Nhờ vào những hiệu quả mà điện toán đám mây mang lại tròng vòng 5 năm nay, những ứng dụng web nay chỉ cần bỏ chi phí rất nhỏ. Vì vậy, những công ty dính dáng tới web mọc lên như nấm, liên quan từ chia sẻ ảnh, giá rẻ hằng ngày, kế hoạch du lịch, hoặc tương tự. Đã đến lúc nên gộp chung các ứng dụng web và ứng dụng mobile.
Gần đây, có nhiều công ty còn tạo ra hiệu quả cao hơn thế nữa. Những công ty đi từ chỗ thiếu vốn và hạn chế cho tới khi phát triển thành những tập đoàn có vốn lớn và đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu ở trường đại học với đội ngũ sáng lập viên mới mẻ. Có lẽ đã đến lúc những người khởi sự kinh doanh nên tận dụng thiên thời, địa lợi để giải quyết những vấn đề lớn hơn, thay vì chỉ tạo ra 1 ứng dụng theo phong cách khác biệt.
Theo Gigaom, ta hãy suy nghĩ "lớn hơn" một chút thông qua những điểm sau:
Tiền mới đang được đầu tư vào những ý tưởng lớn
Đồng ý rằng trong kinh doanh thuyền to thì sóng lớn, thế nhưng đã có rất nhiều người bỏ tiền đầu tư vào những công nghệ kế tiếp. Thậm chí, có dịch vụ chia sẻ ảnh sắp khánh thành có vốn đầu tư tới 41 triệu đôla (Dịch vụ Color). Một số nhà đầu tư công nghệ khác vẫn tập trung vào những "miếng bánh" ăn chắc trong ngắn hạn. Tuy vậy, rất nhiều người vẫn tìm kiếm để đầu tư vào những cách tân rộng lớn, dài hạn.
Breakout Labs của Peter Thiel là một trong những ví dụ hiển hiện nhất. Breakout Labs sẽ hướng đến mục tiêu cấp quỹ cho những nghiên cứu mới - là những cơ hội thu hút vốn từ những quỹ đầu tư hay trợ cấp của chính quyền (Hoa Kỳ). Mới đây, Thiel vừa phát biểu rằng ông không xem iPhone như là 1 món hàng đột phá công nghệ. Đồ chơi và game như vậy cũng đủ rồi, đã đến lúc nên làm điều gì đó lớn lao hơn.
Siêu máy tính sẽ trở nên phổ thông
Hệ thống HPC tại Argonne National Labs
Có thể không phải tất cả những điều lớn lao cần làm đều đòi hỏi tiền nhiều. Nếu cần thứ gì đó phức tạp như du hành vũ trụ, dược liệu mới, thiết bị y khoa, động cơ phản lực…, thì bạn cần phải có điện toán hiệu năng cao (high-performance computing HPC). HPC giải quyết những vấn đề cấp cao của khoa học và máy tính nhờ vào việc sử dụng nhiều máy tính mạnh để giải quyết vấn đề phức tạp và liên quan nhiều phía.
Từ trước đến nay, những người có khả năng nghĩ tới HPC chỉ là chính quyền, quân đội, trường đại học có nhiều tiền, hoặc những tập đoàn lớn.
Thế nhưng, năm ngoái Amazon đã bắt đầu đưa ra dịch vụ HPC với tên gọi Cluster Compute, giống như cách Amazon đã thực hiện với dịch vụ EC2. Với dịch vụ này của Amazon, người dùng có thể tiếp cận được 500 siêu máy tính mạnh nhất hành tinh giá khoảng 1.000 đôla (~22 triệu). Do đó, những công cụ như CUDA hay OpenGL sẽ giúp lập trình viên khai thác sức mạnh của phần cứng mà không cần phải có thêm 1 ngôn ngữ lập trình đặc biệt.
Chính điều này kéo HPC ra khỏi vương quốc dành riêng cho các khoa học gia và mang HPC lại gần hơn những kỹ sư phần mềm, giúp giải quyết những vấn đề kỹ thuật điện toán hóc búa và xây dựng những hình mẫu dự kiến.
