Angus_Bert
Film critic
Sau bài Cuộc đối đầu giữa các DSLR Full-frame -Phần 1: Canon 5D Mark III vs Nikon D800 cách đây 2 tuần không nhận được nhiều quan tâm lắm của anh em thì mình lỡ tay bỏ quên mất bài viết dài kì này. Nhưng mà với luơng tâm của một người chuyên đưa tin không cho chép mình bỏ dở nó. Vì thế hôm nay mình quyết tâm dành hết tâm sức để hoàn thành bài viết này. Phần 2: Khả năng trình diễn. Mời anh em ủng hộ nhé. Màn hình hiển thị Canon và Nikon dạo này đều khá rộng lượng với kích thuớc màn hình trên camera của họ, đều là 3.2 inch (gần to bằng iPhone rồi). Tuy nhiên, với độ phân giải 1.040.000 điểm, màn hình 5D Mark III đã chiến thắng D800 chỉ có 921.000 điểm ảnh. Kẽ hở giữa tấm nền màn hình và kính được phủ bằng nhựa dẻo quang học, giúp giảm thiểu sự phản chiếu không mong muốn. Mặc dù mình thấy rõ ràng màn hình Canon giải quyết vấn đề phản chiếu rất tốt, nhưng độ nét trong hiển thị thì D800 lại xuất sắc hơn nếu ở chế độ MF. Tuy nhiên thì vấn đề không quá quan trọng. Ảnh size cực to thì màn hình bé xíu thế này cũng chả thể hiện được gì nhiều. Không phải là chuyện to tát, nhưng khi thử nghiệm chụp hình tại một vị trí nhất định, mình thấy rằng MF với D800 nhanh hơn hoàn toàn so với 5D Mark III, không hề xoay lên xoay xuống để canh chỉnh gì cả. Có một vài ghi nhận rằng màn hình của D800 bị ánh sáng xanh một chút, trong thử nghiệm thì mình cũng công nhận là có hiện tuợng này. Mình phát hiện rằng hiện tượng này xảy ra khi có trong ảnh có vật thể nào đó màu xanh lá cây, và màn hình lại tăng cuờng cái ánh xanh đó lên, nhìn xanh vật vã. Thử nghiệm Đo sáng (Metering) Như những gì bạn mong đợi từ hai chiếc máy ảnh high-end, hệ thống đo sáng của cả Canon EOS 5D Mark III và Nikon D800 có thể xử lí một cách thông minh ở mọi tình huống, nhưng không phải là chúng không bị “ngu” đâu nha. Hệ thống đo sáng màu ma trận III của D800 (Colour Matrix Metering III) – sử dụng cảm biến RGB 91.000 nhận diện khung hình – đôi lúc lại khiến hình ảnh hơi bị sáng quá mức. Ví dụ như khi chụp cảnh đẹp xe trong một ngày mâm mù nhưng sáng sủa thì mình phải giảm mức phơi sáng vào khoảng 2/3EV. Phần lớn các lỗi phơi sáng từ hệ thống đo sáng iFCL của Canon 5D Mark III thường xảy ra do hệ thống đo sáng dựa vào các điểm AF chủ động. Tất cả những lỗi này không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và thuờng xuyên xảy ra, nhưng ít nhất thì cũng đáng phải lưu tâm, nhất là trong những buổi chụp hình cả trăm tấm thời gian dài. Chế độ Auto Focus Với 61 điểm riêng biệt có thể lựa chọn trong đó có 41 điểm giao (cross-type), hệ thống AF của 5D Mark III như trên giấy tờ thì nổi trội hơn D800, có 51 điểm (15 điểm giao). Trong thực tế sử dụng thì 10 điểm hơn kia cũng không quá khác biệt, và cả hai chiếc máy đều tỏ ra rất tuyệt vời khi vẫn giữ nét tốt vật thể trong khi chuyển động, ngay cả trong điều kiện thiếu sáng. Những ai nâng cấp từ những chiếc máy ảnh định dạng APS-C hay sử dụng máy compact sẽ thấy rằng cả hai mẫu DSLR full-frame đều tập trung các điểm AF tại trung tâm của khung hình, còn phía rìa thì chả có cái nào. Đây là thứ gây ra sự khó chịu khi chụp các vật thể nằm phía xa trung tâm khung hình. Một lợi thế của hệ thống AF Multi-Cam 3500 FX thuộc D800 so với 5D Mark III là 11 điểm AF nhạy đến khẩu độ f/8. Điều này có nghĩa rằng bạn vẫn có thể lấy nét tự động khi sử dụng lens và teleconverter với khẩu độ tối đa là f/8. Ví dụ với lens 200-400mm f/4 độ thêm một teleconverter 2x thì sẽ trở thành lens 400-800mm f/8. Nếu chúng ta sử dụng thứ này trên chiếc Canon EOS 5D Mark III thì hệ thống auto focus sẽ không thể hoạt động được, D800 thì có nhé. Đối với ai hay đi chụp cảnh hoang dã thì sẽ thấy nó thật sự hữu dụng khi chẳng phải lo lắng cho cái sức nặng của một chiếc lens tele cực dài. Hệ thống lấy nét tự động bên trong chiếc 5D Mark III là một bản cập nhật đáng kể so với Mark II, và Canon cũng thiết kế hẳn một menu mới cho các tính năng mới được giới thiệu. Mặc dù vậy, các lựa chọn để điều chỉnh các điểm