Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

(TuanVietNam) - Cuộc đấu tranh về Hoàng Sa - Trường Sa chỉ có thể giải quyết trên cơ sở dân tộc hoá cuộc đấu tranh và quốc tế hoá vấn đề tranh chấp, nguyên trưởng ban biên giới thuộc Hội đồng Bộ trưởng, ông Lưu Văn Lợi nói.

Hơn 30 năm trước, năm 1975, trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Tổng bí thư Lê Duẩn nêu đề nghị đưa vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa ra bàn. Ông Đặng Tiểu Bình nói rồi đây hai bên sẽ bàn. Nhưng hơn 30 năm, vấn đề chủ quyền với hai quần đảo này vẫn chưa bao giờ được chính thức đưa ra bàn thảo. Việt Nam không nêu, Trung Quốc cũng lờ đi, ông Lợi cho hay.

Trong khi đó, mới đây, tháng 5/2009, trong công hàm gửi Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc tuyên bố "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và các vùng nước kế cận, và cả quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó". Và bản đồ hình lưỡi bò kèm theo của Trung Quốc nuốt tới 80% diện tích biển Đông.

Tuyên bố này nhắc người ta tới câu nói xưa của người Trung Quốc dưới chế độ phong kiến: “Dưới gầm trời này không có đất nào không là đất của vua”. Với tuyên bố mập mờ như vậy, phải chăng không vùng biển lân cận, liên quan nào không là của Trung Quốc?

bDong0.jpg


Về mặt chiến lược, Trung Quốc luôn muốn kiểm soát biển Đông, độc chiếm các quần đảo ở biển này. Quốc hội Trung Quốc đã nêu, về mặt biển, lãnh thổ của Trung Quốc bao gồm 4 quần đảo: Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa và đảo Điếu Ngư (đang tranh chấp với Nhật Bản).

Trong tuyên bố mới về đường lưỡi bò, "Trung Quốc đã mặc nhiên coi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình và xem biển Đông là ao nhà của mình", TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nói. Điều này đặt ra câu hỏi, Việt Nam phải ứng xử như thế nào để bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa?

Tập hợp sức mạnh dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền

Theo ông Lưu Văn Lợi, nguyên Trưởng ban Biên giới thuộc Hội đồng Bộ trưởng, “cuộc đấu tranh về Hoàng Sa - Trường Sa chỉ có thể giải quyết trên cơ sở dân tộc hoá cuộc đấu tranh và quốc tế hoá vấn đề tranh chấp”.

Dân tộc hoá cuộc đấu tranh nghĩa là cả dân tộc phải cùng tham gia đấu tranh thu hồi quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng.

Theo ông Lợi, hiện nay cuộc đấu tranh “vẫn còn hẹp quá, chưa có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân”. Chúng ta cần ủng hộ và tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh này nhân rộng ra.

Quốc tế hoá là đưa vấn đề ra quốc tế, nhằm đạt được sự công nhận biển Đông là một biển tự do cho mọi nước. Nếu cần thiết, có thể đưa vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa ra toà án quốc tế.

Ông Lợi chỉ rõ, Việt Nam cần “dựa vào pháp luật quốc tế và lợi dụng sự quan tâm hợp lý của các nước lớn với biển Đông để lôi kéo họ ủng hộ Việt Nam”.

Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn đúng pháp luật quốc tế với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các chính quyền của Việt Nam từ trước tới nay luôn có những hoạt động thực hiện chủ quyền của mình trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với tư cách Nhà nước một cách liên tục và hòa bình.

Trong khi đó, Trung Quốc đã nhiều lần sử dụng vũ lực để chiếm các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã được Việt Nam thực hiện chủ quyền thực tế trong nhiều năm, như chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, chiếm một số điểm trên Trường Sa năm 1988.

Tận dụng dư luận quốc tế


“Vì hoà bình và công lý, các nước sẽ ủng hộ Việt Nam để thực hiện chủ quyền và thu hổi hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa”, ông Lợi tin tưởng.

Trong quá khứ, Việt Nam đã tận dụng rất tốt dư luận quốc tế để đạt được sự ủng hộ với Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược.

Ngày nay, Việt Nam cũng cần dựa vào sự ủng hộ quốc tế để thu hồi quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng.

Đơn cử, với các nước lớn ở khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều quan tâm tới biển Đông, tới việc tự do đi lại trên biển, Việt Nam có thể tranh thủ sự ủng hộ để “cản tay” Trung Quốc.

Ở khu vực, Việt Nam hy vọng sự hợp tác của các nước ASEAN để bảo đảm quyền tự do đi lại trên biển Đông, nhất là hai nước Malaysia và Philippines có liên quan trực tiếp.

Vừa rồi, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cùng Malaysia kí vào báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý gửi lên Liên Hiệp Quốc, cũng như hợp tác phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc. “Đây là bước đi tốt trong việc quốc tế hoá" vấn đề tranh chấp liên quan đến chủ quyền biển đảo ở khu vực biển Đông, ông Lợi nhận xét.

Theo GS. Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, việc Trung Quốc phản đối đăng ký tuyên bố được hai nước Việt Nam và Malaysia cùng nhau đưa ra cũng như tuyên bố riêng rẽ của Việt Nam cũng nhằm ngăn một giải pháp quốc tế cho vấn đề này.

bDong1.jpg


Tuy nhiên, “Việt Nam đưa vấn đề này ra quốc tế để giải quyết, chứ không phải để các nước nhảy vào Hoàng Sa và Trường Sa”, ông Lợi nhấn mạnh.

