Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Roman

Member
Tuanvietnam.net thường có những bài nghe rất chua (xót) và cay (đắng). Những câu hỏi tác giả đặt ra trong bài này nghe nhức nhói thiệt (in đậm).

Lâu nay, nhiều ý kiến phát biểu về giáo dục của các vị lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đều nhắc lại câu nói của bậc tiền nhân: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Tuy nhiên, việc làm sao để có được những hiền tài, những nhân tài theo đúng nghĩa của nó thì vẫn còn là một vấn đề làm đau đầu các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục và cả xã hội.

3 đến 5 điểm cũng đỗ đại học

Sự xuống cấp nghiêm trọng nền giáo dục nước nhà trong thời gian qua đã được bàn nhiều, thông qua những ý kiến thẳng thắn, những tham luận đầy trí tuệ của các nhà khoa học, nhà giáo dục nổi tiếng trong nước như GS Hoàng Tụy, GS Hồ Ngọc Đại...hay của những nhà khoa học Việt kiều tâm huyết ở nước ngoài.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, khi mới lên làm Bộ trưởng GD và ĐT, đã có những động thái, những phát biểu mạnh mẽ về công cuộc cải tổ ngành giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Đáng tiếc, đến bây giờ, khi ông đã rời nhiệm sở, theo sự phân công của cấp trên thì cái rõ nhất là ngoài việc có gần một trăm trường ĐH, cao đẳng mới được thành lập, hoặc nâng cấp (chủ yếu là ĐH dân lập, hoặc các trường cao đẳng, trung cấp nghề nâng cấp), vẫn chưa thấy một sự thay đổi nào đáng kể về cơ chế quản lý và chất lượng đào tạo.

Chất lượng đào tạo ĐH xuống cấp, chất lượng giảng viên cũng như sinh viên (từ đầu vào) suy giảm, thể hiện ở việc tuyển dụng tràn lan giảng viên và tuyển sinh ồ ạt sinh viên, quá chỉ tiêu quy định. Có những giáo viên dạy nghề sau khi trường nghề nâng cấp trở thành trường ĐH, thì nghiễm nhiên thành giảng viên ĐH (!).

Có những thí sinh thi 3 môn được 5 điểm cũng nghiễm nhiên trở thành sinh viên ĐH[2]. Rồi các hệ đào tạo tại chức (bây giờ đổi thành tên mới là "hệ vừa học vừa làm"), chuyên tu, văn bằng 2...ngành không kiểm soát nổi chất lượng cả đầu vào lẫn đầu ra. Câu nói của người xưa: "Thầy nào trò đấy" có lẽ phản ánh đúng thực trạng của nền giáo dục ĐH nước nhà chăng.

Hệ quả của giáo dục ĐH như thế, tất yếu sẽ phát sinh ra những sản phẩm không mong muốn. Nhiều giảng viên ĐH ở trạng thái làm thầy không được mà làm thợ cũng không xong, làm sao có thể tạo ra những lợi ích cho xã hội?

Tham vọng nhưng ảo tưởng

Đã thế, ngành giáo dục lại đặt mục tiêu thành lập 4 trường ĐH đẳng cấp quốc tế bằng nguồn kinh phí vay từ nước ngoài [3]. Bên cạnh đó còn có một số trường ĐH liên kết với các nước khác chuẩn bị ra đời. Trước đây, do có ý tưởng thành lập các "ĐH tầm cỡ" nhằm mục tiêu phát triển các trường ĐH xứng tầm châu lục và quốc tế nên ĐH Quốc gia Hà Nội và Đại học QG TP Hồ Chí Minh đã ra đời.

Tiếp đến một số ĐH khác được thành lập như ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế...Mỗi một ĐH này bao gồm một số trường ĐH, cao đẳng hợp thành với mục tiêu đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực...Hơn chục năm trôi qua, qui mô, chất lượng và sản phẩm của các ĐH này như thế nào xã hội cũng không biết.

