babyblue
Well-Known Member
Thấy trẻ em trong xóm vất vả đến trường xa vì giao thông cách trở, anh Hồ Văn Tuấn hiến khu đất gần 0,5ha để xây trường tiểu học Phong Lạc 3. Đến nay đã 2 năm, dự án vẫn dở dang, trong khi gia đình anh Tuấn lâm cảnh khổ.
Từ huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), phải mất nửa tiếng đồng hồ đi ghe mới đến được khu đất gia đình anh Tuấn hiến tặng ngành giáo dục huyện để xây trường tiểu học Phong Lạc 3. Nằm ở ấp Đất Cháy, xã Phong Lạc, khu đất đang ngổn ngang công trình xây dựng trường học dở dang, một số phòng học chưa hoàn thiện phần thô, sắt thép vươn lên tua tủa.
Đây là một trong những ngôi trường nằm trong vùng có hệ thống giao thông đặc biệt khó khăn, xây dựng từ nguồn vốn kiên cố hóa trường lớp, được khởi công vào đầu năm 2009. Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Chủ tịch UBND xã Phong Lạc cho biết, theo kế hoạch trường Tiểu học Phong Lạc 3 sẽ xây xong trước tháng 9 để kịp khai giảng năm học 2010-2011. Thế nhưng đến nay dự án đang nằm im bất động giữa khu đất cỏ mọc um ùm, trong khi nhiều học sinh ấp Đất Cháy có nguy cơ bỏ học.
Một trong những điều khiến người dân bức xúc hơn là gia cảnh của người hiến đất xây trường đang lâm vào khó khăn. Một năm trước anh Tuấn qua đời vì tai nạn lao động. Vợ anh là chị Hồ Thị Quắn phải tần tảo nuôi hai con nhỏ và mẹ chồng 82 tuổi bị bệnh suy tim.
Anh Tuấn ra đi, để lại người vợ một mình tần tảo nuôi hai con và mẹ chồng 82 tuổi. Ảnh: Thiên Phước
Anh Tuấn ra đi, để lại người vợ một mình tần tảo nuôi hai con và mẹ chồng 82 tuổi. Ảnh: Thiên Phước
Chị Quắn nhớ lại, gia đình hai bên đều nghèo khó nên sau khi cưới nhau anh Tuấn được cha mẹ cho vài công đất lung phèn. Đây cũng là tài sản lớn nhất của gia đình bên chồng, vì anh Tuấn là người trực tiếp nuôi cha mẹ. Làm lúa không hiệu quả dẫn đến thiếu ăn nên 10 năm trước, anh Tuấn mang sổ đỏ đi thế chấp để vay vốn ngân hàng được hơn chục triệu đồng. Anh dùng số tiền này để chuyển sang nuôi tôm quảng canh.
Vài năm đầu nuôi tôm, hai vợ chồng còn có tiền trả lãi. Họ lấy vốn vay đáo hạn ngân hàng đầu tư tiếp với hy vọng trúng mùa trả bớt một phần nợ gốc. Thế nhưng khoảng 5 năm trở lại đây tôm chết liên miên làm cho gia đình gần như trắng tay, nợ chồng nợ.
Đầu năm 2008, thấy hàng trăm học sinh trong ấp ngày nào cũng phải tốn tiền đón đò đi học nên anh Tuấn bàn với vợ hiến đất cho ngành giáo dục huyện xây trường tiểu học Phong Lạc 3. "Nhìn cảnh đi học vất vả của hai đứa con, tôi thấu hiểu được sự khó khăn của học sinh trong ấp nên vui vẻ cùng chồng đón đò ra UBND xã Phong Lạc trình bày nguyện vọng hiến đất xây trường", người vợ kể.
Đầu năm 2009, dự án xây trường Tiểu học Phong Lạc 3 có kinh phí đầu tư trên một tỷ đồng được khởi công, làm người dân vùng sông nước này vô cùng phấn khởi. Chủ đầu tư cho biết đây là ngôi trường đạt chuẩn, nhà thầu hứa sẽ bàn giao công trình đúng tiến độ.
