Đây được xem là vụ kiện mới nhất nhằm hạn chế sức mạnh độc quyền của Táo khuyết.
Đơn kiện được nộp vào 10/12 bởi lập trình viên tạo ra Cydia, kho ứng dụng nổi tiếng cho iPhone ra mắt năm 2007, trước khi App Store xuất hiện.
Theo Washington Post, đơn kiện cáo buộc Apple lợi dụng quyền lực để “phá hủy” Cydia, dọn đường cho App Store.
Luật sư Cydia cho rằng Apple đang độc quyền phân phối ứng dụng cho nền tảng iOS. Đơn kiện yêu cầu Apple mở cửa cho các kho ứng dụng bên thứ 3, giúp người dùng và lập trình viên lựa chọn kho ứng dụng ưa thích.
Cydia muốn kiện Apple để được xuất hiện trên iOS mà không cần jailbreak. Ảnh: 9to5mac.
Fred Sainz, phát ngôn viên Apple cho biết sẽ xem xét vụ kiện nhưng phủ nhận cáo buộc về độc quyền. Theo Sainz, Apple đang đối mặt với sự cạnh tranh từ Android, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ cách cài ứng dụng để tránh lây nhiễm mã độc.
Trong khi Epic Games với Fortnite hay dịch vụ nghe nhạc Spotify chỉ nhắm vào chính sách của Apple đối với App Store, Cydia lại là đối thủ trực tiếp của kho ứng dụng này.
Theo ước tính, App Store tạo ra khoảng 15 tỷ USD doanh thu mỗi năm. Tuy chỉ chiếm phần nhỏ trong doanh thu của Apple, đây là bàn đạp quan trọng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ đang rất phát triển của Táo khuyết.
Thành công của App Store một phần đến từ cách kiểm soát nội dung. Trong khi macOS cho phép cài đặt phần mềm từ nhiều nguồn, iOS chỉ cho phép cài ứng dụng từ một nơi duy nhất. Mọi ứng dụng trên App Store phải được Apple kiểm duyệt nghiêm ngặt.
Jay Freeman là "cha đẻ" của Cydia. Khi dùng iPhone năm 2007, anh ta thất vọng khi điện thoại thiếu nhiều tính năng quan trọng. Từ đó, Freeman tạo ra Cydia (tên đặt theo một loài sâu bệnh) và thành công vang đội.
Theo Freeman, khoảng 50% người dùng iPhone đầu tiên đã “bẻ khóa” (jailbreak) điện thoại để cài đặt Cydia. Năm 2010, Freeman cho biết kho ứng dụng này có 4,5 triệu người tìm kiếm app mỗi ngày.
Từ khi App Store ra mắt năm 2008, Apple luôn cảnh báo người dùng về rủi ro khi jailbreak. Freeman cho rằng chúng đã bị thổi phồng quá mức.
“Về mặt đạo đức, đó là điện thoại của bạn và bạn có thể làm bất cứ thứ gì. Bạn cần được quyết định ứng dụng nào được cài và nơi cài chúng”, Freeman chia sẻ. Vào năm 2009, Văn phòng Bản quyền Mỹ xác định rằng bẻ khóa không phải hoạt động bất hợp pháp.
Jay Freeman là người tạo ra Cydia. Ảnh: Jesus Villafranco Perez.
Sau khi thua kiện, Apple liên tục tìm cách ngăn chặn việc cài Cydia. Hãng cũng bổ sung vào iOS nhiều tính năng mà Cydia đã cung cấp như Control Center, thông báo nổi, thêm widget ra màn hình chính...
Freeman cho biết doanh thu Cydia đạt đỉnh vào năm 2011 và 2012, khoảng 10 triệu USD. Cydia cũng tính chiết khấu cho lập trình viên phát hành ứng dụng. Đến năm 2013 khi App Store có thêm nhiều ứng dụng còn iOS hoàn thiện hơn, Cydia cũng đến lúc lụi tàn.
Apple thậm chí tuyển những "jailbreaker" cho nhóm bảo mật của họ. Việc jailbreak iPhone ngày càng khó khăn hơn. Một số nhân vật kỳ cựu tuyên bố thời đại của jailbreak đã hết.
Hiện Freeman vẫn là lập trình viên nhưng không còn dành nhiều thời gian cho Cydia. Các luật sư của Freeman tại Quinn Emanuel, công ty luật từng đại diện cho Samsung trong vụ kiện bằng sáng chế với Apple, nói rằng đây là lúc Cydia kiện Apple ra tòa.
Stephen Swedlow, luật sư chính của Cydia cho biết nếu vụ kiện thành công, Cydia sẽ hướng tới việc cạnh tranh với Apple, lần này mà không cần jailbreak.