Và không biết việc xây dựng 4 trường ĐH đẳng cấp quốc tế của Bộ GD và ĐT có giống việc xây dựng các ĐH "tầm cỡ" như đã nói ở trên không? Tại sao ngành không đầu tư cho những trường ĐH hàng đầu hiện có trong nước? Chỉ biết rằng tiền vay nước ngoài rồi sẽ phải trả, và người dân lao động là những người phải nộp thuế để trả những khoản nợ này.

Cơ chế xin- cho trong quản lý đào tạo, trong nghiên cứu khoa học... của giáo dục ĐH Việt Nam quá lỗi thời nhưng không sao thay đổi được, vì thực chất, việc thay đổi sẽ đụng chạm đến lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. Bên cạnh đó bệnh thành tích của những người quản lý giáo dục ĐH, của các trường ĐH, việc bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục một cách phi học thuật...đẩy nền giáo dục ĐH của Việt Nam đến chỗ sa sút, hầu như không lối thoát.

Những nhược điểm đó đã được nêu trong báo cáo Harvard bao gồm hệ thống quản lý tập trung, chịu sự chỉ đạo từ trên xuống trong cả vấn đề tuyển sinh và trả lương cho giảng viên các trường ĐH. "Tham nhũng lan tràn và việc mua bán bằng cấp, học hàm, học vị là rất phổ biến. Các hệ thống nhân sự ĐH đều mù mờ và việc bổ nhiệm thường dựa trên những tiêu chuẩn phi học thuật như thâm niên, lý lịch gia đình và chính trị, và các mối quan hệ cá nhân" (Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson)[4].

Trong mục tiêu chiến lược của mình, Bộ GD và ĐT tham vọng đến năm 2020, Việt Nam có 02 trường ĐH đứng trong top 200 ĐH hàng đầu thế giới[5]. Không biết lãnh đạo ngành giáo dục ảo tưởng hay cả xã hội bị ảo tưởng? Vì theo kết quả xếp hạng các trường ĐH tốt nhất trên thế giới năm 2009 (ARWU) của Trường ĐH Giao thông Thượng Hải công bố, không thấy có tên Trường ĐH của Việt Nam nào trong top 500 (!)

Điều đáng chú ý là trong top 200, chỉ có 22 trường ĐH ở châu Á[6]. Các trường này đều tập trung chủ yếu ở các nước như Nhật Bản, Australia, Israel. Thậm chí các nước phát triển như Hàn Quốc, Singapore hay Đài Loan chỉ đóng góp được một trường ĐH trong top 200 các trường ĐH hàng đầu thế giới.

Lẽ nào lãnh đạo Bộ GD và ĐT cho rằng từ giờ đến năm 2020, các trường ĐH đẳng cấp quốc tế của Việt Nam còn đang hình thành trên giấy tờ có thể đuổi kịp các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới với hàng chục, thậm chí hàng trăm năm lịch sử và kinh nghiệm?

Lẽ nào họ cho rằng chỉ có các trường ĐH ở Việt Nam phát triển, còn các trường ĐH khác không phát triển hay thụt lùi? Cách tư duy duy ý chí đó không thể tồn tại trong một xã hội có thông tin đa chiều. Việc phát triển một trường ĐH yêu cầu rất khắt khe cả về sự đầu tư tài chính, nhân lực...

Ai trả lời được câu hỏi này?

Philip G.Altbach, Giám đốc Trung tâm Giáo dục bậc cao quốc tế của Trường cao đẳng Boston nhận định rằng, phải mất một thời gian khá dài thì các trường ĐH ở châu Á mới có thể thực sự vươn dậy. Ông Philip cho rằng: "Không chỉ là cơ sở hạ tầng. Đó còn là văn hóa học thuật, là cách tổ chức nền giáo dục bậc cao"[7].