Ngày ấy bà con trong xóm đến nhà anh Tuấn chia vui vì được UBND tỉnh Cà Mau tặng bằng khen với thành tích hiến đất xây trường. Anh Tuấn mở một quán nước nho nhỏ trên phần đất còn lại để vợ bán nước uống cho anh em công nhân. Chị Quắn thì hy vọng trường hoàn thành sớm, hai con được học gần nhà và bán lặt vặt quà bánh cho học sinh.
Nhưng giờ đây quán nhỏ ven sông của gia đình không bán được gì cho ai. Anh Tuấn cùng đứa con đầu là Thái Bảo phải đi hút bùn thuê để kiếm sống. Mới đây, anh Tuấn gặp tai nạn lao đồng, ngã vào máy hút bùn, tử vong, còn Thái Bảo cũng gãy xương mũi. Gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai gầy của chị Quắn.
Hôm phóng viên VnExpress.net đến nhà, chị Quắn đang dầm mưa giăng lưới kiếm vài con cá phi ở khoảnh vuông trước đây nuôi tôm để cải thiện bữa cơm cho mẹ chồng đang bị bệnh suốt tuần qua. Cháu Bảo cũng phải nghỉ học một tuần vì chứng đau đầu, viêm mũi hành hạ, còn con gái nhỏ là bé Vy thì ăn vội chén cơm nguội với nước mắm kho quẹt để kịp đón đò đến trường. Nhìn mẹ già, hai con sống kham khổ và nhớ đến chồng đã ra đi, chị Quắn khóc ròng.
Người phụ nữ cho biết: “Mẹ chồng tôi tuổi đã già lại bị suy tim. Từ ngày anh Tuấn mất đến nay tôi vay tiền vài lần đưa mẹ đi trị bệnh nhưng giờ đã hết khả năng, nợ quá hạn ở ngân hàng, lãi gộp vốn lên đến 67 triệu đồng nhưng không biết lấy tiền đâu để trả”.
Theo chị Quắn, thấy hoàn cảnh gia đình khốn khó nên ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND xã Phong Lạc khuyên chị làm đơn để xã gửi về huyện xin trợ cấp khó khăn đột xuất. Tuy nhiên, lá đơn lần đầu lãnh đạo xã nói để lạc mất, viết tiếp lá đơn thứ hai cách đây 4 tháng mà giờ chưa thấy động tĩnh gì.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Phạm Thành Ngại, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ tiền đò cho hai con chị Quắn đến hết học kỳ 1, vì hiện nay ở ấp Đất Cháy chưa có đường bộ. Đến học kỳ 2 huyện sẽ tiếp tục xem xét hình thức hỗ trợ khác nếu đường giao thông nông thôn về ấp Đất Cháy hoàn thành, để hai con chị Quắn không bị bỏ học giữa chừng.
Còn ông Nguyễn Văn Phương, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng huyện Trần Văn Thời khẳng định đã yêu cầu nhà thầu là Công ty Xây dựng T&C khẩn trương đưa vật tư, nhân công vào xây dựng trường Tiểu học Phong Lạc 3, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.
Theo ông Phương, nguyên nhân trường xây chậm là do cùng một lúc nhà thầu thi công nhiều công trình nên không đủ vốn tập trung cho trường Tiểu học Phong Lạc 3. Một phần nữa là do nguồn vốn của Nhà nước giải ngân cho dự án này chậm.
