thanhhlong
Member
Cuốn sách “Ta có bi quan không?” đưa những cảm xúc tiêu cực có thể khiến một người trẻ vấp ngã và cách vực dậy sau mỗi nỗi đau ấy.
Khải Đơn từng gây tiếng vang lớn với độc giả trẻ năm 2015 khi xuất bản tác phẩm đầu tiên với tên gọi Đừng tháo xuống nụ cười. Tập tản văn viết về những trải nghiệm tuổi trẻ, sự bi quan, dấu hỏi cho tương lai và khát vọng khi ta 20. Ngay sau khi ra mắt, tác phẩm được đông đảo độc giả đón nhận, số sách bán ra lên tới 13.000 bản.
Tiếp nối thành công của tập tản văn đầu tiên, năm 2016, nữ tác giả tiếp tục cho ra mắt cuốn sách thứ hai mang tên Sài Gòn - Thị thành hoang dại. Cuốn sách tập trung viết về thành phố nhộn nhịp và hiện đại nhất cả nước nhưng cũng là một thị thành chất chứa cô đơn và bất an.
Không dừng lại ở đó, tháng 7, sau chuyến công tác Thái Lan, Khải Đơn tiếp tục ra mắt tập tản văn thứ 3 với tên gọi Ta có bi quan không?. Trong tác phẩm mới này, chị đã chia sẻ rất nhiều về chuyến đi của mình và những bài học đắt của tuổi trẻ trên từng cung đường hay nỗi băn khoăn, ước mơ và cuộc sống của người trẻ hiện nay.
Có thể nói Ta có bi quan không? là phần tiếp theo, tiếp nối câu chuyện còn dang dở chị viết cho người trẻ từ quyển đầu tay.
Cuốn sách Ta có bi quan không? của tác giả Khải Đơn.
Đến với cuốn tản văn thứ 3 của Khải Đơn lần này, độc giả sẽ thấy được muôn vàn vấn đề của tuổi trẻ mà mỗi người sẽ, đang hoặc đã đối mặt với nó trong quá trình trưởng thành.
Cuốn sách được viết dưới dạng tản văn, nội dung tác phẩm viết về trải nghiệm của chính tác giả hay từ câu chuyện chị phỏng vấn nhân vật khác, những người đã trải qua nhiều biến cố trong đời như một bà mẹ trẻ phá thai, cô gái bị đánh ghen, thanh niên tự làm mình bị thương để quên nỗi đau, những người trẻ khó nghèo đối diện với sự thiếu thốn, những bạn trẻ cay đắng bỏ lại tấm bằng đại học làm công nhân, những bạn trẻ ngơ ngác trước sự đấu đá trong công việc, là một ngày bế tắc khi ta cảm thấy mịt mù trước tương lai… Hay tổn thương ấy đến từ người thân trong chính gia đình mình.
Trong cuộc đời mỗi con người, ai rồi cũng đến lúc trưởng thành, phải trải qua những tổn thương, áp lực từ cuộc sống nhưng khi cầm Ta có bi quan không? trên tay thì quá trình trưởng thành ấy sẽ bớt đau đớn, ít lạc lối hơn.
Đối với những người trưởng thành, cuốn sách cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Cuốn tản văn Ta có bi quan không? mang đến cho họ sự bình yên, giúp những người đã đi qua nỗi đau nhưng chưa tìm được lối thoát không còn đau khổ hay dằn vặt bản thân.
Khi cho ra đời cuốn tản văn này, mục đích của tác giá không phải là thống kê hay tái hiện lại những đau đớn mà mỗi người trẻ đã, đang, sẽ có thể trải qua. Sau tất cả dẫn chứng, Khải Đơn mong muốn Ta có bi quan không? trở thành một người bạn của những tâm hồn đang “đi lạc” giữa tuổi trẻ.
Có sự trưởng thành nào không đau đớn? Nhưng những người trẻ chúng ta chỉ có thể lựa chọn, hoặc sẽ trưởng thành, hoặc là gục ngã. Sẽ chẳng có một anh hùng nào giải cứu “tuổi trẻ” của chúng ta ngoài chính bản thân mình. Vấp ngã và đứng lên đi tiếp như chưa từng sợ hãi… Chúng ta muốn trở thành ai?, Chúng ta sống vì chính mình hay vì ánh mắt nhìn của mọi người xung quanh?, Chúng ta đang sống hay tồn tại?, Chúng ta còn bao nhiêu thời gian cho gia đình mình khi mà những bất ngờ hoàn toàn có thể đến bất cứ lúc nào?...
Hãy dám sống và phải sống thật mạnh mẽ. Hãy cứ đi để mở rộng thế giới của mình và trở về để được sống một cuộc đời như chính mình mong muốn. Hãy lắng nghe trái tim mình và thành thật với ước nguyện của bản thân mình, thành thật nhất từ sâu trong những đối thoại không ai chen vào cuộc.