Công nghệ in 3-D sẽ đi vào thực tế
Mẫu chi tiết máy in bằng công nghệ 3D của Mcor Technologies
Một khi thử thách công nghệ bị HPC đánh bại, việc cần làm còn lại là xây dựng hình mẫu và sản xuất. Quá trình này vẫn còn rất xa và hao tốn nhiều chi phí, vì thế rất nhiều người vẫn trung thành với vương quốc ảo. Nhưng sự ra đời của công nghệ in 3D làm việc lên mẫu 1 thiết kế mới rẻ và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ngày nay thì công nghệ in 3D đã được thực tế hóa đến đâu rồi? Hiện tại công nghệ này đã tiến đến cấp độ người tiêu dùng, người cầm đèn đi trước là MakerBot với sản phẩm máy in 3D Thing-O-Matic. Thiết bị có giá 1.200 đôla (~25.5 triệu) giúp thực hiện dễ dàng những sản phẩm đồ chơi hay thiết bị nhỏ. Thiết bị từ Mcor Technologies thì hướng đến những khuôn mẫu phức tạp hơn ở cấp độ công ty.
Dĩ nhiên, cũng có thể bán thẳng mẫu thiết kế cho một công ty lớn hơn, bỏ qua bước lên mẫu. Nhưng nếu người thiết kế muốn kiểm soát được nhiều mặt hơn khi mặt hàng đang trên chuyền sản xuất, công nghệ in 3D thật sự phù hợp, đặc biệt với những công ty vừa và nhỏ.
Xu hướng khởi nghiệp mới của thời đại kế tiếp sẽ là gì?
Nếu mọi thứ diễn ra như dự đoán thì những người khởi nghiệp kinh doanh thông minh của tương lai gần có thể sẽ không chỉ nghĩ đến cách tạo hệ thống nhà hàng hoàn hảo mà còn thiết kế những đôi cánh máy bay hiệu quả dành cho máy bay phản lực, hoặc 1 thiết bị nhỏ xíu để hiển thị mức độ enzyme trong thận hoặc thậm chí là hệ thống tiếp đất cho Mars Rover đổ bộ lên sao Hỏa. SpaceX và Virgin Galactic của Elon Musk và Richard Branson ra đời củng cố thêm dự đoán này.
Ngày nay, rất nhiều công ty ra đời từ vườn ươm tài năng giống như Y-Combinator và 500 ứng dụng web mở đầu hướng đến người tiêu dùng. Hi vọng ngày càng có nhiều tài năng được vun trồng đúng chỗ để làm ra những điều lớn lao hơn nữa. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự quan tâm của cả ngành công nghiệp công nghệ, cũng như giới truyền thông.
Gần đây, có nhiều công ty còn tạo ra hiệu quả cao hơn thế nữa. Những công ty đi từ chỗ thiếu vốn và hạn chế cho tới khi phát triển thành những tập đoàn có vốn lớn và đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu ở trường đại học với đội ngũ sáng lập viên mới mẻ. Có lẽ đã đến lúc những người khởi sự kinh doanh nên tận dụng thiên thời, địa lợi để giải quyết những vấn đề lớn hơn, thay vì chỉ tạo ra 1 ứng dụng theo phong cách khác biệt.
Theo Gigaom, ta hãy suy nghĩ "lớn hơn" một chút thông qua những điểm sau:
Tiền mới đang được đầu tư vào những ý tưởng lớn
Đồng ý rằng trong kinh doanh thuyền to thì sóng lớn, thế nhưng đã có rất nhiều người bỏ tiền đầu tư vào những công nghệ kế tiếp. Thậm chí, có dịch vụ chia sẻ ảnh sắp khánh thành có vốn đầu tư tới 41 triệu đôla (Dịch vụ Color). Một số nhà đầu tư công nghệ khác vẫn tập trung vào những "miếng bánh" ăn chắc trong ngắn hạn. Tuy vậy, rất nhiều người vẫn tìm kiếm để đầu tư vào những cách tân rộng lớn, dài hạn.
Breakout Labs của Peter Thiel là một trong những ví dụ hiển hiện nhất. Breakout Labs sẽ hướng đến mục tiêu cấp quỹ cho những nghiên cứu mới - là những cơ hội thu hút vốn từ những quỹ đầu tư hay trợ cấp của chính quyền (Hoa Kỳ). Mới đây, Thiel vừa phát biểu rằng ông không xem iPhone như là 1 món hàng đột phá công nghệ. Đồ chơi và game như vậy cũng đủ rồi, đã đến lúc nên làm điều gì đó lớn lao hơn.