http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/11/3BA23481/
--------------------------
ông Phạm Thành Ngại, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ tiền đò cho hai con chị Quắn đến hết học kỳ 1, vì hiện nay ở ấp Đất Cháy chưa có đường bộ. Đến học kỳ 2 huyện sẽ tiếp tục xem xét hình thức hỗ trợ khác nếu đường giao thông nông thôn về ấp Đất Cháy hoàn thành, để hai con chị Quắn không bị bỏ học giữa chừng %-( %-(
Hỗ trợ tiền đò thì hỗ trợ làm gì cho mất công quá vậy cán bộ ơi >
Từ huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), phải mất nửa tiếng đồng hồ đi ghe mới đến được khu đất gia đình anh Tuấn hiến tặng ngành giáo dục huyện để xây trường tiểu học Phong Lạc 3. Nằm ở ấp Đất Cháy, xã Phong Lạc, khu đất đang ngổn ngang công trình xây dựng trường học dở dang, một số phòng học chưa hoàn thiện phần thô, sắt thép vươn lên tua tủa.
Đây là một trong những ngôi trường nằm trong vùng có hệ thống giao thông đặc biệt khó khăn, xây dựng từ nguồn vốn kiên cố hóa trường lớp, được khởi công vào đầu năm 2009. Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Chủ tịch UBND xã Phong Lạc cho biết, theo kế hoạch trường Tiểu học Phong Lạc 3 sẽ xây xong trước tháng 9 để kịp khai giảng năm học 2010-2011. Thế nhưng đến nay dự án đang nằm im bất động giữa khu đất cỏ mọc um ùm, trong khi nhiều học sinh ấp Đất Cháy có nguy cơ bỏ học.
Một trong những điều khiến người dân bức xúc hơn là gia cảnh của người hiến đất xây trường đang lâm vào khó khăn. Một năm trước anh Tuấn qua đời vì tai nạn lao động. Vợ anh là chị Hồ Thị Quắn phải tần tảo nuôi hai con nhỏ và mẹ chồng 82 tuổi bị bệnh suy tim.
Anh Tuấn ra đi, để lại người vợ một mình tần tảo nuôi hai con và mẹ chồng 82 tuổi. Ảnh: Thiên Phước
Anh Tuấn ra đi, để lại người vợ một mình tần tảo nuôi hai con và mẹ chồng 82 tuổi. Ảnh: Thiên Phước
Chị Quắn nhớ lại, gia đình hai bên đều nghèo khó nên sau khi cưới nhau anh Tuấn được cha mẹ cho vài công đất lung phèn. Đây cũng là tài sản lớn nhất của gia đình bên chồng, vì anh Tuấn là người trực tiếp nuôi cha mẹ. Làm lúa không hiệu quả dẫn đến thiếu ăn nên 10 năm trước, anh Tuấn mang sổ đỏ đi thế chấp để vay vốn ngân hàng được hơn chục triệu đồng. Anh dùng số tiền này để chuyển sang nuôi tôm quảng canh.
Vài năm đầu nuôi tôm, hai vợ chồng còn có tiền trả lãi. Họ lấy vốn vay đáo hạn ngân hàng đầu tư tiếp với hy vọng trúng mùa trả bớt một phần nợ gốc. Thế nhưng khoảng 5 năm trở lại đây tôm chết liên miên làm cho gia đình gần như trắng tay, nợ chồng nợ.
Đầu năm 2008, thấy hàng trăm học sinh trong ấp ngày nào cũng phải tốn tiền đón đò đi học nên anh Tuấn bàn với vợ hiến đất cho ngành giáo dục huyện xây trường tiểu học Phong Lạc 3. "Nhìn cảnh đi học vất vả của hai đứa con, tôi thấu hiểu được sự khó khăn của học sinh trong ấp nên vui vẻ cùng chồng đón đò ra UBND xã Phong Lạc trình bày nguyện vọng hiến đất xây trường", người vợ kể.
Đầu năm 2009, dự án xây trường Tiểu học Phong Lạc 3 có kinh phí đầu tư trên một tỷ đồng được khởi công, làm người dân vùng sông nước này vô cùng phấn khởi. Chủ đầu tư cho biết đây là ngôi trường đạt chuẩn, nhà thầu hứa sẽ bàn giao công trình đúng tiến độ.