Đơn kiện được nộp vào 10/12 bởi lập trình viên tạo ra Cydia, kho ứng dụng nổi tiếng cho iPhone ra mắt năm 2007, trước khi App Store xuất hiện.
Theo Washington Post, đơn kiện cáo buộc Apple lợi dụng quyền lực để “phá hủy” Cydia, dọn đường cho App Store.
Luật sư Cydia cho rằng Apple đang độc quyền phân phối ứng dụng cho nền tảng iOS. Đơn kiện yêu cầu Apple mở cửa cho các kho ứng dụng bên thứ 3, giúp người dùng và lập trình viên lựa chọn kho ứng dụng ưa thích.
Cydia muốn kiện Apple để được xuất hiện trên iOS mà không cần jailbreak. Ảnh: 9to5mac.
Fred Sainz, phát ngôn viên Apple cho biết sẽ xem xét vụ kiện nhưng phủ nhận cáo buộc về độc quyền. Theo Sainz, Apple đang đối mặt với sự cạnh tranh từ Android, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ cách cài ứng dụng để tránh lây nhiễm mã độc.
Trong khi Epic Games với Fortnite hay dịch vụ nghe nhạc Spotify chỉ nhắm vào chính sách của Apple đối với App Store, Cydia lại là đối thủ trực tiếp của kho ứng dụng này.
Theo ước tính, App Store tạo ra khoảng 15 tỷ USD doanh thu mỗi năm. Tuy chỉ chiếm phần nhỏ trong doanh thu của Apple, đây là bàn đạp quan trọng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ đang rất phát triển của Táo khuyết.
Thành công của App Store một phần đến từ cách kiểm soát nội dung. Trong khi macOS cho phép cài đặt phần mềm từ nhiều nguồn, iOS chỉ cho phép cài ứng dụng từ một nơi duy nhất. Mọi ứng dụng trên App Store phải được Apple kiểm duyệt nghiêm ngặt.
Jay Freeman là "cha đẻ" của Cydia. Khi dùng iPhone năm 2007, anh ta thất vọng khi điện thoại thiếu nhiều tính năng quan trọng. Từ đó, Freeman tạo ra Cydia (tên đặt theo một loài sâu bệnh) và thành công vang đội.
Theo Freeman, khoảng 50% người dùng iPhone đầu tiên đã “bẻ khóa” (jailbreak) điện thoại để cài đặt Cydia. Năm 2010, Freeman cho biết kho ứng dụng này có 4,5 triệu người tìm kiếm app mỗi ngày.
Từ khi App Store ra mắt năm 2008, Apple luôn cảnh báo người dùng về rủi ro khi jailbreak. Freeman cho rằng chúng đã bị thổi phồng quá mức.
“Về mặt đạo đức, đó là điện thoại của bạn và bạn có thể làm bất cứ thứ gì. Bạn cần được quyết định ứng dụng nào được cài và nơi cài chúng”, Freeman chia sẻ. Vào năm 2009, Văn phòng Bản quyền Mỹ xác định rằng bẻ khóa không phải hoạt động bất hợp pháp.
Jay Freeman là người tạo ra Cydia. Ảnh: Jesus Villafranco Perez.
Sau khi thua kiện, Apple liên tục tìm cách ngăn chặn việc cài Cydia. Hãng cũng bổ sung vào iOS nhiều tính năng mà Cydia đã cung cấp như Control Center, thông báo nổi, thêm widget ra màn hình chính...
Freeman cho biết doanh thu Cydia đạt đỉnh vào năm 2011 và 2012, khoảng 10 triệu USD. Cydia cũng tính chiết khấu cho lập trình viên phát hành ứng dụng. Đến năm 2013 khi App Store có thêm nhiều ứng dụng còn iOS hoàn thiện hơn, Cydia cũng đến lúc lụi tàn.
Apple thậm chí tuyển những "jailbreaker" cho nhóm bảo mật của họ. Việc jailbreak iPhone ngày càng khó khăn hơn. Một số nhân vật kỳ cựu tuyên bố thời đại của jailbreak đã hết.
Hiện Freeman vẫn là lập trình viên nhưng không còn dành nhiều thời gian cho Cydia. Các luật sư của Freeman tại Quinn Emanuel, công ty luật từng đại diện cho Samsung trong vụ kiện bằng sáng chế với Apple, nói rằng đây là lúc Cydia kiện Apple ra tòa.
Stephen Swedlow, luật sư chính của Cydia cho biết nếu vụ kiện thành công, Cydia sẽ hướng tới việc cạnh tranh với Apple, lần này mà không cần jailbreak.
Theo Zing