Ông Philip G. Altbach không nói rõ thời gian khá dài là bao nhiêu, nhưng thiết nghĩ những trường ĐH nổi tiếng của châu Á như ĐH Tokyo hay ĐH Quốc gia Australia chỉ được xếp hạng rất khiêm tốn trong top 200, thì không biết các trường ĐH ở Việt Nam đến bao giờ đứng được trong top 200 của châu Á, chứ đừng nói đến top 200 của thế giới.

Thật vậy, theo kết quả xếp hạng các ĐH châu Á 2010 do Tổ chức quốc tế Khảo sát chất lượng (Quacquarelli Symonds) thực hiện [8], trong số 200 ĐH hàng đầu của châu Á không có tên các trường ĐH của Việt Nam[9]. Trong 200 trường ĐH được xếp hạng này, có 26 trường thuộc khu vực Đông Nam Á (ASEAN), bao gồm các nước như Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, nhưng tuyệt nhiên không có một cái tên trường ĐH nào thuộc Việt Nam.

Nguồn:tuanvietnam.net/2010-05-17-dai-hoc-viet-nam-chan-khong-toi-dat-[/url]
(Em chưa đủ tiêu chuẩn post link, vui long Cut and Paste)
 

OneClick

Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Đại Học ở Việt Nam giống như học cấp 4 thôi. Thầy nói phải nghe, cấm cãi.
 

MrMilan

Banned
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Có điều kiện cứ gửi con ra nước ngoài học, xong rồi làm luôn ở bên đó đừng về nữa.
Nếu nhập tịch bên đó thì nhấc cả bố mẹ sang luôn.
Em đang tính thế đấy, mà con em mới 2 tuổi, chuẩn bị từ bây giờ là vừa
 

linhhero

New Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

quá nhiều tr đại học.Nên đã ko quản lý nổi,giờ càng khó.Đại học giờ là bình dân rồi,ai cũng có thể học Đại học.Trước kia học ĐH là niêm mơ ước,và hãnh diện.
ĐH giờ chạy theo số lượng
Có tiền + học giỏi đi du học là tốt nhất
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ac.ac.
 

Jackson

Active Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Tôi thì ở VN thôi, chả đâu = quê mình :D
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Bây giờ giới công chức đang tiến hành phổ cập cao học rồi các bác ạ. ĐH chỉ như tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 mà thôi.
1 văn phòng có 10 thằng, thì tới 6 thằng thạc sĩ, 2 thằng đang theo cao học =))
 

dichtv

Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Tội này do lão Bất Nhân, à quên Thiện Nhân gây ra: cho thành lập ồ ạt các trường ĐH, CĐ (không biết mỗi vụ được bao nhiêu?).

Tôi cũng công tác trong ngành tôi biết, các trường ĐH, CĐ mới mở làm dek gì có giảng viên ra hồn đâu. Đầy trường giữ lại bọn ngày xưa học CĐ thậm chí cả trung cấp, khi trường lên ĐH chúng nó thành giảng viên hết. Theo thống kê, số giáo cả nước chắc chỉ nhiều hơn số trường ĐH một ít, thế mà trường nào cũng có hồ sơ đến hàng chục giáo sư. Bản thân cơ quan tôi, rất nhiều người cho mượn bằng Th.S, T.S (mượn đúng nghĩa, không có tiền đâu - do quan hệ mà) để bọn các trường "lông gà, lông vịt" nâng cấp lên ĐH, CĐ. Mà không phải 1 trường mượn đâu, một cái bằng Th.S, TS đi công chứng xong làm thành nhiều cái hồ sơ cho nhiều trường mượn, mà dek biết cái trường đó mặt mũi ra sao nữa.

