AMD vừa chính thức tung ra Ryzen 3 1300X - mẫu vi xử lý mạnh nhất phân khúc phổ thông, thích hợp với những khách hàng có nhu cầu vừa phải hoặc game thủ. Ryzen 3 1300X hướng tới việc chinh phục số đông người dùng, có hiệu năng tương đối mà chi phí bỏ ra không quá lớn.
Ryzen 3 1300X có giá tham khảo khoảng 3.39 triệu đồng, tức nằm trong khoảng giữa mẫu Ryzen 3 1200 và mẫu tầm trung Ryzen 5 1400, giá tương ứng 2.71 và 4.4 triệu đồng. Đi kèm Ryzen 3 1300X là bộ tản nhiệt Wraith Stealth hoạt động êm và hiệu quả, giúp người dùng tiết kiệm chi phí, không cần trang bị thêm tản nhiệt rời.
AMD sản xuất R3 1300X trên tiến trình công nghệ mới CMOS 14 nm, giúp cải thiện hiệu năng tính toán của các nhân xử lý đến 52% so với thế hệ trước đó trong khi vẫn giữ mức năng lượng tiêu thụ tương đương. Ryzen 3 1300X cũng sử dụng đế bán dẫn Zeppelin kết hợp 2 khối vi xử lý CCX (CPU Complex) với nhau, mỗi CCX có 4 nhân xử lý nhỏ hơn, thiết kế mạch điều khiển riêng và bộ đệm thứ cấp nhằm kiểm soát tốt hơn việc sử dụng năng lượng của các thành phần đang ở trạng thái nhàn rỗi, đồng thời vẫn đảm bảo tính sẵn sàng của chúng.
Về lý thuyết, AMD Ryzen CPU có ít nhất 8 nhân xử lý nhỏ và tùy thuộc vào phân khúc thị trường mà AMD sẽ kích hoạt hoặc vô hiệu hóa một số trong chúng. Cụ thể cấu trúc R3 1300X cũng có 2+2 CCX tương tự của Ryzen 5 1500X, bên cạnh đó, AMD cũng tắt chức năng xử lý đa luồng song song SMT (Simultaneous Multithreading) của dòng Ryzen 3 nhằm tạo sự khác biệt nhằm chia rõ phân khúc thị trường.
AMD Ryzen 3 1300X hỗ trợ bộ nhớ DDR4 với băng thông rộng gấp đôi DDR3 và bổ sung tuyến PCI Express 3.0 để truyền tín hiệu trực tiếp giữa CPU và các thành phần khác, cho phép mở rộng hệ thống với SSD hiệu suất cao chuẩn NVMe đồng thời hỗ trợ thiết lập cấu hình đa card đồ họa CrossFireX với băng thông tối đa 8x – 8x.
Cấu hình thử nghiệm
Thử nghiệm ép xung Ryzen 3 1300X khá dễ dàng, với mức xung mặc định 3.5 GHz, Ryzen 3 1300X cần thêm một số tinh chỉnh về hệ số nhân và điện áp (1.4 V) để có thể đạt được mức 4 GHz. Ở xung 4 GHz, các phép thử đều được hoàn thành, dĩ nhiên nếu muốn sử dụng trong điều kiện hàng ngày, người dùng cần trang bị bộ nguồn tốt kết hợp cùng mainboard chất lượng ổn và dĩ nhiên là tản nhiệt hiệu năng cao.
Ngoại trừ những tựa game hay ứng dụng có thể tận dụng tốt hiệu năng đa luồng của vi xử lý ở thời điểm hiện tại, AMD Ryzen 3 1300X hoàn toàn có thể vượt qua các phép thử dễ dàng và ấn tượng. Nếu như muốn xây dựng cấu hình hệ thống dành cho chơi game, Ryzen 3 1300X là quá đủ, phần chi phí còn dư có thể dùng để nâng cấp đồ họa rời sẽ hiệu quả hơn.
Ryzen 3 1300X được là phiên bản rút gọn của R5 1500X khi chỉ cắt bớt tính năng SMT cùng cache và giữ nguyên hầu hết thông số kỹ thuật khác nhằm cạnh tranh trực tiếp với Core i3-7300 của Intel. Với những mẫu vi xử lý cao hơn như Core i5 hay Core i7, nếu chỉ xét trong môi trường làm việc hàng ngày và giải trí với game, sự khác biệt là không đáng kể vì nó phụ thuộc nhiều vào hiệu năng của card đồ họa. Hiệu năng xử lý đơn luồng của Ryzen 3 1300X không hề kém cạnh so với các vi xử lý tầm trung và cao cấp, tuy nhiên do chỉ có 4 nhân và không hỗ trợ công nghệ SMT (Simultaneous Multithreading) nên 1300X bị hạn chế trong các ứng dụng cần khai thác sức mạnh xử lý đa nhân, đa luồng.
Một điểm mà Ryzen 3 1300X còn chưa thể so với Intel Core i3-7300 là đồ họa tích hợp. Nếu như lắp đặt cấu hình sử dụng cho môi trường văn phòng, hệ thống xây dựng với vi xử lý Intel phổ thông sẽ dễ chịu hơn do không tốn thêm chi phí cho đồ họa rời. Và nếu xét trên cấu hình tương đương có sử dụng card đồ họa, trong trường hợp sự cố đồ họa xảy ra, Ryzen 3 1300X sẽ không thể phục vụ người dùng. Bù lại với Ryzen 3 1300X, nếu có một chút kiến thức về ép xung, bạn sẽ có thể tăng hiệu năng hệ thống thêm hơn so với Intel Core i3-7300.
