Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Thằng bạn mình xem phim này và bảo “xem phim mà tao cửng hết cả lên, vì nó như lol”. Da 5 Blood, một phim nữa được chiếu trên Netflix, và được chú ý mạnh mẽ bởi là phim Hollywood có Ngô Thanh Vân và Johnny Trí Nguyễn tham gia, nhưng đáng tiếc, nó là phim “cúng cụ”.
Phim “cúng cụ” là thể loại phim làm ra để ca ngợi một cách sống sượng vô vị. Nước ta xưa cũng làm phim này hằng năm, chiếu không ai coi, chiếu xong lại đắp chiếu, cũng may là gần đây ít phim dạng này rồi, cũng đỡ tiền thuế và thời gian của nhân dân.
Ngồi xem phim, có cảm tưởng như đạo diễn vừa học xong một khóa “cảm tình đảng”, vừa đọc xong luận cương “dân tộc và thuộc địa”, vừa xuống đường cho Blacklivesmatter, vì cứ một lát lại đọc tuyên ngôn gì đó, một đống tuyên ngôn (lù) như nồi lẩu thập cẩm nhét vào miệng diễn viên từ chính tới phụ. Có lẽ, rất nhiều người không đủ kiên nhẫn để xem hết cái phim này, tôi xem mà cũng pause lại mấy lần để check thử xem có coi nhầm phim Việt Nam không.
Phim này dở, dở từ câu chuyện, diễn biến, cách quay dựng, âm nhạc … nhìn sao cũng thấy thiếu chất điện ảnh, nó như phim hạng B nhạt nhẽo, thớ lợ và không cảm xúc. Câu chuyện kể về 4 người lính Mỹ (da đen) quay trở lại Việt Nam sau gần 50 năm để … tìm vàng. Rồi lồng ghép vào đó trong hành trình tìm vàng là gào thét các lời khẳng định ca ngợi, lý tưởng, cuộc sống, xét lại … vừa mệt vừa chán. Ví dụ, khi Johnny Trí Nguyễn bảo “bác Hồ giống như George Washington của các ông”, thì lính Mỹ da đen vặc lại là “ông ta có rất nhiều nô lệ”, một cách ngụy biện gán ghép lật chống kệch cỡm. Rất nhiều những thứ như vậy trong phim, cố gắng gán cái “phân biệt chủng tộc” vào và kèm theo là không quên kể tội ác của Mỹ. Xem phim cứ tưởng đây là phim của hãng phim truyện Việt Nam, làm bằng ngân sách nhà nước, tuyên truyền cho chế độ.
Phim có khá nhiều diễn viên Việt Nam tham gia, trong đó đáng chú ý nhất là Ngô Thanh Vân, tuy nhiên, vai này không có gì đáng nhắc đến, ngoài việc miêu tả hình tượng cô phát thanh viên Bắc Việt rất khác so với thực tế lịch sử. Vai của Johnny Trí Nguyễn thì cũng không khá hơn là mấy, ngang với mấy vai tuyên truyền anh hùng ca hạng bét. Còn 4 ông vai chính thì đóng dở cả, được ông Paul có phân đoạn độc thoại đi lạc trong rừng còn có chút gì đó diễn xuất, còn lại dở đều.
Tóm lại đây là bộ phim thiên tả, ráng nhồi nhét chủ đề chống kỳ thị chủng tộc (người da đen) đang hot vào một cách phản cảm, thiếu tinh tế, khiến người xem bị cảm giác ghét ngược. Phim được quay ở Việt Nam nên có lẽ bắt buộc phải ca ngợi cộng sản.
Phim “cúng cụ” là thể loại phim làm ra để ca ngợi một cách sống sượng vô vị. Nước ta xưa cũng làm phim này hằng năm, chiếu không ai coi, chiếu xong lại đắp chiếu, cũng may là gần đây ít phim dạng này rồi, cũng đỡ tiền thuế và thời gian của nhân dân.
Ngồi xem phim, có cảm tưởng như đạo diễn vừa học xong một khóa “cảm tình đảng”, vừa đọc xong luận cương “dân tộc và thuộc địa”, vừa xuống đường cho Blacklivesmatter, vì cứ một lát lại đọc tuyên ngôn gì đó, một đống tuyên ngôn (lù) như nồi lẩu thập cẩm nhét vào miệng diễn viên từ chính tới phụ. Có lẽ, rất nhiều người không đủ kiên nhẫn để xem hết cái phim này, tôi xem mà cũng pause lại mấy lần để check thử xem có coi nhầm phim Việt Nam không.
Phim này dở, dở từ câu chuyện, diễn biến, cách quay dựng, âm nhạc … nhìn sao cũng thấy thiếu chất điện ảnh, nó như phim hạng B nhạt nhẽo, thớ lợ và không cảm xúc. Câu chuyện kể về 4 người lính Mỹ (da đen) quay trở lại Việt Nam sau gần 50 năm để … tìm vàng. Rồi lồng ghép vào đó trong hành trình tìm vàng là gào thét các lời khẳng định ca ngợi, lý tưởng, cuộc sống, xét lại … vừa mệt vừa chán. Ví dụ, khi Johnny Trí Nguyễn bảo “bác Hồ giống như George Washington của các ông”, thì lính Mỹ da đen vặc lại là “ông ta có rất nhiều nô lệ”, một cách ngụy biện gán ghép lật chống kệch cỡm. Rất nhiều những thứ như vậy trong phim, cố gắng gán cái “phân biệt chủng tộc” vào và kèm theo là không quên kể tội ác của Mỹ. Xem phim cứ tưởng đây là phim của hãng phim truyện Việt Nam, làm bằng ngân sách nhà nước, tuyên truyền cho chế độ.
Phim có khá nhiều diễn viên Việt Nam tham gia, trong đó đáng chú ý nhất là Ngô Thanh Vân, tuy nhiên, vai này không có gì đáng nhắc đến, ngoài việc miêu tả hình tượng cô phát thanh viên Bắc Việt rất khác so với thực tế lịch sử. Vai của Johnny Trí Nguyễn thì cũng không khá hơn là mấy, ngang với mấy vai tuyên truyền anh hùng ca hạng bét. Còn 4 ông vai chính thì đóng dở cả, được ông Paul có phân đoạn độc thoại đi lạc trong rừng còn có chút gì đó diễn xuất, còn lại dở đều.
Tóm lại đây là bộ phim thiên tả, ráng nhồi nhét chủ đề chống kỳ thị chủng tộc (người da đen) đang hot vào một cách phản cảm, thiếu tinh tế, khiến người xem bị cảm giác ghét ngược. Phim được quay ở Việt Nam nên có lẽ bắt buộc phải ca ngợi cộng sản.