Giảng viên thì như thế, còn các trường dân lập, tư thục thì tận thu, tận thu và...tận thu. Đầu tư cho cơ sở vật chất thì chỉ được cái bề ngoài. Phòng thí nghiệm, thực hành dek có cái gì (không hiểu bọn đi khảo sát không có chuyên môn hay bị cái phong bì nó bịt mắt). Giảng viên thì đi thuê như ăn đong, mà chỉ thích thuê bọn nào rẻ rẻ 1 chút - thế thì lấy đâu ra người giỏi??? Đã trả thấp lại còn thu "thuế thu nhập cá nhân" - mà mình có cho nó mã số thuế đâu cơ chứ. Sinh viên thì toàn bọn thi 3 môn chưa qua sàn, tóc thì xanh xanh đỏ đỏ, khuyên tai 2, 3 cái, dạy chúng nó phải cẩn thận không là ăn đòn đấy. Vì vậy có đi dạy cũng là cho hết giờ, tâm huyết làm dek gì cho mệt.

Như vậy, chất lượng ở đâu ra? Mà lại có nghịch lý này nữa, bọn SV các trường ấy như vậy, nhưng điểm của chúng nó lại cao (khi đi dạy sẽ được gợi ý như vậy), ra trường bằng khá giỏi nhiều như lợn con, trong khi đó các trường dạy - học tử tế thì điểm lại thấp hơn. Khi đi xin việc (nhất là xin vào cơ quan của bổ thằng học dân lập chẳng hạn) thì ưu thế sẽ thuộc về bọn lông gà lông vịt.

Còn nhiều , nhiều cái mữa, có nói đến mai cũng không hết được đâu, "thối" lắm các bác ạ!
 

symphony

Well-Known Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Nghe nói VN mình có nhiều Giáo sư, Phó GS, Tiến Sĩ nhất thế giới đấy các bác ạ.

:)) :))
 

Jackson

Active Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Tội này do lão Bất Nhân, à quên Thiện Nhân gây ra: cho thành lập ồ ạt các trường ĐH, CĐ (không biết mỗi vụ được bao nhiêu?).

Trông mặt mũi cũng lừa tình bác nhỉ, tôi thấy từ khi lão lên sao lắm vụ lùm xùm liên quan đên nghành GD thế :-t
 

nta139

Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

bạn mình không tốt nghiệp đại học được (nợ khá nhiều môn)...
vậy mà... bây giờ gặp lại... nó sắp có bằng tiến sĩ rồi (nó đi làm khi chưa có bằng đại học + nơi ở cũng cách xa TPHCM + chả thấy nó đi học bao giờ...)... thật là đỡ không nổi... ;)) ;))

p/s: lão Thiện Nhân... chỉ được cái to còi :p nói toàn chuyện viễn tưởng :p lão ấy mà làm đạo diễn phim Sci-Fi chắc vô đối ;))
 

sun ce

Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Có điều kiện cứ gửi con ra nước ngoài học, xong rồi làm luôn ở bên đó đừng về nữa.
Nếu nhập tịch bên đó thì nhấc cả bố mẹ sang luôn.
Em đang tính thế đấy, mà con em mới 2 tuổi, chuẩn bị từ bây giờ là vừa

Tới khi con anh lớn rồi, có khi VN ra cái luật cấm du học ấy chứ. Nói gì thì nói, sv như tụi em đi học còn thấy chán nản với chính cái trường của mình thì nói gì! Bạn bè mỗi đứa học một trường từ bình thường cho tới hàng top, gặp nhau toàn thấy chửi cái nơi đang đào tạo mình. Mặt trái thì chỉ có người trong cuộc mới nhìn thấy. Còn đâu toàn là hoa mỹ cả. Thương cho mấy cô cậu sắp thi đợt tới, cố gắng nhiều cuối cùng nhận lại sự chán nản y hệt những lớp đi trước
 

leminhhai

Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Nói chung đảng và nhà nước ta thấy rõ mọi vấn đề cho nên Lão Thiện Nhân làm một thời gian thấy ko ổn nên chuyển hắn sang công tác khác : lên làm thủ tướng 8-}8-}
 

dichtv

Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Nói chung đảng và nhà nước ta thấy rõ mọi vấn đề cho nên Lão Thiện Nhân làm một thời gian thấy ko ổn nên chuyển hắn sang công tác khác : lên làm thủ tướng 8-}8-}

Sau này thấy làm phó thủ tướng không ổn sẽ chuyển công tác khác: làm...thủ tướng. Chính sách của Đảng ta là thế mà. Mà làm thủ tướng không ổn thì chuyển đi đâu được nhỉ? Hay cho làm MOD diễn đàn này các bác nhể?
 

mjfcvn

Banned
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Việt Nam thì trình độ tiến sỹ là nhiều nhất Thế giới ... ấy thế nên bọn Tư bẩn Mỹ mới bái phục ta !
 
