark bên dưới.
Kết quả thử nghiệm với Cinebench R15
Điểm hiệu năng qua Geekbench 4
Điểm CPU qua công cụ PassMark
Ưu thế thể hiện rõ qua công cụ CPUZ
Qua 4 công cụ benchmark, có thể thấy rõ hiệu năng xử lý đơn nhân của Ryzen 5 1500X và Core i5-7500 có phần ngang ngửa, chênh lệch không có gì đáng kể, trừ phép thử CPUZ thì chênh đến 16%.
Tuy nhiên khi qua phần xử lý đa nhân thì Ryzen 5 1500X vượt trội hoàn toàn so với đối thủ khi điểm số hiệu năng cao hơn ít nhất đến 29% trong Geekbench 4 và lên đến 34% với Cinebench R15. Điều này cho thấy ưu thế rõ rệt của công nghệ siêu phân luồng SMT được trang bị trên Ryzen 5 1500X, không bị cắt bỏ như đối thủ.
Đã tỏ rõ ưu điểm trong các ứng dụng tận dụng tốt đa luồng, nhưng với Game thì sao, đây cũng là điều mà có lẽ nhiều bạn Game thủ đang rất quan tâm, liệu khả năng chơi game của Ryzen 5 1500X đến mức nào. Mời bạn tiếp tục xem qua những kết quả xử lý số khung hình/ giây trong những game bên dưới.
Hệ thống chỉ tiêu thụ công suất điện từ 61-262W điện, khá lý tưởng cho một dòng máy High-End .
Cấu hình thử nghiệm gồm: Bo mạch chủ Gigabyte GA-AX370 Gaming 5, RAM GSKILL TRIDENT Z RGB 16GB (2x8GB) F4-3200C16D-16GTZR, Samsung 960 EVO M.2 256GB + ổ Seagate 4TB, Card đồ họa AMD RX 480 8GB GDDR5, CPU AMD Ryzen 5.
Đầu tiên với Game Liên Minh Huyền Thoại quen thuộc, mình thiết lập luôn độ phân giải 4K ở mức cấu hình cao nhất, hệ thống vẫn nhẹ nhàng vượt qua với tốc độ xử lý lên đến 160 FPS (khung hình/giây)
Với DOTA 2, một tựa game chiến thuật được đánh giá là khá nặng trong bảng cập nhật mới nhất nhưng hệ thống với Ryzen 5 1500X cũng dễ dàng vượt qua với tốc độ khung hình trung bình 130 FPS ở Full HD, 112 FPS ở độ phân giải 2K và ngay cả ở độ phân giải 4K cùng mức thiết lập đồ họa cao nhất cũng không làm khó được hệ thống khi vẫn đạt FPS tối ưu cần thiết cho chơi game là 62 FPS.
Tiếp tục với GTA 5, hệ thống dễ dàng vượt qua ở độ phân giải Full HD và 2K tại mức thiết lập cấu hình cao nhất (147 FPS Full HD và 87 FPS 2K). Ép tiếp ở độ phân giải 4K thì FPS chỉ còn trung bình 39-43, vẫn có thể chơi được nhưng đây không phải là mức FPS lý tưởng (Mức lý tưởng nên từ 60 FPS trở lên).
Thử nghiệm tiếp với một tựa game bắn súng nổi tiếng khá nặng khác Battlefield 1, hệ thống dễ dàng vượt qua mức khung hình tối ưu cho chơi game ở độ phân giải 2K trở xuống (2K 61 FPS, Full HD 81 FPS) nhưng bị đuối hẳn ở độ phân giải 4K khi có những cảnh tuột xuống dưới mức yêu cầu tối thiểu là 30 FPS.
Với tựa game mới cập nhật tối ưu để tận dụng tốt sức mạnh Ryzen là Ashes of the Singularity Escalation, hệ thống dễ dàng vượt qua mức độ phân giải 2K với tốc độ khung hình đều đạt mức tối ưu để chơi game (60FPS)
Ở độ phân giải 4K bạn vẫn có thể chơi nếu không quá khó tính vì kể cả ở phân cảnh nặng nhất thì tốc độ khung hình vẫn đạt mức 38.5 FPS.
Nhìn chung qua các game thử nghiệm, sức mạnh của CPU AMD Ryzen hoàn toàn đủ sức khai thác hết sức mạnh của các card đồ họa tầm trung để có hệ thống chơi mượt mà các game eSports kể cả ở độ phân giải 4K. Riêng các game đồ họa hạng nặng thì bạn nên chọn các CPU Ryzen 7 cao cấp nếu muốn trải nghiệm Game ở mức đồ họa thiết lập cao, độ phân giải 4K
Điều này cũng được thể hiện rõ qua các kết quả 3Dmark bên dưới.
Phép thử 3DMark Sky Diver dành cho các máy tầm trung ở độ phân giải mặc định.
3DMark Sky Diver độ phân giải 2K.
Sky Diver độ phân giải 4K vẫn đạt mức khung hình quanh 60 FPS, vẫn chơi tốt.
3DMark Fire Strike dành cho các máy chơi game cao cấp, hệ thống vẫn đạt mức cận 60 FPS nên vẫn chơi được.
Với 3DMark Fire Strike Ultra thì tốc độ khung hình rất thấp, chứng tỏ hệ thống không đủ sức gánh game hạng nặng ở độ phân giải 4K.
Nguồn Mobilereview