Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Người già nào chẳng buồn, sống ở đâu cũng buồn, khi mà cái sinh mệnh như ngọn đèn trước gió, khi mà niềm vui sống chỉ thoáng heo hắt xa xa, khi mà mọi thứ ham muốn chừng như xuôi thoai thoải theo cái khoát tay, chỉ còn lại sự trống rỗng không bến bờ, thì buồn là tất yếu.
Cái nỗi buồn giữa những thế hệ, cái nỗi cô đơn của những người già, cái lạc lõng không lối thoát được khắc hoạ rõ nét trong Dạ cổ hoài lang, để nói lên một câu chuyện nhẹ nhàng nhiều ý nghĩa, dù không mới, nhưng cũng chẳng bao giờ cũ. Nước mắt bao giờ chẳng chảy xuôi, sai một ly là đi một dặm, gõ một cái nhẹ vào mảnh thủy tinh, biết đâu lại tan vỡ thành muôn nước mắt.
Có thể nói đây là một bộ phim rất cố gắng, cố gắng theo đúng nghĩa làm cho ra dáng một bộ phim điện ảnh, khi chuyển thể từ một vở kịch ít tình huống, ít bối cảnh. Chính vì vậy mà mới có thêm phần quá khứ của 2 nhân vật chính ở VN, để làm đầy đủ thêm câu chuyện, để thổi được một chút ít cái “chất điện ảnh” vào, chứ nếu chỉ có chuyện chính không, phim không khác phim truyền hình sitcom nhiều nước mắt làm mấy.
Ở một góc nhìn đơn lẻ nhưng có tính điển hình, một cô cháu gái lớn lên ở Mỹ, theo văn hóa Mỹ, khác biệt, xa lạ hoàn toàn với văn hóa Việt, “What is Quê Hương”, chính là câu nói chuẩn xác nhất để miêu tả về một thế hệ mới trên đất Mỹ. Cũng chẳng thể khác được, quýt trồng Giang nam cũng khác Giang bắc. Chính sự đứt gãy và khoảng trống văn hóa đã tạo nên nỗi buồn của nhân vật chính trong phim, Tư Lành, nỗi buồn ấy là vô phương thay đổi, nó không có cách nào cứu chữa, chỉ đơn giản là chấp nhận và chấp nhận.
Đời Tư Lành may mắn, vì có bạn tốt Năm Triều, có vợ tốt tần tảo, nhưng ngẫm lại, đời Tư Lành cũng thất bại khi chẳng có được một chút gì sót lại cho cuộc đời mình. Đời ai cũng có lúc hy sinh, hy sinh vì di nguyện của vợ cũng là điều đáng làm. Hẳn nhiên, chắc cũng tiếc nuối, hối hận, nhưng để lựa chọn ích kỷ cho bản thân và niềm vui cho con cháu, thỏa nguyện của vợ mình, ai cũng sẽ chọn như Tư Lành. Dù thế, “rồi tụi nó có vui không?”, là câu hỏi đầy day dứt lại sát với hiện thực của NămTriều, ai vui? hay tất cả đều buồn, vậy tại sao lại phải chọn nỗi buồn, cương quyết với nỗi buồn, chẳng ai biết, cơ bản đời đôi khi rạch ròi cũng là nỗi cố gắng mệt mỏi.
Phim hầu như không có nhiều tình tiết, đa số là những đoạn đối thoại, và những hành động bất cân đối giữa 2 nền văn hóa, giữa 2 thế hệ, để người xem có thể thấy và hiểu, khi đã không cùng hệ quy chiếu, không cùng thế giới, chẳng ai đúng, chẳng ai sai, có lẽ sai ở định mệnh. Trong phim ta thấy cô cháu gái rất quá quắt, hay là vô cảm trước ông nội, nhưng nếu đặt trong nền văn hóa mà cô hưởng thụ, thì có thể hiểu được. Còn ông nội đương nhiên phải sống trong cái vòng lẫn quẫn giữa thương con cháu và thương mình, từ đó tạo nên những cảm xúc xúc động, những thương cảm mạnh mẽ cho người xem.
Nhưng như đã nói ở trên, Dạ cổ hoài lang không mang nhiều chất điện ảnh, cái lối diễn đạt chậm rãi nhưng thiếu đường dây dẫn dắt, thừa đối thoại nhưng cụt trong câu chuyện và phụ thuộc nhiều vào chi tiết nhỏ khiến cho phim vẫn chưa lên được đúng cao trào, sự kịch tính, thắt mở cần có, tuy thế, vậy cũng là đã cố gắng.
Hoài Linh diễn một vai rất đàng hoàng, không hài nhảm, diễn tốt, biểu đạt được đầy đủ sắc thái tâm lý nhân vật. Diễn ăn ý cùng với Chí Tài tạo nên một cặp đôi khiến người ta thực sự nghĩa rằng đây là người bạn chí cốt, bên nhau từ nhỏ đến tận cuối cuộc đời. Cô cháu gái do Trish Lê đóng tính ra diễn khá ổn, hơn cả mức mong đợi, chính vì vậy mà đẩy được cảm xúc của người xem về những mặt đối lập.