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Tập trung vào ĐH nên bỏ qua cái lao động dưới. nước mình luôn thiếu công nhân có tay nghề. Nói thật là đi làm công nhân bây h thì chả cần học, nó yêu cầu bằng tn cấp 2-3 cho nó có ấy mà, làm công nhân ở đâu thì học việc tại đó. Mấy nước châu Á tập trung vào ĐH quá, bên Âu, nghề sửa nước kiếm cũng khá lắm
 

utunbu

Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Cũng không biết nó xếp hạng theo tiêu chí gì các bác nhỉ ? nhưng cái khoa của em thấy bảo được top 10 khoa của Đông Nam Á nên bây giờ khóa em đã chia tay gần 100 về nhà trong khi đó lấy vào có 260 :|
 

satan85

Well-Known Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Bây h chính ra làm công nhân có tay nghề vững còn lắm tiền hơn cái bằng ĐH vs CĐ.
Anh bạn em mới tốt nghiệp cấp 3, đi học thêm cái nghề cơ khí ở đâu ấy, rồi anh ấy kiếm bừa thêm cái bằng trung cấp thế là ok. H kiếm lẹt đẹt tháng 6,7 tr. Thử hỏi mấy bác tốt nghiệp ĐH loại giỏi ra kiếm đc có nổi 3tr/tháng không. Hay là phỏng vấn mấy câu đã bị đuổi vì chỉ học chay.

tuy theo từeng nguơig chứ bác, bác lấy cái anh công nhân nào đó may mằn (có thể giỏ hoặc không) luơng tháng được chừng đó tiền, còn các anh e công nhân còn lại cộng lại chia trung bình có được chừng đó không, đại học cũng vậy có anh lương như chú nói chưa tới 3t, nhưng có anh thì vô đôi sao lại nói đại học lương thấp hơn công nhân được, cụ thể như e có khi làm mỗi tháng 2t có khi mỗi tháng 20t cũng thấy bình thường
 
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

tuy theo từeng nguơig chứ bác, bác lấy cái anh công nhân nào đó may mằn (có thể giỏ hoặc không) luơng tháng được chừng đó tiền, còn các anh e công nhân còn lại cộng lại chia trung bình có được chừng đó không, đại học cũng vậy có anh lương như chú nói chưa tới 3t, nhưng có anh thì vô đôi sao lại nói đại học lương thấp hơn công nhân được, cụ thể như e có khi làm mỗi tháng 2t có khi mỗi tháng 20t cũng thấy bình thường

có ngành học ĐH chính quy đàng hoàng mà ra trường kiếm cũng chả được bao nhiêu. Nhiều công nhân cũng có lương cao. vd như công nhân điện tử,cơ khí lắp ráp đó. cái ngành này thì cần có tay nghề mà, mà nước mình có đào tạo đâu. đi làm ở đâu thì học ở đó
 

nguyencn

New Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

Có những thí sinh thi 3 môn được 5 điểm cũng nghiễm nhiên trở thành sinh viên ĐH[2].

Những chuyện khác e không bàn, nhưng bác chỉ đâu ra được sinh viên nào đang học đại học mà thi 3 môn có 5 điểm?????
 

HHLONG

Member
Ðề: Đại học Việt Nam: "Chân không tới đất..."

bố già của em hồi đó làm bảo vệ trường đại học kinh tế nên biết nhiều chuyện vui lắm, vui nhất là có bạn thí sinh thi đại hoc 3 môn + lại chưa được 1 điểm (tức mỗi môn được có 0.25).
 
Bên trên