Ryzen 3 1300X có giá tham khảo khoảng 3.39 triệu đồng, tức nằm trong khoảng giữa mẫu Ryzen 3 1200 và mẫu tầm trung Ryzen 5 1400, giá tương ứng 2.71 và 4.4 triệu đồng. Đi kèm Ryzen 3 1300X là bộ tản nhiệt Wraith Stealth hoạt động êm và hiệu quả, giúp người dùng tiết kiệm chi phí, không cần trang bị thêm tản nhiệt rời.
AMD sản xuất R3 1300X trên tiến trình công nghệ mới CMOS 14 nm, giúp cải thiện hiệu năng tính toán của các nhân xử lý đến 52% so với thế hệ trước đó trong khi vẫn giữ mức năng lượng tiêu thụ tương đương. Ryzen 3 1300X cũng sử dụng đế bán dẫn Zeppelin kết hợp 2 khối vi xử lý CCX (CPU Complex) với nhau, mỗi CCX có 4 nhân xử lý nhỏ hơn, thiết kế mạch điều khiển riêng và bộ đệm thứ cấp nhằm kiểm soát tốt hơn việc sử dụng năng lượng của các thành phần đang ở trạng thái nhàn rỗi, đồng thời vẫn đảm bảo tính sẵn sàng của chúng.
Về lý thuyết, AMD Ryzen CPU có ít nhất 8 nhân xử lý nhỏ và tùy thuộc vào phân khúc thị trường mà AMD sẽ kích hoạt hoặc vô hiệu hóa một số trong chúng. Cụ thể cấu trúc R3 1300X cũng có 2+2 CCX tương tự của Ryzen 5 1500X, bên cạnh đó, AMD cũng tắt chức năng xử lý đa luồng song song SMT (Simultaneous Multithreading) của dòng Ryzen 3 nhằm tạo sự khác biệt nhằm chia rõ phân khúc thị trường.
AMD Ryzen 3 1300X hỗ trợ bộ nhớ DDR4 với băng thông rộng gấp đôi DDR3 và bổ sung tuyến PCI Express 3.0 để truyền tín hiệu trực tiếp giữa CPU và các thành phần khác, cho phép mở rộng hệ thống với SSD hiệu suất cao chuẩn NVMe đồng thời hỗ trợ thiết lập cấu hình đa card đồ họa CrossFireX với băng thông tối đa 8x – 8x.
Cấu hình thử nghiệm
- CPU: AMD Ryzen 3 1300X; AMD Ryzen 5 1500X; Intel Core i3-7300; Intel Core i5-6600K
- Mainboard: GIGABYTE GA-B350-Gaming 3; ASUS MAXIMUS VIII Hero
- RAM: ADATA XPG Dazzle 32 GB DDR4-2400
- SSD: ADATA Ultimate SU800 256 GB
- VGA: ASUS Strix GTX 1080 Ti
- PSU: Corsair RM650
- OS: Windows 10 Pro x64
Thử nghiệm ép xung Ryzen 3 1300X khá dễ dàng, với mức xung mặc định 3.5 GHz, Ryzen 3 1300X cần thêm một số tinh chỉnh về hệ số nhân và điện áp (1.4 V) để có thể đạt được mức 4 GHz. Ở xung 4 GHz, các phép thử đều được hoàn thành, dĩ nhiên nếu muốn sử dụng trong điều kiện hàng ngày, người dùng cần trang bị bộ nguồn tốt kết hợp cùng mainboard chất lượng ổn và dĩ nhiên là tản nhiệt hiệu năng cao.
Ngoại trừ những tựa game hay ứng dụng có thể tận dụng tốt hiệu năng đa luồng của vi xử lý ở thời điểm hiện tại, AMD Ryzen 3 1300X hoàn toàn có thể vượt qua các phép thử dễ dàng và ấn tượng. Nếu như muốn xây dựng cấu hình hệ thống dành cho chơi game, Ryzen 3 1300X là quá đủ, phần chi phí còn dư có thể dùng để nâng cấp đồ họa rời sẽ hiệu quả hơn.
Ryzen 3 1300X được là phiên bản rút gọn của R5 1500X khi chỉ cắt bớt tính năng SMT cùng cache và giữ nguyên hầu hết thông số kỹ thuật khác nhằm cạnh tranh trực tiếp với Core i3-7300 của Intel. Với những mẫu vi xử lý cao hơn như Core i5 hay Core i7, nếu chỉ xét trong môi trường làm việc hàng ngày và giải trí với game, sự khác biệt là không đáng kể vì nó phụ thuộc nhiều vào hiệu năng của card đồ họa. Hiệu năng xử lý đơn luồng của Ryzen 3 1300X không hề kém cạnh so với các vi xử lý tầm trung và cao cấp, tuy nhiên do chỉ có 4 nhân và không hỗ trợ công nghệ SMT (Simultaneous Multithreading) nên 1300X bị hạn chế trong các ứng dụng cần khai thác sức mạnh xử lý đa nhân, đa luồng.
Một điểm mà Ryzen 3 1300X còn chưa thể so với Intel Core i3-7300 là đồ họa tích hợp. Nếu như lắp đặt cấu hình sử dụng cho môi trường văn phòng, hệ thống xây dựng với vi xử lý Intel phổ thông sẽ dễ chịu hơn do không tốn thêm chi phí cho đồ họa rời. Và nếu xét trên cấu hình tương đương có sử dụng card đồ họa, trong trường hợp sự cố đồ họa xảy ra, Ryzen 3 1300X sẽ không thể phục vụ người dùng. Bù lại với Ryzen 3 1300X, nếu có một chút kiến thức về ép xung, bạn sẽ có thể tăng hiệu năng hệ thống thêm hơn so với Intel Core i3-7300.
Nguồn: theNEXTvoz