Dạ cổ hoài lang dù sao cũng mang đến một câu chuyện ý nghĩa mặc dù tổng thể vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết. Khi người ta cần nhìn ngắm những hiện thực phũ phàng và cảm nhận những nỗi cô đơn không lối thoát, khóc thương với những nhân vật đáng buồn, thì phim này là một lựa chọn tốt.
Cái nỗi buồn giữa những thế hệ, cái nỗi cô đơn của những người già, cái lạc lõng không lối thoát được khắc hoạ rõ nét trong Dạ cổ hoài lang, để nói lên một câu chuyện nhẹ nhàng nhiều ý nghĩa, dù không mới, nhưng cũng chẳng bao giờ cũ. Nước mắt bao giờ chẳng chảy xuôi, sai một ly là đi một dặm, gõ một cái nhẹ vào mảnh thủy tinh, biết đâu lại tan vỡ thành muôn nước mắt.
Có thể nói đây là một bộ phim rất cố gắng, cố gắng theo đúng nghĩa làm cho ra dáng một bộ phim điện ảnh, khi chuyển thể từ một vở kịch ít tình huống, ít bối cảnh. Chính vì vậy mà mới có thêm phần quá khứ của 2 nhân vật chính ở VN, để làm đầy đủ thêm câu chuyện, để thổi được một chút ít cái “chất điện ảnh” vào, chứ nếu chỉ có chuyện chính không, phim không khác phim truyền hình sitcom nhiều nước mắt làm mấy.
Ở một góc nhìn đơn lẻ nhưng có tính điển hình, một cô cháu gái lớn lên ở Mỹ, theo văn hóa Mỹ, khác biệt, xa lạ hoàn toàn với văn hóa Việt, “What is Quê Hương”, chính là câu nói chuẩn xác nhất để miêu tả về một thế hệ mới trên đất Mỹ. Cũng chẳng thể khác được, quýt trồng Giang nam cũng khác Giang bắc. Chính sự đứt gãy và khoảng trống văn hóa đã tạo nên nỗi buồn của nhân vật chính trong phim, Tư Lành, nỗi buồn ấy là vô phương thay đổi, nó không có cách nào cứu chữa, chỉ đơn giản là chấp nhận và chấp nhận.
Đời Tư Lành may mắn, vì có bạn tốt Năm Triều, có vợ tốt tần tảo, nhưng ngẫm lại, đời Tư Lành cũng thất bại khi chẳng có được một chút gì sót lại cho cuộc đời mình. Đời ai cũng có lúc hy sinh, hy sinh vì di nguyện của vợ cũng là điều đáng làm. Hẳn nhiên, chắc cũng tiếc nuối, hối hận, nhưng để lựa chọn ích kỷ cho bản thân và niềm vui cho con cháu, thỏa nguyện của vợ mình, ai cũng sẽ chọn như Tư Lành. Dù thế, “rồi tụi nó có vui không?”, là câu hỏi đầy day dứt lại sát với hiện thực của NămTriều, ai vui? hay tất cả đều buồn, vậy tại sao lại phải chọn nỗi buồn, cương quyết với nỗi buồn, chẳng ai biết, cơ bản đời đôi khi rạch ròi cũng là nỗi cố gắng mệt mỏi.
Phim hầu như không có nhiều tình tiết, đa số là những đoạn đối thoại, và những hành động bất cân đối giữa 2 nền văn hóa, giữa 2 thế hệ, để người xem có thể thấy và hiểu, khi đã không cùng hệ quy chiếu, không cùng thế giới, chẳng ai đúng, chẳng ai sai, có lẽ sai ở định mệnh. Trong phim ta thấy cô cháu gái rất quá quắt, hay là vô cảm trước ông nội, nhưng nếu đặt trong nền văn hóa mà cô hưởng thụ, thì có thể hiểu được. Còn ông nội đương nhiên phải sống trong cái vòng lẫn quẫn giữa thương con cháu và thương mình, từ đó tạo nên những cảm xúc xúc động, những thương cảm mạnh mẽ cho người xem.
Nhưng như đã nói ở trên, Dạ cổ hoài lang không mang nhiều chất điện ảnh, cái lối diễn đạt chậm rãi nhưng thiếu đường dây dẫn dắt, thừa đối thoại nhưng cụt trong câu chuyện và phụ thuộc nhiều vào chi tiết nhỏ khiến cho phim vẫn chưa lên được đúng cao trào, sự kịch tính, thắt mở cần có, tuy thế, vậy cũng là đã cố gắng.
Hoài Linh diễn một vai rất đàng hoàng, không hài nhảm, diễn tốt, biểu đạt được đầy đủ sắc thái tâm lý nhân vật. Diễn ăn ý cùng với Chí Tài tạo nên một cặp đôi khiến người ta thực sự nghĩa rằng đây là người bạn chí cốt, bên nhau từ nhỏ đến tận cuối cuộc đời. Cô cháu gái do Trish Lê đóng tính ra diễn khá ổn, hơn cả mức mong đợi, chính vì vậy mà đẩy được cảm xúc của người xem về những mặt đối lập.
Dạ cổ hoài lang dù sao cũng mang đến một câu chuyện ý nghĩa mặc dù tổng thể vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết. Khi người ta cần nhìn ngắm những hiện thực phũ phàng và cảm nhận những nỗi cô đơn không lối thoát, khóc thương với những nhân vật đáng buồn, thì phim này là một lựa chọn tốt.