Nhấn mạnh việc tăng cường đấu tranh, thế nhưng, ông Lợi cũng lưu ý, đấu tranh ở đây theo nghĩa là đấu tranh về dư luận, đấu tranh hoà bình, không phải bằng con đường bạo động.

“Đấu tranh nhưng vẫn phải giữ được tình hữu nghị và mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc… Hoàng Sa - Trường Sa là một điểm vướng trong quan hệ song phương. Việt Nam đấu tranh để thu hồi Hoàng Sa - Trường Sa chính là để giải quyết vấn đề đang ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, giúp cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc được trọn vẹn”, ông Lợi nói.

Hoàng Phương

Link : http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/7934/index.aspx
 
Ðề: Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

Em thấy ông này nói có lý quá các bác ạ.Phải tập hợp đc sức mạnh của cả dân tộc họa may mới làm chùn bước sở thích "ăn lưỡi bò" của bọn Tàu đc.VN đã từng đánh đổ 2 đế quốc Mỹ, Pháp là nhờ có sức mạnh của toàn dân, chứ kiểu tối nào cũng thấy trên TV : người phát ngôn bộ..... ông..... yêu cầu thế này thế kia, theo luật này luật kia mà có làm đc gì đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

etinvn

New Member
Ðề: Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

cái này phải có 1 tổ chức hợp pháp NN đề ra kêu gọi mới tập hợp được, chứ từng tổ chức tự phát mà hó hé là bị chộp liền
 
Ðề: Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

Dân tộc hoá cuộc đấu tranh nghĩa là cả dân tộc phải cùng tham gia đấu tranh thu hồi quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng.
Mẹ kiếp, đi biểu tình thì bị còng đầu...hài quá
 

hanoicvn

New Member
Ðề: Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

Ước gì ... ... ... ... ... ...
 

hai_duong

Member
Ðề: Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

Tôi nghĩ vụ này phải vài thế kỷ nữa mới họa may giải quyết được. Làm sao cho thằng tàu khựa này nó sợ ta?
 

haiauden

Member
Ðề: Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

Điều đơn giản nhất mà ta có thể làm: hạn chế tối đa dùng hàng TQ bao gồm quần áo, hoa quả, đồ chơi, điện tử,...
1 công đôi ba việc, vừa giảm bớt thu nhập của TQ, vừa bảo vệ sản xuất trong nước, vừa tiết kiệm ngoại tệ (cái này có liên quan đến giá cả HD và Stereo đấy nhé!), vừa bảo vệ sức khỏe gia đình khỏi mấy thứ hàng đầy chất độc của TQ.

Tổng kim ngạch ngoại thương giữa Trung Quốc và Việt Nam trong quý I/2009 đạt 3.763,905 triệu USD, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Trung Quốc xuất 2.878,034 triệu USD, Việt Nam xuất 942,936 triệu USD. Trung Quốc xuất siêu 1.878,034 triệu USD.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tieuthieugia

Well-Known Member
Ðề: Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

kdnguyen tập hợp đi nào
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

Gì chứ mainboard, video card... thì em còn biết lựa chọn thế nào ngoài hàng TQ?
 

b52g0

New Member
Ðề: Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

nhìn cái lưỡi bò ấy thì tức quá

nhiều nc cũng bị như ta, phải liên kết lại mới ổn
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

nhìn cái lưỡi bò ấy thì tức quá

nhiều nc cũng bị như ta, phải liên kết lại mới ổn

"Cái lưỡi bò" thường được thè ra từ "mồm con bò"

Tớ thích gọi nó là cái lưỡi bò, nhưng nếu gọi nó là "đường lưỡi chó" thì tớ còn thích hơn :))
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

Gì chứ mainboard, video card... thì em còn biết lựa chọn thế nào ngoài hàng TQ?

Em tuyền chơi ASUS với GIGABYTE thôi, sản xuất ở Taiwan. Hiện tại thế giới gọi là Đài Loan - trung quốc thôi chứ thằng Taiwan nó căm lục địa chả kém gì mình L-)

PS: ghét thằng tàu nên em không viết hoa chứ không phải sai chính tả đâu nhé.
 

haiauden

Member
Ðề: Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

Đài Loan & Tàu khựa còn gọi là "Tuy rằng cùng giống nhưng không chung giàn" bác ạ.
Tham vọng của Tàu khựa là nuốt sống Đài Loan, nó thèm Đài Loan còn gấp mấy lần HS, TS nhà mình :D
Hôm nay, em dặn cả nhà không bao giờ mua cái thứ Lê & Táo bán nhan nhản ở chợ nữa. Cái thứ đấy từ khi hái ở Tàu mang sang biên giới rồi đem vào SG, bày bán ở chợ, về đến nhà mình chắc cũng 4-5 tuần. Thế mà chúng nó vẫn tươi roi rói, vẫn giòn mới kinh chứ.
 

b52g0

New Member
Ðề: Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo

Đài Loan & Tàu khựa còn gọi là "Tuy rằng cùng giống nhưng không chung giàn" bác ạ.
Tham vọng của Tàu khựa là nuốt sống Đài Loan, nó thèm Đài Loan còn gấp mấy lần HS, TS nhà mình :D
Hôm nay, em dặn cả nhà không bao giờ mua cái thứ Lê & Táo bán nhan nhản ở chợ nữa. Cái thứ đấy từ khi hái ở Tàu mang sang biên giới rồi đem vào SG, bày bán ở chợ, về đến nhà mình chắc cũng 4-5 tuần. Thế mà chúng nó vẫn tươi roi rói, vẫn giòn mới kinh chứ.

thì giòn giống như vụ "TRÂN CHÂU" là cùng chứ gì =))
 
Bên trên