Cuộc thi làm dấy lên không ít ý kiến trái chiều.
Cuộc thi sắc đẹp AI đầu tiên trên thế giới chuẩn bị được tổ chức, là một phần khuôn khổ giải thưởng World AI Creator Awards do Fanvue tài trợ. Thí sinh tham gia cuộc thi sẽ là những người có ảnh hưởng trên Internet (influencer) và sử dụng ảnh chế tạo bằng AI để tranh giải. Tổng giải thưởng cuộc thi lên tới 20.000 USD, tương đương 509 triệu VNĐ.
Các thí sinh đăng ký tham gia cuộc thi hoa hậu kỳ lạ sẽ được chấm điểm trên 3 tiêu chí:
- Diện mạo: “Các khía cạnh cổ điển của các cuộc thi sắc đẹp bao gồm vẻ đẹp, thần thái và những câu trả lời độc đáo của họ cho một loạt các câu hỏi”
- Cách sử dụng công cụ AI: “Kỹ năng sử dụng và khả năng ứng dụng các công cụ AI, bao gồm việc sử dụng các lệnh nhắc và chi tiết hình ảnh xung quanh bàn tay và đôi mắt.
- Sức ảnh hưởng trên mạng xã hội: "dựa trên các con số phản ánh hoạt động tương tác với người hâm mộ, tốc độ tăng trưởng của khán giả và việc sử dụng các nền tảng khác như Instagram".
Danh sách các thí sinh tham gia cuộc thi sắc đẹp sẽ bị loại trừ dần xuống còn 10 người, và 3 giải cao nhất sẽ được trao vào tuần sau, tại một lễ trao giải chiếu trực tuyến. Người chiến thắng sẽ giành được 5.000 USD tiền mặt, cùng một khóa học AI trị giá 3.000 USD.
Will Monanage, đồng sáng lập giải thưởng, thổ lộ rằng anh muốn biến cuộc thi trở thành “giải Oscars cho nền kinh tế dành cho các nhà sáng tạo AI”. Theo anh, thứ được gọi là “creator economy” đang phát triển nhanh chóng, càng thịnh vượng hơn khi có thêm sự xuất hiện của những nhà sáng tạo nội dung được tạo ra bằng AI (được gọi là các “AI creator”).
Điều đáng chú ý khác, chỉ một nửa ban giám khảo là người "bằng xương bằng thịt", hai giám khảo còn lại đều là các AI creator, có tên gọi Altana Lopen và Emily Pellegrini. Cả hai “người mẫu AI” này đều có tiếng trên mạng xã hội, và kiếm tiền cho người tạo ra mình thông qua quảng cáo trên nền tảng Internet.
Một trong những “thành trì con người” còn sót lại trong ban giám khảo, sử gia với chuyên môn về các cuộc thi sắc đẹp, mà Sally-Ann Fawcett nói: “Với tư cách là một trong những nhà sử gia về truyền thống thi hoa hậu, tôi hào hứng khi được tham gia vào một giải thưởng của tương lai như thế này”.
Chia sẻ với Daily Mail, bà nói thêm: “Có rất nhiều điểm tương đồng giữa người thực thi hoa hậu và các AI creator, và cả cách họ tương tác với khán giả nữa”.
Tuy nhiên, cuộc thi sắc đẹp đang vấp phải nhiều ý kiến trái nhiều.Trong bối cảnh thị trường việc làm đang biến động mạnh do sự xuất hiện của AI, một cuộc thi tôn vinh vẻ đẹp không có thực tiếp tục dấy lên nhiều câu hỏi mới.
Thế hệ trẻ nghĩ gì khi thấy những hình ảnh này? Một số ý kiến cho rằng cuộc thi sắc đẹp dạng này sẽ khiến người trẻ bị ám ảnh bởi tiêu chuẩn hoàn mỹ mới do AI tạo ra.
Vì những tiêu chuẩn lạ lùng, cuộc thi sắc đẹp chắc chắn sẽ thu hút ít nhiều ánh mắt tò mò của người dùng Internet. Ngoài việc quan sát xem một người mẫu được tạo ra bằng AI có thể cuốn hút đến đâu, họ cũng sẽ được xem màn trao đổi kỳ lạ giữa thí sinh và giám khảo cuộc thi hoa hậu, khi cả hai bên đều là AI.
