Cuộc Sống Mỹ Quốc

Dai Minh Kim

New Member
Lang thang bên VnExpress lượm được cái này, giới thiệu với Ace xem có đúng như vậy không ? :( Mình đọc xong thấy khiếp quá, chả lẽ thiên đường là vậy sao ?

Cuộc sống người tha hương ở Mỹ
Ảnh minh họa lushvalleyproject.

Thương thay cô chú Việt kiều
Tha phương cầu thực chịu nhiều gian truân.
Sang đây tuổi ngoại tứ tuần
Cô thì bưng phở chú khuân vác đồ.
> Được và mất gì khi đi định cư ở Mỹ

Trước hết, xin cảm ơn VnExpress đã cho chúng tôi cơ hội chia sẻ những trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài và xin trân trọng kính chào bạn đọc trong và ngoài nước.

Từ lâu tôi rất muồn viết một bài nói về đề tài này nhưng vì khả năng viết rất hạn chế và cuộc sống ở xứ người quá bận rộn nên tôi không thể. Hôm nay tôi cố gắng viết lên một đôi lời, với hy vọng bạn đọc trong và ngoài nước có một cái nhìn xác thực với cuộc sống người Việt định cư ở nước ngoài. Bài viết sẽ có nhiều sai sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc.

Dù ở Việt Nam bạn đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học hay hơn thế nữa, nhưng khi tới Mỹ thì bạn như là người mù chữ. Việc tìm được một công việc phù hợp với bằng cấp đã học ở Việt Nam sẽ là điều không thể, vì vậy khi đặt chân tới mảnh đất thiên đường này, việc bạn phải trở thành thành phần lao động chân tay sẽ là điều tất yếu.

Đối với thành phần lao động này ở Mỹ thì phải nói là vô cùng vất vả. Tất nhiên, ở Mỹ không ai ép buộc mình phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng vì cuộc sống và bạn muốn có tất cả mọi thứ nên phải làm việc cộng lái xe 11-13 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Với mức vật giá đồ ăn người Việt ưa thích tương đối đắt đỏ: 8 USD cho một kg rau muống, 1,29 USD cho 3 nhánh sả hoặc rau thơm các loại, 12 USD một kg nhãn tươi, 3,99 USD một trái đu đủ, hoặc thơm, 20 USD cho một hộp chôm chôm 36 trái... thì với mức lương khiêm tốn 1500-2500 USD/tháng chưa xài đã hết. Vì vậy đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm ở Mỹ rất mắc. Ngay bản thân tôi, gia đình gồm 8 người và nhiều bạn bè của tôi hầu như không ai có bảo hiểm. Cũng vì điều này nên tôi đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Chẳng may bạn mắc bệnh, đi khám bác sỹ dù bác sĩ không chữa được bệnh cho bạn nhưng cũng lấy 120-150 USD và bác sĩ đó giới thiệu tới một bác sĩ khác mà bác sĩ đó cũng bó tay luôn thì cũng lấy một khoảng tương tự. Ở Mỹ chữa bệnh vô cùng đắt đỏ, một ca phẫu thuật nhiều khi trả cả đời không hết. Cũng vì lý do này nên nhiều người dù mang bệnh trong người nhưng điều kiện kinh tế eo hẹp nên cứ chịu đựng để lâu ngày dẫn đến bệnh nặng và tử vong cũng là chuyện thường xảy ra.

Hầu hết ở Mỹ ai cũng phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và tất nhiên là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện chăn gối nữa vì phải giữ sức để mai đi cày.

Đối với chị em, khi đến Mỹ cứ nghĩ mình là số một, nhưng tôi thấy chị em chẳng sung sướng tí nào cả. Nhiều khi họ còn phải làm việc vất vả hơn cánh đàn ông ấy chứ. Chỉ đơn cử việc sinh đẻ thôi cũng đã là một thiệt thòi lớn. Thông thường ở Mỹ sau khi sinh, chỉ ở lai bệnh viện 48h. Chồng thì cũng chỉ nghỉ 2-3 ngày sau đó là chị em phải tự lo cho bản thân và con nhỏ, 1-2 tuần nhiều lắm là 4 tuần lại phải đi làm. Con nhỏ chưa đầy tháng tuổi phải gửi trẻ 11-12h/ngày. Nhiều khi nhìn con còn quá bé mà phải đưa đi gửi cả ngày ứa cả nước mắt, nhưng biết làm sao bây giờ. Nghỉ ở nhà để lo cho con ư? Lấy tiền đâu ra để mà sống? Ai lo cho đống hóa đơn hàng tháng? Đến khi con đi học thì cả tuần không thấy mặt con ấy chứ.