focus lại khiến mọi chuyện phức tạp thêm, và để đơn giản hoá vấn đề thì Canon đã thêm vào hàng loạt cái gọi là “Case” giúp người dùng dễ nắm bắt, thiết lập hệ thống AF phản hồi tốt hơn. Hệ thống lấy nét tự động của D800 cũng phức tạp tương tự như thế, mà cũng không có giải pháp gọi là Case như Canon, nhưng ngôn ngữ giải thích trong menu thì lại dễ hiểu hơn đối thủ. Cân bằng trắng và màu sắc Mặc dù cả hai camera đều cho ra sản phẩm với màu sắc dễ chịu trong điều kiệu ánh sáng tự nhiên nhất khi sử dụng chế độ cân bằng trắng tự động, Canon EOS 5D Mark III tạo ra ảnh với màu sắc ấm áp trong khi Nikon D800 lại có gu màu lạnh hơn. Và nếu như so sánh cả hai bức ảnh với nhau thì lại càng thấy rõ sự khác biệt. Màu sắc cũng khá tuyệt vời trong điều kiện ánh sáng thấp khi tuỳ chỉnh độ nhạy thấp, nhưng ở trong điều kiện độ nhạy cao hơn, cả hai mẫu DSLR này lại đánh mất một số tông màu, điển hình là màu đỏ. Độ hạt và chi tiết Nhờ có cảm biến 36.3Mp, D800 tất nhiên sẽ sản xuất ra những sản phẩm có độ chi tiết đáng kinh ngạc. Thực tế, theo đánh giá của mình thì ảnh của chiếc máy này không thua kém gì so với mẫu tầm trung Pentax 645D – trang bị cảm biến 44x33mm, 40Mp. Trong khi đó thì 5D Mark III gần như chẳng thể so bì lại mức phân giải hàng thần thánh như thế, nhưng độ chi tiết của ảnh thì chưa chắc thua đâu nha. Bởi vì với mức pixel cao đến như thế, chắc chắn chúng ta sẽ mong chờ D800 thu lại được những hình ảnh sẽ bắt đầu nhiễu sớm hơn trong khoảng ISO so với 5D Mark III. Mặc dù điều này là hiển nhiên, nhưng Nikon đã làm rất tốt trong việc khống chế vấn đề. Xem xét thật kĩ các bức ảnh được chụp từ cả 2 máy, với điều kiện ánh sáng tốt và màu sắc thì kết quả cho ra khá khác biệt. Ngay cả khi mức ISO được đẩy lên mức 6400, hình ảnh trông vẫn rất tuyệt. Tuy nhiên, khi giảm độ sáng đi thì độ nhiễu lại trở thành vấn đề lớn, đặc biệt là các vùng đổ bóng. Các bức ảnh độ sáng thấp được chụp bởi 5D Mark III tại ISO 102400 vẫn khá mịn màng. So sánh các bức ảnh JPEG được chụp từ mức ISO 25600 với hệ thống giảm nhiễu từ ISO cao, sản phẩm của D800 cho độ nhiễu cao hơn so với đối thủ. Tuy nhiên, những shoot hình của Canon mịn hơn nhưng lại thiếu độ chi tiết hơn khi so ở mức 100%. Thậm chí kích thước ảnh của D800 khi đã được đưa về cùng với mức của 5D Mark III, thì ảnh của Nikon vẫn rất nhiễu. Còn khi chế độ khử nhiễu được tắt đi, hay hiệu ứng trên file raw được loại bỏ, các bức ảnh ISO cao từ 2 chiếc máy ảnh khác nhau khá nhiều. Độ nhiễu của D800 trong so sánh là lớn hơn nhiều. Ở kích thuớc in A3, cả hai camera đều cho kết qủa chấp nhận được. Tính năng video Ngay cả Cà Nông cũng bất ngờ với sự thành công của tính năng quay video. Sản phẩm đem lại cho người dùng khả năng quay video HD chỉ với mức giá của một thiết bị quay phim thông thường. Và như chúng ta đã thấy, rất nhiều bộ phim bom tấn của Hollywood, show truyền hình và tin tức, cả những tay không chuyên đều sử dụng chiếc máy này. Và theo lẽ thường, Canon sẽ muốn tiếp nối thành công với chiếc 5D Mark III, còn Nikon thì cũng muốn giành lấy một phần của chiếc bánh béo bở này. Nhận xét chung thì khả năng quay video của 5D Mark III cũng tương tự so với 5D Mark II, và Mark III (D800 cũng vậy) cũng trang bị thêm cổng tai nghe giúp điều khiển âm thanh tốt hơn, độ lớn âm thanh cũng có thể điều chỉnh ngay trên camera. Một lợi thế nữa của Nikon D800 so với Canon 5D Mark III chính là khả năng quay nhiều kích cỡ khung hình với nhiều khẩu độ và trường ảnh khác nhau. Ngoài ra còn có chế độ quay slow-motion 60p/50p 1280x720p, cổng xuất HDMI. Với khả năng trình diễn đa dạng, không có chiếc camera nào có thể làm thất vọng với chất lượng hình ảnh của mình. Cũng nhưng đã nhắc đến, 5D Mark III cho ra video màu sắc ấm hơn hình ảnh lạnh của D800, và độ nhiễu thì cũng là vấn đề đáng quan tâm hơn của chiếc camera Nikon trong điều kiện ánh sáng thấp và ISO cao. CHất lượng âm thanh cũng rất tuyệt vời, dù cho dùng mic thu âm ngòai thì ngon lành hơn. Đón chờ phần 3: Các ảnh chụp thử |