Khải Đơn từng gây tiếng vang lớn với độc giả trẻ năm 2015 khi xuất bản tác phẩm đầu tiên với tên gọi Đừng tháo xuống nụ cười. Tập tản văn viết về những trải nghiệm tuổi trẻ, sự bi quan, dấu hỏi cho tương lai và khát vọng khi ta 20. Ngay sau khi ra mắt, tác phẩm được đông đảo độc giả đón nhận, số sách bán ra lên tới 13.000 bản.
Tiếp nối thành công của tập tản văn đầu tiên, năm 2016, nữ tác giả tiếp tục cho ra mắt cuốn sách thứ hai mang tên Sài Gòn - Thị thành hoang dại. Cuốn sách tập trung viết về thành phố nhộn nhịp và hiện đại nhất cả nước nhưng cũng là một thị thành chất chứa cô đơn và bất an.
Không dừng lại ở đó, tháng 7, sau chuyến công tác Thái Lan, Khải Đơn tiếp tục ra mắt tập tản văn thứ 3 với tên gọi Ta có bi quan không?. Trong tác phẩm mới này, chị đã chia sẻ rất nhiều về chuyến đi của mình và những bài học đắt của tuổi trẻ trên từng cung đường hay nỗi băn khoăn, ước mơ và cuộc sống của người trẻ hiện nay.
Có thể nói Ta có bi quan không? là phần tiếp theo, tiếp nối câu chuyện còn dang dở chị viết cho người trẻ từ quyển đầu tay.
Cuốn sách Ta có bi quan không? của tác giả Khải Đơn.
Đến với cuốn tản văn thứ 3 của Khải Đơn lần này, độc giả sẽ thấy được muôn vàn vấn đề của tuổi trẻ mà mỗi người sẽ, đang hoặc đã đối mặt với nó trong quá trình trưởng thành.
Cuốn sách được viết dưới dạng tản văn, nội dung tác phẩm viết về trải nghiệm của chính tác giả hay từ câu chuyện chị phỏng vấn nhân vật khác, những người đã trải qua nhiều biến cố trong đời như một bà mẹ trẻ phá thai, cô gái bị đánh ghen, thanh niên tự làm mình bị thương để quên nỗi đau, những người trẻ khó nghèo đối diện với sự thiếu thốn, những bạn trẻ cay đắng bỏ lại tấm bằng đại học làm công nhân, những bạn trẻ ngơ ngác trước sự đấu đá trong công việc, là một ngày bế tắc khi ta cảm thấy mịt mù trước tương lai… Hay tổn thương ấy đến từ người thân trong chính gia đình mình.
Trong cuộc đời mỗi con người, ai rồi cũng đến lúc trưởng thành, phải trải qua những tổn thương, áp lực từ cuộc sống nhưng khi cầm Ta có bi quan không? trên tay thì quá trình trưởng thành ấy sẽ bớt đau đớn, ít lạc lối hơn.
Đối với những người trưởng thành, cuốn sách cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Cuốn tản văn Ta có bi quan không? mang đến cho họ sự bình yên, giúp những người đã đi qua nỗi đau nhưng chưa tìm được lối thoát không còn đau khổ hay dằn vặt bản thân.
Khi cho ra đời cuốn tản văn này, mục đích của tác giá không phải là thống kê hay tái hiện lại những đau đớn mà mỗi người trẻ đã, đang, sẽ có thể trải qua. Sau tất cả dẫn chứng, Khải Đơn mong muốn Ta có bi quan không? trở thành một người bạn của những tâm hồn đang “đi lạc” giữa tuổi trẻ.
Có sự trưởng thành nào không đau đớn? Nhưng những người trẻ chúng ta chỉ có thể lựa chọn, hoặc sẽ trưởng thành, hoặc là gục ngã. Sẽ chẳng có một anh hùng nào giải cứu “tuổi trẻ” của chúng ta ngoài chính bản thân mình. Vấp ngã và đứng lên đi tiếp như chưa từng sợ hãi… Chúng ta muốn trở thành ai?, Chúng ta sống vì chính mình hay vì ánh mắt nhìn của mọi người xung quanh?, Chúng ta đang sống hay tồn tại?, Chúng ta còn bao nhiêu thời gian cho gia đình mình khi mà những bất ngờ hoàn toàn có thể đến bất cứ lúc nào?...
Hãy dám sống và phải sống thật mạnh mẽ. Hãy cứ đi để mở rộng thế giới của mình và trở về để được sống một cuộc đời như chính mình mong muốn. Hãy lắng nghe trái tim mình và thành thật với ước nguyện của bản thân mình, thành thật nhất từ sâu trong những đối thoại không ai chen vào cuộc.