Ngày ấy bà con trong xóm đến nhà anh Tuấn chia vui vì được UBND tỉnh Cà Mau tặng bằng khen với thành tích hiến đất xây trường. Anh Tuấn mở một quán nước nho nhỏ trên phần đất còn lại để vợ bán nước uống cho anh em công nhân. Chị Quắn thì hy vọng trường hoàn thành sớm, hai con được học gần nhà và bán lặt vặt quà bánh cho học sinh.


Nhưng giờ đây quán nhỏ ven sông của gia đình không bán được gì cho ai. Anh Tuấn cùng đứa con đầu là Thái Bảo phải đi hút bùn thuê để kiếm sống. Mới đây, anh Tuấn gặp tai nạn lao đồng, ngã vào máy hút bùn, tử vong, còn Thái Bảo cũng gãy xương mũi. Gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai gầy của chị Quắn.
Hôm phóng viên VnExpress.net đến nhà, chị Quắn đang dầm mưa giăng lưới kiếm vài con cá phi ở khoảnh vuông trước đây nuôi tôm để cải thiện bữa cơm cho mẹ chồng đang bị bệnh suốt tuần qua. Cháu Bảo cũng phải nghỉ học một tuần vì chứng đau đầu, viêm mũi hành hạ, còn con gái nhỏ là bé Vy thì ăn vội chén cơm nguội với nước mắm kho quẹt để kịp đón đò đến trường. Nhìn mẹ già, hai con sống kham khổ và nhớ đến chồng đã ra đi, chị Quắn khóc ròng.
Người phụ nữ cho biết: “Mẹ chồng tôi tuổi đã già lại bị suy tim. Từ ngày anh Tuấn mất đến nay tôi vay tiền vài lần đưa mẹ đi trị bệnh nhưng giờ đã hết khả năng, nợ quá hạn ở ngân hàng, lãi gộp vốn lên đến 67 triệu đồng nhưng không biết lấy tiền đâu để trả”.
Theo chị Quắn, thấy hoàn cảnh gia đình khốn khó nên ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND xã Phong Lạc khuyên chị làm đơn để xã gửi về huyện xin trợ cấp khó khăn đột xuất. Tuy nhiên, lá đơn lần đầu lãnh đạo xã nói để lạc mất, viết tiếp lá đơn thứ hai cách đây 4 tháng mà giờ chưa thấy động tĩnh gì.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Phạm Thành Ngại, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ tiền đò cho hai con chị Quắn đến hết học kỳ 1, vì hiện nay ở ấp Đất Cháy chưa có đường bộ. Đến học kỳ 2 huyện sẽ tiếp tục xem xét hình thức hỗ trợ khác nếu đường giao thông nông thôn về ấp Đất Cháy hoàn thành, để hai con chị Quắn không bị bỏ học giữa chừng.
Còn ông Nguyễn Văn Phương, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng huyện Trần Văn Thời khẳng định đã yêu cầu nhà thầu là Công ty Xây dựng T&C khẩn trương đưa vật tư, nhân công vào xây dựng trường Tiểu học Phong Lạc 3, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.
Theo ông Phương, nguyên nhân trường xây chậm là do cùng một lúc nhà thầu thi công nhiều công trình nên không đủ vốn tập trung cho trường Tiểu học Phong Lạc 3. Một phần nữa là do nguồn vốn của Nhà nước giải ngân cho dự án này chậm.
http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/11/3BA23481/
--------------------------
ông Phạm Thành Ngại, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ tiền đò cho hai con chị Quắn đến hết học kỳ 1, vì hiện nay ở ấp Đất Cháy chưa có đường bộ. Đến học kỳ 2 huyện sẽ tiếp tục xem xét hình thức hỗ trợ khác nếu đường giao thông nông thôn về ấp Đất Cháy hoàn thành, để hai con chị Quắn không bị bỏ học giữa chừng %-( %-(
Hỗ trợ tiền đò thì hỗ trợ làm gì cho mất công quá vậy cán bộ ơi >