Angus_Bert
Film critic
Trong khi xu hướng của nhiều nhà sản xuất là thu nhỏ lại kích thước của chiếc caamera, nhiều tín đồ nhiếp ảnh lại say mê hứng thú với việc sở hữu một chiếc DSLR lớ hơn với cảm biến full-frame. Trong nhiều truờng hợp, những tay nhiếp ảnh full-frame này sử dụng hẳn cả bộ sưu tập lens cùng với một chiếc SLR chụp phim. Họ cũng có mong mỏi khả năng điều khiển đuợc độ sâu trường ảnh như truyền thống của một chiếc cảm biến cỡ lớn, và chất lượng ảnh được nâng cao mang lại từ cảm biến để đem lại những bức ảnh hoàn hảo. Theo lẽ thường, thứ đầu tiên mà ta phải quan tâm đó chính là giá – cực chát. Canon EOS-1DX (lên kệ vào tháng 6) và Nikon D3X có giá bán vào khoảng là $6.500. May thay, cả hai nhãn hiệu rất thương tình túi tiền người dùng khi đem đến thêm nhiều lựa chọn trong thời gian gần đây khi giới thiệu Canon EOS 5D Mark III và Nikon D800. Với mức giá 3.499$ và 2.999$, những chiếc camera này vẫn có giá rất cao, và vọng tưởng nếu muốn sở hữu nó, nhưng dù gì thì nó vẫn là sự lực chọn hoàn hảo về khía cạnh full-frame cho những kẻ đam mê cái hố vôi nhiếp ảnh này. Trong cuộc thử nghiệm đối đầu này, mình sẽ so sánh từng mặt một để quyết định đâu là thứ mà các bạn nên mua nhé. Các tính năng hàng đầu Sau những hân hoan của Nikon sau với việc giới thiệu D800 với cảm biến 36.3Mp, chiếc Canon EOS 5D Mark III 22.3Mp dừơng như chẳng còn là thứ mạnh mẽ nhất khi nó ra mắt chậm hơn 3 tuần so với đối thủ. Đây cũng chẳng gì bất ngờ khi Nikon D800 có số pixel cao gấp 3 lần D700, trong khi 5D Mark III thì con số chỉ là hơn 1.2Mp so với 5D Mark II. Ngoài ra, Mark III cũng có 4.2Mp hơn chiếc Canon EOS-1DX 18.1Mp, sản phẩm đầu bảng trong dòng sản phẩm DSLR của Canon. Nhờ có bộ đọc 8 kênh, xử lí DIGIC 5, Canon EOS 5D Mark III có thể chụp liên tiếp 6 hình trên giây, trong khi Nikon D800 với Expeed 3 chỉ có thể chụp 4 hình trên giay với ảnh có độ phân gỉai cao nhất. Với độ phân giải cực cao, không ngạc nhiên khi khoảng nhạy của Nikon D800 (ISO 100-6400) bị hạn chế hơn đối thủ Canon 5D Mark III, có khỏang ISO 100-25600. Cả hay camera đều có những tính năng cài đặt giúp giảm số ISO xuống tận mức ISO 50, và trong khi D800 có số ISO cao nhất là 25600 thì mức cao nhất của 5D Mark III là 102400. Đây chính là lời khuyên cho bạn vì camera Canon là lựa chọn tốt hơn trong điều kiện ánh sáng thấp so với Nikon.Chế độ HDR cũng là một bổ sung rất thú vị cho dòng Canon EOS 5D, và hãng cũng đã nghiên cứu rất kĩ thông qua trải nghiệm của các nhiếp ảnh gia khi cho phép họ thử nghiệm hình ảnh qua các loại như RAW hay JPEG, kể cả khi gộp ảnh. D800 cũng có chế độ HDR cho phép chụp ảnh với khả năng phơi sáng đến 3EV, nhưng kiểu file ghi lại chỉ là JPEG và chỉ tấm ảnh gộp cuối cùng mới được lưu vào thẻ nhớ. Còn nói về vụ thẻ nhớ, Canon và Nikon đều trang bị những hộ trợ tân tiến cho thiết bị của mình, cả hai đều hỗ trợ cổng thẻ SD/SDHC/SDXC. Còn riêng Nikon D4 thì đã trang bị cổng hỗ trợ đến chuẩn XQD. Những cải tiến từ các camera định dạng APS-C này cũng gây ngạc nhiên khi Canon không hề hỗ trợ flash cho chiếc máy full-frame của hãng. Tuy nhiên với Nikon thì vẫn có cách tiếm cận tổng quát với người dùng hơn và D800 cũng là sản phẩm như thế với đèn flash tích hợp có bán kính sáng là 12m tại ISO 100. Thiết bị cũng hỗ trợ hệ thống Ánh sáng Không dây Cao Cấp (Avanced Wireless System) của Nikon, và có thể sử dụng đèn flash chuyên dùng mà không cần dây nối. Thiết kế và cảm giác trên tay Cả hai camera đều được thiết với tiêu chuẩn cao, phù hợp với điều kiện được coi là không phù hợp với một chiếc camera entry-level. Canon nói rằng bộ vỏ chống thời tiết của 5D Mark III tốt hơn Mark II, và cũng ngang ngửa với EOS 7D. Trong khi hai chiếc máy siêu khủng trông có vẻ như sẽ khỏe mạnh mãi mãi luôn, nhưng cuộc đời của chúng chỉ vào khoảng 200.000 lần, và shutter của D800 thì cũng thọ hơn 5D Mark III. Canon và Nikon mỗi hãng đều có những khách hàng trung thành, và cả hai loại khách hàng này đều cảm thấy cực kì dễ chịu với chiếc camera của hãng sản xuất mà mình tôn thờ. Mặc dù thế, sự giới thiệu của những tính năng như Live View và quay video lại có nghĩa rằng cách sử dụng DSLR của họ đang thay đổi, và kết quả là nhà sản xuất phải thích ứng những yêu cầu từ những vị thuợng đế của mình. Hai camera được thử nghiệm đều có khả năng chuyển đổi từ chế độ thường sang Live View video. Ở 5D Mark III, nút bấm Star/Stop đuợc dùng để khởi động và kết thúc khi chiếc độ Live View video được kích họat. Còn D800 thì sao? Ồh máy cũng có một nút bấm phía trên, bên trái nút kích họat tính năng quay phim (nút bấm chấm đỏ). Lẽ ra thì thiết kế này là một điều logic khi có hẳng một nút riêng, nhưng thật sự cũng khá kì lạ khi nó lại nằm phía trên của thiết bị chứ không phải nằm bên cạnh màn hình. Mình sẽ bàn luận về hệ thống AF vào các bài sau, nhưng điều này cũng đáng phải nói vì Nikon D800 có hệ thống khác hẳn so với D700 khi sử dụng Auto Focus. D800 có nút chuyển phía bên trái của lens, liên kết với 2 bản quay phía trong của camera. Bản quay phía trong giúp chuyển đổi chế độ Single AF (AF-S) và Continuous F (AF-C) với nhau, còn bản quay phía ngoài có chức năng thay đổi các kiểu AF khác nhau. Ngoài ra, chế độ focus AF cũng được hiển thị trên viewfinder của D800. Trong khi 5D Mark III cũng hiển thị AF trên viewfinder, nhưng chiếc máy này lại dùng các biểu tượng để chỉ các điểm lựa chọn, và đây thực sự không hẳn là cách rõ ràng tiện dụng như cách mà D800 đã làm. Đón chờ phần 2: Khả năng trình diễn. |