Nhiều công ty Trung Quốc đang ra sức tìm cách đăng ký tên gọi iPhone và iPad cho sản phẩm của mình, báo China Daily cho biết. Nếu các doanh nghiệp này đăng ký thành công, tên gọi iPhone và iPad rốt cục có thể xuất hiện trên những sản phẩm như giày leo núi, thuốc thú y, và thậm chí là cả tã giấy trẻ em.
China Daily dẫn thông tin từ website của cơ quan đăng ký nhãn hiệu China Trademark cho hay, trong mấy năm gần đây, có ít nhất 39 doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc xin đăng ký hai nhãn hiệu nói trên tại những lĩnh vực sản phẩm mà Apple chưa đăng ký.
Trong đó, đã có 6 cá nhân và doanh nghiệp được nhà chức trách thông qua sơ bộ việc đăng ký hai nhãn hiệu iPhone và iPad. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối của quy trình cấp phép, Apple đã lên tiếng phản đối và bên xin cấp phép đang bị nhà chức trách yêu cầu phải cung cấp những bằng chứng xác thực về việc họ sở hữu các nhãn hiệu trên.
Công ty sản xuất đèn flash có tên Cai Zhiyong là một trong số 6 doanh nghiệp và cá nhân đã được thông qua sơ bộ trong việc đăng ký cấp phép nhãn hiệu iPhone và iPad. Luật sư Xu Jie đại diện cho hãng này cho biết, việc xin cấp phép nhãn hiệu của họ đã bị Apple phản đối và Cai Zhiyong đang được nhà chức trách yêu cầu đưa ra bằng chứng hỗ trợ cho đơn xin cấp phép của họ.
“Chắc chắn chúng tôi sẽ thành công”, luật sư Xu tự tin nói.
Ông Xu thổ lộ, ông đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, Apple chưa đăng ký hai nhãn hiệu iPhone và iPad ở toàn bộ 45 lĩnh vực sản phẩm ở Trung Quốc - điều mà hầu hết các công ty đa quốc gia khác đều làm.
“Chúng tôi muốn cùng hưởng lợi ích từ danh tiếng của điện thoại iPhone”, ông Xu nói thẳng với phóng viên.
Không chỉ có các công ty ở Trung Quốc đại lục, nhiều doanh nghiệp ở Hồng Kông và Đài Loan cũng đang tìm cách ăn theo sự thành công của các sản phẩm Apple.
Theo nhà chức trách Trung Quốc, trong năm 2010 - năm mà iPad bùng nổ trên thị trường Trung Quốc và toàn cầu - có ít nhất 18 cá nhân và tổ chức đăng ký nhãn hiệu iPad.
Một công ty đồ da ở Ôn Châu chuyên về các sản phẩm thắt lưng và giày leo núi, một công ty may mặc ở Giang Tô… đều cùng đăng ký thương hiệu iPhone lần lượt vào các năm 2007 và 2010. Các đơn xin này đều trang tình trạng treo.
Nhiều đơn đăng ký thương hiệu iPad, dù đã được thông qua ban đầu, cũng đang trong tình trạng treo, một phần do ảnh hưởng của vụ tranh chấp nhãn hiệu này giữa Apple và công ty Shenzhen Proview. Trong số những công ty muốn có tên gọi iPad cho sản phẩm của mình là hãng sản xuất kính mắt Ye Huochai ở Quảng Đông, một nhà sản xuất ván lát sàn và bê tông cũng ở Quảng Đông…
Đến nay, Apple đã đăng ký tên gọi iPad ở 9 lĩnh vực sản phẩm và đăng ký tên gọi iPhone ở 14 lĩnh vực sản phẩm tại Trung Quốc. Trong khi đó, tổng số lĩnh vực sản phẩm để đăng ký là 45.
Theo diễn biến mới nhất, công ty Shenzhen Proview vừa tuyên bố sẽ kiện đòi Apple bồi thường 2 tỷ USD trong vụ tranh chấp nhãn hiệu iPad đang diễn ra căng thẳng giữa hai bên.
Trao đổi với China Daily, một nhà chức trách trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại của Trung Quốc, cho biết, những nỗ lực nhằm lợi dụng những thương hiệu lớn như trên là “phi đạo đức nhưng được cho phép về mặt luật pháp”. Theo nhà chức trách này, nhiều công ty quốc tế đã phải thiết lập hệ thống giám sát tài sản nhãn hiệu thương mại của mình, trong khi Apple “dường như chưa quản trị rủi ro tới mức đủ để phòng vệ”.
Giáo sư Feng Xiaoqiang về quyền sở hữu trí tuệ cho rằng, chính những lỗ hổng trong chiến lược thương hiệu của Apple đã dẫn tới những tranh chấp đáng tiếc ở Trung Quốc. Theo giáo sư Feng, Apple có thể tìm kiếm sự bảo vệ của luật nhãn hiệu thương mại của Trung Quốc ở điều khoản ngăn chặn việc các thương hiệu nổi tiếng bị đăng ký ở những ngành hàng khác.
“Thậm chí cả khi iPhone chưa đạt địa vị ‘thương hiệu nổi tiếng’ ở Trung Quốc, luật pháp có thể thực hiện bảo vệ đặc biệt cho những thương hiệu được biết tới nhiều với điều kiện việc có một thương hiệu như thế ở các sản phẩm có thể gây ra những hiểu lầm cho công chúng”, giáo sư Feng nói.
Trong khi đó, giáo sư xã hội học Gu Jun ở Đại học Thượng Hải, không cho rằng “vận đen” của Apple về nhãn hiệu tại Trung Quốc là do sự lơ là của hãng này. “Apple là một công ty lớn, có nhiều luật sư và có uy tín tốt trên toàn thế giới. Chắc không có chuyện họ lơ là các quy định pháp luật của Trung Quốc”, giáo sư Gu nhận định.