Ở Mỹ, hầu hết thực phẩm đều là đông lạnh có khi hàng tháng. Đồ ăn thì nấu một lần cho 2-3 ngày. Ăn thì chẳng bao giờ đúng bữa, mà cũng chẳng còn kịp nhai nữa, nuốt cho đầy bụng để mà làm việc. Bữa sáng thì ăn ở trên xe, bữa trưa thì ăn ở chỗ làm, rỗi lúc nào thì ăn lúc đó, nhiều hôm bận quá chẳng có thời gian để mà ăn phải uống sữa trừ cơm. Rất nhiều hôm bữa tối, cơm canh đổ đầy một tô, hâm nóng bằng lò vi sóng, chồng lái xe vợ vừa ăn vừa đút cho chồng ăn vội vã tới đón con kẻo trễ bảo mẫu than phiền. Đọc đến đây thôi thì nhiều bạn đã đặt câu hỏi: Tại sao không về Việt Nam mà sống?

Xin thưa với các bạn, có rất nhiều nguyên nhân.

Khi đi thì tìm mọi cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học hành dở dang, khả năng kinh tế không cho phép, nhà ở Việt Nam giờ quá mắc. Nếu ngày xưa ai có nhà mặt phố bán để ra đi thì đừng bao giờ về tìm hiểu xem căn nhà đó bây giờ bao nhiêu, nếu không bạn sẽ không ngủ được đâu. Về Việt Nam lại phải bắt đầu lại từ đầu...

Riêng bản thân tôi thì, mình đã quá hèn mọn, không làm được gì cho dân tộc thôi thì hy sinh chút sức mọn này cho gia tộc. Chỉ mong những người thân trong gia tộc tôi nói riêng và những người ở Việt Nam có thân nhân ở nước ngoài nói chung thực sự hiểu được giá trị của đồng tiền mồ hôi nước mắt mà người con tha hương gủi về.

Nói chung, người Việt chúng ta rất cần kiệm. Đa số sau khi định cư ở nước ngoài 2-3 năm thì ai cũng bắt đâu dư dả 40.000-50.000 USD hay hơn thế nữa. Nhưng những ngày đen tối lại bắt đầu từ đây. Lúc đã có tiền , bạn bắt đầu nhìn lại cuộc sống. Với suy nghĩ, mình không thể ở mãi trong một căn hộ chật hẹp, phức tạp, đi một chiếc xe cũ kĩ như thế này được... Một ngày, bạn tới gặp chuyên viên ngân hàng, người nhân viên này đã từng ăn học ở trường hàng năm để dụ đỗ mọi người. Nào là: bạn không phải ở nhà mướn, thực sự làm chủ căn nhà của mình, là tài sản lớn, là khoản đầu tư sinh lời cao, sau khi bạn trả xong căn nhà bạn sẽ có một khối tài sản lớn... Sau khi gặp môi giới xem một loạt nhà và tất nhiên là bạn không thích một căn nhà cũ, nhỏ trên dưới 100.000 USD. Kết quả là bạn quyết định mua trả góp 30 năm cho một căn nhà 300.000-400.000 USD ở cho sướng tấm thân. Lúc này bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Đất nước Mỹ đã cho mình quá nhiều cơ hội. Rõ ràng là, chỉ cần 5000 USD để mua một chiếc xe 40-50.000 USD; 10-20.000 USD để mua một căn nhà 400.000 USD. Thậm chí bạn chỉ cần có công việc ổn định chẳng cần đồng nào cũng mua được nhà, xe...

Nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì bạn đã chui vào một cái bẫy tài chính hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra. Tại sao vậy? Vừa ký mua căn nhà thì bạn đã mất đi 6% giá trị của căn nhà cho "tiền môi giới", mà nhiều người cho rằng người bán trả, nhưng theo tôi thì người mua đưa tiền cho người bán trả. Nếu không tin thì bạn bán ngay căn nhà vừa mua thì sẽ biết là mình mất bao nhiêu %. Chẳng hạn, bạn mua một căn nhà 400.000 USD, cứ cho là trả trước 100.000 USD thì ngân hàng phải trả cho chủ đầu tư 300.000 USD, tức bạn mượn 300.000 USD tiền mặt thế chấp bởi căn nhà với lãi suất 4,99-7,99 %/năm tùy tín dụng từng người. Bên cạnh đó, bạn phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy từng khu và thành phố mình ở.

VD: với một căn nhà 400.000 USD trả trước 100.000 USD thì phải trả hàng tháng: tiền gốc 1000-1200 USD, tiền lời ngân hàng 1500-2000 USD, tiền thuế tài sản 600-800 USD cộng tiền vệ sinh khu vực 300-600 USD/năm, tiền bảo hiểm... Tính ra mỗi ngày ngủ dậy thì có một ai đó đã rút ra từ hầu bao của bạn 100-150 USD/ngày, sau 30 năm bạn phải trả 1,2 - 1,5 triệu đô cho một căn nhà 400.000 USD.