Theo Genk
Cuộc thi sắc đẹp AI đầu tiên trên thế giới chuẩn bị được tổ chức, là một phần khuôn khổ giải thưởng World AI Creator Awards do Fanvue tài trợ. Thí sinh tham gia cuộc thi sẽ là những người có ảnh hưởng trên Internet (influencer) và sử dụng ảnh chế tạo bằng AI để tranh giải. Tổng giải thưởng cuộc thi lên tới 20.000 USD, tương đương 509 triệu VNĐ.
Các thí sinh đăng ký tham gia cuộc thi hoa hậu kỳ lạ sẽ được chấm điểm trên 3 tiêu chí:
- Diện mạo: “Các khía cạnh cổ điển của các cuộc thi sắc đẹp bao gồm vẻ đẹp, thần thái và những câu trả lời độc đáo của họ cho một loạt các câu hỏi”
- Cách sử dụng công cụ AI: “Kỹ năng sử dụng và khả năng ứng dụng các công cụ AI, bao gồm việc sử dụng các lệnh nhắc và chi tiết hình ảnh xung quanh bàn tay và đôi mắt.
- Sức ảnh hưởng trên mạng xã hội: "dựa trên các con số phản ánh hoạt động tương tác với người hâm mộ, tốc độ tăng trưởng của khán giả và việc sử dụng các nền tảng khác như Instagram".
Danh sách các thí sinh tham gia cuộc thi sắc đẹp sẽ bị loại trừ dần xuống còn 10 người, và 3 giải cao nhất sẽ được trao vào tuần sau, tại một lễ trao giải chiếu trực tuyến. Người chiến thắng sẽ giành được 5.000 USD tiền mặt, cùng một khóa học AI trị giá 3.000 USD.
Will Monanage, đồng sáng lập giải thưởng, thổ lộ rằng anh muốn biến cuộc thi trở thành “giải Oscars cho nền kinh tế dành cho các nhà sáng tạo AI”. Theo anh, thứ được gọi là “creator economy” đang phát triển nhanh chóng, càng thịnh vượng hơn khi có thêm sự xuất hiện của những nhà sáng tạo nội dung được tạo ra bằng AI (được gọi là các “AI creator”).
Điều đáng chú ý khác, chỉ một nửa ban giám khảo là người "bằng xương bằng thịt", hai giám khảo còn lại đều là các AI creator, có tên gọi Altana Lopen và Emily Pellegrini. Cả hai “người mẫu AI” này đều có tiếng trên mạng xã hội, và kiếm tiền cho người tạo ra mình thông qua quảng cáo trên nền tảng Internet.
Một trong những “thành trì con người” còn sót lại trong ban giám khảo, sử gia với chuyên môn về các cuộc thi sắc đẹp, mà Sally-Ann Fawcett nói: “Với tư cách là một trong những nhà sử gia về truyền thống thi hoa hậu, tôi hào hứng khi được tham gia vào một giải thưởng của tương lai như thế này”.
Chia sẻ với Daily Mail, bà nói thêm: “Có rất nhiều điểm tương đồng giữa người thực thi hoa hậu và các AI creator, và cả cách họ tương tác với khán giả nữa”.
Tuy nhiên, cuộc thi sắc đẹp đang vấp phải nhiều ý kiến trái nhiều.Trong bối cảnh thị trường việc làm đang biến động mạnh do sự xuất hiện của AI, một cuộc thi tôn vinh vẻ đẹp không có thực tiếp tục dấy lên nhiều câu hỏi mới.
Thế hệ trẻ nghĩ gì khi thấy những hình ảnh này? Một số ý kiến cho rằng cuộc thi sắc đẹp dạng này sẽ khiến người trẻ bị ám ảnh bởi tiêu chuẩn hoàn mỹ mới do AI tạo ra.
Vì những tiêu chuẩn lạ lùng, cuộc thi sắc đẹp chắc chắn sẽ thu hút ít nhiều ánh mắt tò mò của người dùng Internet. Ngoài việc quan sát xem một người mẫu được tạo ra bằng AI có thể cuốn hút đến đâu, họ cũng sẽ được xem màn trao đổi kỳ lạ giữa thí sinh và giám khảo cuộc thi hoa hậu, khi cả hai bên đều là AI.
Theo Genk