Link: VnEconomy - Cuộc đua “ăn theo” Apple tại Trung Quốc - Doanh nhân
China Daily dẫn thông tin từ website của cơ quan đăng ký nhãn hiệu China Trademark cho hay, trong mấy năm gần đây, có ít nhất 39 doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc xin đăng ký hai nhãn hiệu nói trên tại những lĩnh vực sản phẩm mà Apple chưa đăng ký.
Trong đó, đã có 6 cá nhân và doanh nghiệp được nhà chức trách thông qua sơ bộ việc đăng ký hai nhãn hiệu iPhone và iPad. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối của quy trình cấp phép, Apple đã lên tiếng phản đối và bên xin cấp phép đang bị nhà chức trách yêu cầu phải cung cấp những bằng chứng xác thực về việc họ sở hữu các nhãn hiệu trên.
Công ty sản xuất đèn flash có tên Cai Zhiyong là một trong số 6 doanh nghiệp và cá nhân đã được thông qua sơ bộ trong việc đăng ký cấp phép nhãn hiệu iPhone và iPad. Luật sư Xu Jie đại diện cho hãng này cho biết, việc xin cấp phép nhãn hiệu của họ đã bị Apple phản đối và Cai Zhiyong đang được nhà chức trách yêu cầu đưa ra bằng chứng hỗ trợ cho đơn xin cấp phép của họ.
“Chắc chắn chúng tôi sẽ thành công”, luật sư Xu tự tin nói.
Ông Xu thổ lộ, ông đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, Apple chưa đăng ký hai nhãn hiệu iPhone và iPad ở toàn bộ 45 lĩnh vực sản phẩm ở Trung Quốc - điều mà hầu hết các công ty đa quốc gia khác đều làm.
“Chúng tôi muốn cùng hưởng lợi ích từ danh tiếng của điện thoại iPhone”, ông Xu nói thẳng với phóng viên.
Không chỉ có các công ty ở Trung Quốc đại lục, nhiều doanh nghiệp ở Hồng Kông và Đài Loan cũng đang tìm cách ăn theo sự thành công của các sản phẩm Apple.
Theo nhà chức trách Trung Quốc, trong năm 2010 - năm mà iPad bùng nổ trên thị trường Trung Quốc và toàn cầu - có ít nhất 18 cá nhân và tổ chức đăng ký nhãn hiệu iPad.
Một công ty đồ da ở Ôn Châu chuyên về các sản phẩm thắt lưng và giày leo núi, một công ty may mặc ở Giang Tô… đều cùng đăng ký thương hiệu iPhone lần lượt vào các năm 2007 và 2010. Các đơn xin này đều trang tình trạng treo.
Nhiều đơn đăng ký thương hiệu iPad, dù đã được thông qua ban đầu, cũng đang trong tình trạng treo, một phần do ảnh hưởng của vụ tranh chấp nhãn hiệu này giữa Apple và công ty Shenzhen Proview. Trong số những công ty muốn có tên gọi iPad cho sản phẩm của mình là hãng sản xuất kính mắt Ye Huochai ở Quảng Đông, một nhà sản xuất ván lát sàn và bê tông cũng ở Quảng Đông…
Đến nay, Apple đã đăng ký tên gọi iPad ở 9 lĩnh vực sản phẩm và đăng ký tên gọi iPhone ở 14 lĩnh vực sản phẩm tại Trung Quốc. Trong khi đó, tổng số lĩnh vực sản phẩm để đăng ký là 45.
Theo diễn biến mới nhất, công ty Shenzhen Proview vừa tuyên bố sẽ kiện đòi Apple bồi thường 2 tỷ USD trong vụ tranh chấp nhãn hiệu iPad đang diễn ra căng thẳng giữa hai bên.
Trao đổi với China Daily, một nhà chức trách trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại của Trung Quốc, cho biết, những nỗ lực nhằm lợi dụng những thương hiệu lớn như trên là “phi đạo đức nhưng được cho phép về mặt luật pháp”. Theo nhà chức trách này, nhiều công ty quốc tế đã phải thiết lập hệ thống giám sát tài sản nhãn hiệu thương mại của mình, trong khi Apple “dường như chưa quản trị rủi ro tới mức đủ để phòng vệ”.
Giáo sư Feng Xiaoqiang về quyền sở hữu trí tuệ cho rằng, chính những lỗ hổng trong chiến lược thương hiệu của Apple đã dẫn tới những tranh chấp đáng tiếc ở Trung Quốc. Theo giáo sư Feng, Apple có thể tìm kiếm sự bảo vệ của luật nhãn hiệu thương mại của Trung Quốc ở điều khoản ngăn chặn việc các thương hiệu nổi tiếng bị đăng ký ở những ngành hàng khác.
“Thậm chí cả khi iPhone chưa đạt địa vị ‘thương hiệu nổi tiếng’ ở Trung Quốc, luật pháp có thể thực hiện bảo vệ đặc biệt cho những thương hiệu được biết tới nhiều với điều kiện việc có một thương hiệu như thế ở các sản phẩm có thể gây ra những hiểu lầm cho công chúng”, giáo sư Feng nói.
Trong khi đó, giáo sư xã hội học Gu Jun ở Đại học Thượng Hải, không cho rằng “vận đen” của Apple về nhãn hiệu tại Trung Quốc là do sự lơ là của hãng này. “Apple là một công ty lớn, có nhiều luật sư và có uy tín tốt trên toàn thế giới. Chắc không có chuyện họ lơ là các quy định pháp luật của Trung Quốc”, giáo sư Gu nhận định.
Link: VnEconomy - Cuộc đua “ăn theo” Apple tại Trung Quốc - Doanh nhân