Sau khi dọn tới căn nhà mới, bạn thấy căn nhà trống trơn, lúc này thì túi tiền cũng đã vơi và bạn lại nhớ tới "lệnh bài " mà Hoàng Đế Obama ban tặng. Mà nó cũng giống lệnh bài thật, cứ tới bất cứ trung tâm mua sắm nào, chỉ cần kéo cái rẹc là có thể khuân về bất cứ thứ gì, từ cái mở nắp chai rượu đỏ tới TV, tủ lạnh... Bạn lại thấy vô cùng sung sướng là mình không còn thiếu bất cứ thứ gì chỉ có thiếu nợ đến mức không thể thiếu nhiều hơn được nữa. Đến thời điểm này thì bạn và vợ con đã nhiễm loại virus mua sắm, loại virus này ở Mỹ chưa có thuốc chữa.

Nhưng xin thưa với các bạn là loại thẻ tín dụng mua trước trả tiền sau này chẳng khác gì một lưỡi dao cắt cổ. Với lãi suất 14,99-24,99 % năm, tính ra cũng xấp xỉ mượn tiền nợ nóng ở tiệm cầm đồ ở Việt Nam. Khoảng 20 ngày sau thì hóa đơn đòi nợ tới gõ cửa nhà bạn mà không bao giờ biết mệt mỏi. Tôi cam đoan là sau khoảng 2-3 năm lo trả tiền nhà, thẻ... tóc của bạn không còn kịp bạc nữa mà nó rụng ráo trọi. Có nhiều anh chàng kỹ sư, chuyên gia theo được 5-7 năm nhưng đùng một cái mất việc. Bạn thử nghĩ những người này trụ được bao lâu? 3-6 tháng là mất nhà => mất vợ, con. Vì vậy cho nên, lâu lâu lại nghe tin, có một anh chàng tầm 35-40 tuổi vác súng tới chỗ làm sát hại đồng nghiệp, vợ con rồi đặt dấu chấm hết cho cuộc đời. Mà cứ cho là có nhiều người leo đến 30 năm để trả hết nợ nhà đi chăng nữa thì lúc này bạn cũng sắp trở thành người của thế giới bên kia, còn nhà thì sắp sập.

Nếu bạn muốn sang căn nhà cho con cái thì con của bạn lại phải đóng một khoản thuế rất cao. Nếu chẳng may bạn qua đời thì tất cả chủ nợ, đặc biệt là nợ tiền bệnh viện đến phong tỏa căn nhà và toàn bộ tài sản của bạn kể cả tiền tiết kiệm trong ngân hàng. Lúc này chủ nợ sẽ bán đấu giá từ căn nhà đến đôi bông tai, cho đến khi đủ số tiền bạn nợ mới thôi. Nếu không đủ, họ có quyền thu hồi những tài sản mà trước đây bạn đã cho tặng con cái trong vòng 7 năm. Đau quá phải không các bạn? Tôi nghĩ, ở Mỹ họ áp dụng chính sách "xẻo dần", người có nhiều xẻo nhiều, kẻ có ít xẻo ít, xẻo đến chết thì thôi không xẻo nữa, mà bưng sạch luôn.

Cũng vì những lý do kể trên, dù tôi đã ở Mỹ lâu năm nhưng tôi lại thuê phòng hoặc căn hộ để ở. Bao nhiêu tiền làm ra tôi đều đầu tư về Việt Nam, vừa xây dựng quê hương đất nước vừa thắng lợi lớn. Hiện tại có những bất động sản của tôi ở Việt Nam đã lên giá 30 lần vì tôi mua từ năm 1998. Hàng tháng tôi vấn có thu nhập từ tiền thuê nhà, còn hơn cả thu nhập ở Mỹ. Và nhất định một ngày không xa tôi sẽ về Việt Nam để sinh sống.

Theo cách nghĩ của riêng tôi, nếu như một ngày nào đó các bạn ở Việt Nam qua Mỹ để du lịch, thấy cuộc sống ở Mỹ quá hào nhoáng mà bỏ một triệu đô để mua đứt một căn nhà thì bạn đã thuộc thành phần đại gia. Mà đại gia thì sống ở Mỹ làm gì cho buồn mà chủ yếu là lo cho con cháu. Mà lo cho con cháu thì phải tính 20 -30 năm hay hơn thế nữa, thì bạn không chỉ bỏ một triệu, mà phải chuẩn bị thêm ngót nghét một triệu nữa để đóng thuế. Cho nên tôi thiết nghĩ, đại gia thì không dại gì đầu tư một cách thiếu khôn ngoan như vậy. Thà bỏ tiền ra làm từ thiện hay xây cho liệt tổ liệt tông một căn nhà thờ còn để lại tiếng thơm ngàn đời cho con cháu.

Thật ra thì còn nhiều điều phải nói lên nữa nhưng thời gian không cho phép và sự hiểu của tôi về xã hội Mỹ còn rất khiêm tốn. Qua đây cũng cầu xin những ai hiểu biết về xã hội Mỹ, đặc biệt là về khía cạnh luật sở hữu và thừa kế tài sản, hãy viết lên một bài để cộng đồng người Việt chúng ta ở nước ngoài có thêm kinh nghiệm để bảo toàn tài sản của mình.

Và cuối cùng, dù cuộc sống luôn phải làm việc nhưng tôi cũng vẽ vời làm thơ. Xin chia sẻ cùng các bạn:

NỖI BUỒN THA HƯƠNG

Thương thay cô chú Việt kiều
Tha phương cầu thực chịu nhiều gian truân.
Sang đây tuổi ngoại tứ tuần
Cô thì bưng phở chú khuân vác đồ.
Cậu hai cắt cỏ phụ hồ
Chị hai vất vả với đồ nghề nail.
Tha hương thoát được kiếp nghèo?
Ai hay thân phận bọt bèo mà thôi
Nhưng nay cơ sự lỡ rồi
Bây giờ chẳng nhẽ lại ngồi khóc than.
Đường về xa cách ngút ngàn
Ở lại thì chịu muôn vàn đắng cay
Biết rằng đất nước giang tay
Nhưng mà thể diện mặt mày còn đâu?
Tóc xanh nay đã bạc màu
Nếp nhăn như đã khắc sâu nỗi buồn.
Âm thầm thấm lệ trào tuôn
Thôi đành chấp nhận nỗi buồn tha hương.

Danny Nguyen
 

s2c2t

New Member
Ðề: Cuộc Sống Mỹ Quốc

Lợi hại, thật giả...Chưa biết thế nào nhưng đọc xong bài này e sẽ chả bao giờ muốn sống nước ngoài nữa. Có thì chỉ du lịch thoai, he he...;))
 

babebabe

New Member
Ðề: Cuộc Sống Mỹ Quốc

Nếu là lao động tay chân thì có thể đây là sự thực.
Nhưng có một điểm không thực tế lắm, đấy là debit card mà charge đến 25% là cực kỳ vô lý. Hệ thống debit ở Mẽo có cơ cấu khá hay, đấy là credit của bạn càng tốt thì lãi càng thấp (ví dụ chậm trả tiền, điểm credit xuống, tiền sử trộm cắp, xuống, bùng nợ thì không bao giờ được vay luôn), credit càng cao thì charge càng cao. Nhưng mình chưa thấy trường hợp nào charge quá 18%, đơn giản là họ luôn recommend quá 15% là đã quá khả năng chi trả rồi.
Còn cuộc sống thì ở đâu cũng có mặt mạnh mặt yếu của nó, chả có ở đâu là thiên đường tuyệt đối cả.
 

hai_duong

Member
Ðề: Cuộc Sống Mỹ Quốc

Má ơi!!!!! Đọc bài này mà muốn rụng rời. Nhớ tới giờ giấc ông bác mình ở bên đó thì đúng quá rồi. Nản...
 

777

Member
Ðề: Cuộc Sống Mỹ Quốc

Nói chung có tiền thì ở VN là sướng nhất. không có tiền thì ở đâu cũng nhục như con cá nục
 

YeuNhac

Banned
Ðề: Cuộc Sống Mỹ Quốc

??? bạn ấy phải ăn rau muống, nhãn, đu đủ và chôm chôm mỗi ngày à? còn giá đồ cần thiết hàng ngày như thế nào? xăng, điện, gạo, nước mắm, hành, tỏi, thịt gà, thịt lợn, sữa, trứng, nho, táo, lê, cam, quít, khoai tây, cà rốt, cà chua, bắp cải trắng, bông cải ... những cái đó đâu quá mắc. Còn thơm cũng như chuối, xoài nhập từ Trung/Nam Mỹ không mắc như bạn ấy viết.

Công nhận một điểm yếu của hệ thống y tế Mỹ là 16% dân số chưa có bảo hiểm y tế, nhưng không phải chỉ vì họ không đủ tiền đóng ( một phần ba nhóm không bảo hiểm y tế có thu nhập hàng năm trên 50 ngàn $ )
Theo http://web.archive.org/web/20080304...w/releases/archives/income_wealth/010583.html


Sau đây là 2 ý kiến bạn đọc:

Khập khiễng

Danny, theo tôi bạn nên về Việt nam sống. Cuộc sống của bạn ở Mỹ bấp bênh, chắc bạn về Việt nam hít bụi thì thích hợp với bạn hơn. Bài viết của bạn nói lên thân phận của tầng lớp lao động ở xã hội Mỹ, ngay cả bài thơ của bạn cũng vậy Đó không phải là một cuộc sống của một gia đình điển hình ở Mỹ. Sao bạn lại nói mọi người từ Việt nam sang đây, trở thành lao động chân tay là tất yếu??
Tôi và các bạn học của tôi cả chục người, sang Mỹ những năm 2002, bây giờ ai cũng công ăn việc làm ổn định. Chỉ những nguời không có ý chí, chọn những việc đơn giản mới đi làm những việc chân tay như cắt cỏ, phụ hồ, bưng phở. Khi đi làm ở hãng rồi thì hãng sẽ trả cho tiền bảo hiểm. Tôi gần chục năm sinh sống ở Mỹ, chưa bao giờ tôi phải lo đến việc chữa răng hay khám mắt hay mua thuốc uống cả. Tất cả đã có bảo hiểm y tế lo.
Thẻ tín dụng thì ở đâu mà chẳng có. Nếu bạn là một người truởng thành mà không biết tiêu xài một cách đúng mực thì không kể bạn giàu hay nghèo, làm $100/ giờ hay $8/ giờ, bạn cũng sẽ lâm vào cảnh nợ nần. Khi tôi sang Mỹ học, làm việc có $7/ giờ, 20 h/ tuần mà tôi vẫn sống được không cần trợ giúp từ ai. Có ít thì xài ít, nhưng phải tiêu xài cho hợp lý.
Chúc bạn một cuộc sống tốt đẹp ở quê nhà. Dù đi đâu thì quê nhà vẫn hơn, như Trần Bình Trọng đã nói:"thà ta là quỷ nước nam còn hơn làm vương đất bắc". Nhưng còn một số khía cạnh bạn chưa nhắc đến khi sống ở Mỹ là tự do, dân chủ, cơ sở hạ tầng. Dù bạn sáng đi bưng bê, chiều mặc quần thủng tới casino, bạn cũng được tiếp đãi như người ta tiếp đãi với mọi người khác.
( Tim Nguyen )


Bài viết hay nhưng xin cho tôi bổ xung 1 số ý kiến

Xin chào mọi người và anh Danny Nguyen, Trong tôi phần nào đó chắc cũng giống như anh Danny Nguyen, lòng luôn hướng về VN mà thân thì đang ở Mỹ. Muốn về VN chơi thôi cũng khó huống gì về sống luôn tại VN như bài viết anh Danny trình bài. Tôi nhận thấy bài viết của anh Danny rất thật, những điều anh nói xãy ra nhiều ở Mỹ nhưng xin phép toà soạn cho tôi góp ý thêm 1 số khía cạnh khác của vấn đề anh Danny nêu lên.
Chuyện đầu tiên là chuyện dù có bằng CĐ, ĐH ở VN vẫn là người mù chử ở Mỹ. Cái này tôi thấy đúng đối với những người đã quá lớn tuổi và không có ý chí theo đuổi việc học ngôn ngữ. Bản thân tôi và nhiều bạn cùng lứa khác đã tốt nghiệp ĐH VN có điều kiện tiếp tục theo học Master (cao học) nên dường như không có khó khăn gì về ngôn ngữ sau khoảng 1 năm. Sẳn tiện xin nhắn gữi với các bạn rằng rất nhiều trường ĐH ở Mỹ chấp nhận bằng ĐH VN để các bạn có thể theo học bậc Master, một cơ hội rất tốt để mình nâng cấp bằng VN lên. Nếu chịu cố gắng thì tôi vẩn thấy 1 số người lớn tuổi vẩn học được tiếng Anh. Tùy vào khả năng, tuổi và ý chí mà khả năng học tiếng anh khác nhau.
Ba tôi qua đây năm 60 tuổi. Ông cũng chịu học tiếng Anh nên có thể sử dụng tạm tạm trong những sinh hoạt hàng ngày như đi chợ, vào nhà hàng, nhà bank…Có chuyện gì quan trọng thì tôi hổ trợ ba để giao tiếp hiệu quả hơn. Nói chung nếu cố gắng thì mọi chuyện không tệ lắm đâu. Còn nếu không cố gắng thì y như anh Danny viết đó. Có thể gọi là câm và điếc tiếng Mỹ và nhiều khi bị người ta coi là mình ngu vì không có khả năng giao tiếp. Được cái là chưa bị mù thôi vì con mắt không phân biệt ngôn ngữ!
Những vấn đề khác tôi thấy anh Danny viết cũng chí lý. Cần phải cẩn thận trong vấn đề tài chính thì sẻ không gặp phải cảnh nợ nầng. VD như lãi suất hiện tại là khoảng 5%/ năm khi mua nhà. Tôi ở Houston, TX, giá nhà khoảng 200 ngàn 1 căn. Nếu mượn khoảng 200 ngàn thì 1 năm trả tiền lời khoảng 10 ngàn. Còn nếu ở nhà trọ thì 1 năm mất đi củng khoảng chừng đó tiền. Nếu mua nhà thi sẻ được nhiều phòng và rộng rải hơn. Kèm theo đó là phải trả góp hàng tháng và các chi phí khác khi sở hửu 1 căn nhà. Nói chung nếu biết suy nghỉ tính toán thì có thể tận dụng được cái mà anh Danny gọi là bẩy tài chính. Ai khờ khờ gặp nhà bank nào củng mượn tiền rồi sử dụng đồng tiền không hiệu quả thì bị mất vợ mất con kéo nhà kéo cửa ráng chịu.
Một Khía cạnh mà tôi nghĩ các bạn nên quan tâm chính là thu nhập hàng năm và giá nhà. Nếu bạn làm nail tàn tàn thì 2 vợ chồng 1 năm có thể kiếm được khoảng 50 ngàn. Giá nhà là khoảng 200 ngàn như tôi nói lúc nảy. Cùng với việc ở Mỹ có thể vay mượn tiền nhà bank đi mua nhà, việc sở hửa 1 căn nhà là điều không quá xa vời có phải không? Và dỉ nhiên, 1 lần nửa như ý cua anh Danny, bạn phải chóng chọi tốt với con virus shopping ?. Ở Mỷ làm tiền nhiều mà sài tiền lẹ cực kỳ. Khi tôi mới qua mỹ, tôi vừa làm bồi bàn vừa đi học. 1 tuần làm bồi 40 tiếng kiếm được khoảng 400 USD. 1 tháng tôi sài 600 USD =200 share phòng+ lặt vặt + toàn nấu ăn tại nhà nên dư được 1000 USD 1 tháng để đóng tiền học và tiết kiệm. Khoảng thời gian này kéo dài được 2 năm. 1 năm trở lai đây thì tôi không còn đóng tiền học nửa mà chẳng để dành được đồng nào hàng tháng ?. Chắc tôi bị nhiễm 1 ít Virus mà anh Danny nói nên cứ mãi shopping quần áo và thiết bị điện tử ?. Tôi thích sài cái lệnh bài của Obama mà anh Danny nói. Khi tôi xin thẻ credit card, tôi chỉ quan tâm đến %cash back ( 1% cash back= được 1USD trả lại khi sài 100USD) và No annual fee ( không phải trả chi phí hàng năm cho ngân hàng). Có lẻ vì dòng máu VN sỉ diện nên tôi chi thích sài tiền khi mình có tiền. Tôi không thích mượn tiền nhà bank sài nên tháng nào tôi củng trả đủ tiền cho nhà bank. Điều này làm tôi không bi ảnh hưởng bỡi lãi xuất cắt cổ như anh Danny nói mà có thể build được credit score và được vài đồng cash back trả lại để đi mua kẹo.
Sẳn đây xin đề cập 1 ít về các tiện ích “xưa như trái đất” của thẻ credit card nếu như bạn nào chưa biết. Nó giống y như thẻ ATM của VN nhưng khác ở chổ là tiền đó không phải là của bạn mà là của nhà bank. Nếu nhà bank cho bạn mượn 1000USD thì họ gọi credit line của bạn là 1000USD. Nếu trong tháng đó bạn sài 800 USD thì cuối tháng nhà bank sẻ gửi bill 800 USD đến nhà bạn. Nếu bạn trả hết 800 USD trước thời hạn nhà bank cho phép thì sẻ không bị đóng tiền lãi. Lợi ích trước mắt mà mình có thể thấy được là không phải mang tiền mặt theo người, bi giựt đồ thì tặng cho nó luôn vì chỉ cần gọi nhà bank vô hiệu hoá thẻ đó là được. Tụi giựt đồ dần cũng khôn nên sẻ giảm được tỉ lệ trộm cắp cho xã hội. Tụi khôn hơn thì chọn Việt Nam mà giực đồ tại nhiều người Việt thích sài tiền mặt <- sự thật hơi đau buồn. Về 1 khía cạnh vĩ mô, nó có chức năng kích thích cầu cho nền kinh tế. Giống như bạn được ứng lương trứơc hàng tháng nên có thể chi sài trước. Không biết cái bẩy tài chính này giết chết bao nhiêu con nợ nhưng đối với nền kinh tế Mỹ đóng 1 vai trò khá quan trọng. Hi vọng biết nó là thế nào rồi thì đừng quá khiếp sợ nó nha!
Vấn đề duy nhất của tôi là dòng máu VN chảy trong người. Tôi chắc đả quen với bụi bặm và sự tấp nập của sài gòn. Tôi được tận hưởng nhiều những tiện ích xã hội Mỹ nhưng có lẻ xã hội VN mà người ta hay gọi là lạc hậu vẫn làm tôi thấy thích hơn. Vậy vì sao tôi không về Vn ngay tức thì? Có lẻ mỗi người có một lý do. Anh Danny thì muốn để dành 1 số tiền khá vững ở Vn thì mới về. Tôi thì muốn chờ cho đến khi con tôi trưởng thành rồi mới về VN. Tôi sợ sau này nếu con tôi không có nhiều khả năng và phải làm nghề Nail ở VN thì khó mà mua nhà! Thôi thì để nó học hành và trưởng thành ở Mỹ. Nếu nó dở mà không thích làm Nail ở Mỹ thì đi về VN dạy tiếng Anh cũng tốt. Tôi thấy bây giờ nhiều người nói giọng Mỹ đi dạy tiếng Anh ở VN lương khá lắm!
( Hoa Cải )

Nguồn: vnexpress.net
 

YeuNhac

Banned
Ðề: Cuộc Sống Mỹ Quốc

Cuộc sống thực của người Việt tại Mỹ

Thu nhập của người Việt ở Mỹ vào khoảng 20.000 - 40.000 USD một năm. Với người Việt Nam con số đó có thể là lớn song chỉ ở dưới mức trung bình so với người Mỹ.


Tôi đã đọc qua một số bài viết về cuộc sống tại nước Mỹ của độc giả gửi lên trong thời gian gần đây. Tôi cũng đang sống tại Mỹ, cũng muốn góp một số ý kiến của mình cho độc giả cùng tham khảo. Nhưng bài viết của tôi sẽ không đi vào chi tiết cuộc sống của một ai, mà sẽ cố gắng viết một cách tổng thể về cộng đồng người Việt tại Mỹ bằng sự khách quan nhất có thể .

Như chúng ta đã biết, đa số người Việt nhập cư vào Mỹ sau năm 1975 thuộc rất nhiều thành phần khác nhau. Một số lớn người Việt qua Mỹ sau đó theo diện bảo lãnh thân nhân. Hầu hết họ đều đã không còn trẻ. Việc phải trải qua cuộc sống mới tại nơi xứ lạ quê người, tiếp thu văn hóa và đặc biệt là ngôn ngữ hết sức khó khăn. Họ phải bắt đầu bằng những công việc lao động chân tay đơn giản với đồng lương tối thiểu ở Mỹ (trung bình 6 đến 8 đôla một giờ) trong các xưởng sản xuất, nhà hàng.... Đồng tiền mà họ kiếm được không hề dễ dàng đó đều phải bỏ ra để trang trải các chi phí đắt đỏ ở Mỹ, đặc biệt là ngôi nhà.

Tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ ban đầu của chính phủ Mỹ dành cho người nhập cư (food stamp, cash aid..) nên về cơ bản cuộc sống của họ không đến nỗi nào. Dần dần một số ít người có khả năng thích nghi và hòa nhập cao, học hiểu tiếng Anh đã xin được những công việc tốt hơn, đa phần là công việc hành chính liên quan đến người Việt ở Mỹ, hoặc công việc họ từng làm tại Việt Nam. Một số người khác bắt đầu kinh doanh cafe, nhà hàng, tiệm phở.... và đặc biệt là tiệm nail (làm móng). Đó là cách mà cộng đồng người Việt hình thành và phát triển ở Mỹ.

Thu nhập bình quân của họ có thể nói là ổn định, vào khoảng 20.000 đến 40.000 USD một năm. Tại Mỹ đây là thu nhập dưới mức trung bình. Thống kê thu nhập bình quân đầu người tại Mỹ năm 2008 vào khoảng 50.000 USD/năm. Có nghĩa là đa phần người Việt ở Mỹ thuộc tầng lớp thấp trong xã hội đa sắc tộc tại đây. Tôi chỉ ước tính theo tình hình chung, lấy đa số. Dĩ nhiên vẫn có thiểu số người Việt vươn lên bằng khả năng thực, làm việc trong những chuyên ngành với mức thu nhập cao trên 100.000 USD một năm (máy tính, tài chính ngân hàng, y học ...), nhưng chỉ là thiểu số.

Vậy sự khác biệt cơ bản giữa cuộc sống tại Mỹ và tại Việt Nam là ở giá trị đồng tiền kiếm ra. Vẫn cùng một công việc phụ bếp hay làm móng tay, một người tại Mỹ có thể lái xe hơi, ở một ngôi nhà đẹp có khoảng sân vườn rộng và garage để xe, sắm một chiếc tivi màn hình lớn.... Còn người ở Việt Nam chỉ đủ sống và mua được một chiếc xe máy. Với thu nhập như vậy người đó không thể so sánh với người bản xứ nhưng nếu đem số tiền đó về Việt Nam thì người đó bỗng trở thành phú hộ giàu có.

Còn một sự khác biệt lớn giữa xã hội Mỹ và Việt Nam đó là vai trò của chính phủ trong cuộc sống của người dân. Tại Mỹ khi bạn thuộc tầng lớp low income (thu nhập thấp dưới tiêu chuẩn sống), bạn sẽ được chính phủ cung cấp food stamp (một chiếc thẻ như thẻ tín dụng để bạn mua thức ăn mỗi tháng với hạn mức tiền ấn định trước), cash aid (hỗ trợ tiền mặt), cash aid for unemployee (tiền thất nghiệp), tax refund (hoàn trả thuế - có khi nhiều hơn nhiều lần số tiền bạn đã đóng thuế) SSI for disability (tiền cho người mất khả năng làm việc, cho người già..). Ngoài ra còn có medicaid (bảo hiểm y tế) giúp bạn được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Hệ thống giáo dục phổ thông được chính phủ chi trả hoàn toàn. Lên đại học bạn có thể mượn tiền không lãi suất để theo học bất kỳ ngành nghề nào bạn muốn. Thậm chí nếu không đúng tuổi đi học bạn còn được cho tiền để khuyến khích hoàn tất chương trình đại học. Đó là những tiện ích xã hội mà Việt Nam còn rất lâu mới có thể thực hiện được. Do vậy người Việt Nam tại Mỹ có thể yên tâm cho tương lai của con cháu tại Mỹ, được thừa hưởng những lợi ích xã hội tốt nhất để vươn lên và thành công .

Tuy nhiên một người sống tại Mỹ phải cần xác định họ phải làm việc. Dù là làm bất cứ công việc gì thì họ cũng phải cố gắng làm việc. Nếu không họ sẽ rất vất vả trong việc chi trả chi phí sinh hoạt đắt đỏ đặc biệt là tiền nhà. Chính phủ Mỹ chỉ hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn thật sự. Cơ cấu xã hội Mỹ và những chiếc bẫy tín dụng từ ngân hàng buộc người ta phải làm việc để có được một cuộc sống tốt. Bạn kiếm ra càng nhiều tiền thì bạn càng phải đóng thuế nhiều. Ngân hàng sẽ cho bạn mượn tiền để mua nhà, xe hoặc bất cứ thứ gì bạn muốn. Nhưng để hoàn toàn sở hữu những thứ đó bạn phải làm việc trong một thời gian tương đối dài. Đó là cách mà xã hội Mỹ vận hành.

Làm việc, kiếm tiền, mua tài sản (hay tiêu sản) rồi lại phải làm việc, trả nợ... một cái vòng tuần hoàn. Áp lực cuộc sống buộc mọi người phải làm việc liên tục. Điều đó dẫn đến xã hội làm ra của cải vật chất nhiều hơn, giúp xã hội phát triển hơn. Nhiều người gọi đó là xã hội đồng tiền, hay xã hội với khẩu hiệu "làm việc là sống, sống là để làm việc". Thứ áp lực đó không có ở xã hội Việt Nam.

Do vậy để nói sống trong xã hội nào là hạnh phúc hơn là tùy ở suy nghĩ và định hướng của mỗi người. Một số người sẽ thành công ở Mỹ nhưng một số khác sẽ lại hạnh phúc hơn nếu sống ở Việt Nam.
Vu Dao​

Nguồn: vnexpress.net
 

Dr_slums

New Member
Ðề: Cuộc Sống Mỹ Quốc

Ở đâu cũng có người nọ người kia. Nếu ở VN bao h làm mail tự mua đc nhà (dù 20 hay 30 năm). Nếu không tham nhũng, hối lộ, làm ăn gian dối bao h mới mua đc xe oto? Nếu so sánh phải so sánh cùng mức lao động. Nếu bạn là người lao động chân tay thì phải so với lao động chân tay sao lại so với bác sỹ kỹ sư. Bài viết đầu tiên như vậy là chủ quan không chính xác. Prof của mình 1 năm đi nghỉ 3 tuần trên các loại du thuyền hạng sang và đã đi 70 nước trên thế giới. Bao h prof VN mới đc như thế?
 
Ðề: Cuộc Sống Mỹ Quốc

Nếu tôi gặp ông Đen Nỳ, tôi sẽ tặng cho ổng vài cục đá
 

nguyen8

New Member
Ðề: Cuộc Sống Mỹ Quốc

Theo mình ở Mỹ quan trọng phải khôn ngoan trong cách sống & tính toán. Cứ giỏi võ mồm như ở VN thì đói thôi.
 

tambua

New Member
Ðề: Cuộc Sống Mỹ Quốc

Ở đâu cũng vậy thôi " thuyền lớn sóng lớn "
 
Bên trên