Siêu máy tính sẽ trở nên phổ thông
Hệ thống HPC tại Argonne National Labs
Có thể không phải tất cả những điều lớn lao cần làm đều đòi hỏi tiền nhiều. Nếu cần thứ gì đó phức tạp như du hành vũ trụ, dược liệu mới, thiết bị y khoa, động cơ phản lực…, thì bạn cần phải có điện toán hiệu năng cao (high-performance computing HPC). HPC giải quyết những vấn đề cấp cao của khoa học và máy tính nhờ vào việc sử dụng nhiều máy tính mạnh để giải quyết vấn đề phức tạp và liên quan nhiều phía.
Từ trước đến nay, những người có khả năng nghĩ tới HPC chỉ là chính quyền, quân đội, trường đại học có nhiều tiền, hoặc những tập đoàn lớn.
Thế nhưng, năm ngoái Amazon đã bắt đầu đưa ra dịch vụ HPC với tên gọi Cluster Compute, giống như cách Amazon đã thực hiện với dịch vụ EC2. Với dịch vụ này của Amazon, người dùng có thể tiếp cận được 500 siêu máy tính mạnh nhất hành tinh giá khoảng 1.000 đôla (~22 triệu). Do đó, những công cụ như CUDA hay OpenGL sẽ giúp lập trình viên khai thác sức mạnh của phần cứng mà không cần phải có thêm 1 ngôn ngữ lập trình đặc biệt.
Chính điều này kéo HPC ra khỏi vương quốc dành riêng cho các khoa học gia và mang HPC lại gần hơn những kỹ sư phần mềm, giúp giải quyết những vấn đề kỹ thuật điện toán hóc búa và xây dựng những hình mẫu dự kiến.
Công nghệ in 3-D sẽ đi vào thực tế
Mẫu chi tiết máy in bằng công nghệ 3D của Mcor Technologies
Một khi thử thách công nghệ bị HPC đánh bại, việc cần làm còn lại là xây dựng hình mẫu và sản xuất. Quá trình này vẫn còn rất xa và hao tốn nhiều chi phí, vì thế rất nhiều người vẫn trung thành với vương quốc ảo. Nhưng sự ra đời của công nghệ in 3D làm việc lên mẫu 1 thiết kế mới rẻ và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ngày nay thì công nghệ in 3D đã được thực tế hóa đến đâu rồi? Hiện tại công nghệ này đã tiến đến cấp độ người tiêu dùng, người cầm đèn đi trước là MakerBot với sản phẩm máy in 3D Thing-O-Matic. Thiết bị có giá 1.200 đôla (~25.5 triệu) giúp thực hiện dễ dàng những sản phẩm đồ chơi hay thiết bị nhỏ. Thiết bị từ Mcor Technologies thì hướng đến những khuôn mẫu phức tạp hơn ở cấp độ công ty.
Dĩ nhiên, cũng có thể bán thẳng mẫu thiết kế cho một công ty lớn hơn, bỏ qua bước lên mẫu. Nhưng nếu người thiết kế muốn kiểm soát được nhiều mặt hơn khi mặt hàng đang trên chuyền sản xuất, công nghệ in 3D thật sự phù hợp, đặc biệt với những công ty vừa và nhỏ.
Xu hướng khởi nghiệp mới của thời đại kế tiếp sẽ là gì?
Nếu mọi thứ diễn ra như dự đoán thì những người khởi nghiệp kinh doanh thông minh của tương lai gần có thể sẽ không chỉ nghĩ đến cách tạo hệ thống nhà hàng hoàn hảo mà còn thiết kế những đôi cánh máy bay hiệu quả dành cho máy bay phản lực, hoặc 1 thiết bị nhỏ xíu để hiển thị mức độ enzyme trong thận hoặc thậm chí là hệ thống tiếp đất cho Mars Rover đổ bộ lên sao Hỏa. SpaceX và Virgin Galactic của Elon Musk và Richard Branson ra đời củng cố thêm dự đoán này.
Ngày nay, rất nhiều công ty ra đời từ vườn ươm tài năng giống như Y-Combinator và 500 ứng dụng web mở đầu hướng đến người tiêu dùng. Hi vọng ngày càng có nhiều tài năng được vun trồng đúng chỗ để làm ra những điều lớn lao hơn nữa. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự quan tâm của cả ngành công nghiệp công nghệ, cũng như giới truyền thông.
Chỉnh sửa lần cuối: