Thời gian gần đây, những công cụ AI đang ngày càng được quan tâm và hiện diện nhiều hơn trong đời sống của con người.
Đặc biệt là những công cụ tiên tiến với khả năng tạo ra nội dung như ChatGPT. Tuy nhiên, điều này cũng đang đặt ra một câu hỏi nóng hơn bao giờ hết, đó là những nội dung này có thật sự là sáng tạo của con người, và chúng ta có thể đăng ký bản quyền với chúng hay không?
Hồi giữa năm 2022, Kris Kashtanova, họa sĩ truyện tranh tại New York, đã nảy sinh ý tưởng và thực hiện một bộ truyện tranh ngắn mang tên "Zarya of the Dawn". Tuy nhiên, bộ truyện đã trở thành tâm điểm chú ý vào đầu năm nay, khi Cơ quan Bản quyền Mỹ quyết định không công nhận phần hình ảnh trong bộ truyện là tác phẩm của họa sĩ này. Lý do là bởi những hình ảnh này được tạo ra bởi AI.
Ông Ryan Merkley, cựu Giám đốc Tổ chức chia sẻ bản quyền Creative Commons, nói: "Trong quá trình sáng tác, Kris đã sử dụng một AI mang tên Midjourney để tạo ra các hình vẽ truyện. Kris công khai việc này và đưa ra đăng ký bản quyền, với kỳ vọng là nó sẽ tạo tiền lệ để các tác phẩm tạo ra bởi AI có thể được công nhận. Tuy nhiên, cuối cùng Cơ quan bản quyền đã nói không".
(Ảnh: Mynewsdesk)
Đây chưa phải là điểm kết thúc của câu chuyện. Với một bộ truyện tranh mới, sử dụng công cụ AI với tính năng mới, và lần này có sự tư vấn từ đội ngũ pháp lý, họa sĩ Kris đang kỳ vọng sẽ có thể thuyết phục được cơ quan quản lý công nhận bản quyền của mình.
Chị Kris Kashtanova, họa sĩ truyện tranh, chia sẻ: "Kể từ bộ truyện trước, công nghệ AI đã phát triển rất nhanh và cách tôi sử dụng chúng cũng đã khác rất nhiều. Chẳng hạn khi tôi đưa vào hệ thống một loạt ảnh của mình, AI sẽ được huấn luyện để vẽ ra một hình ảnh của tôi. Tôi tin rằng điều này hoàn toàn đủ điều kiện đăng ký bản quyền".
Theo các chuyên gia, việc công nhận bản quyền do các nội dung từ AI tạo ra có thể mở ra cánh cửa cho rất nhiều nhà sáng tạo nội dung làm việc dễ dàng hơn với mức chi phí thấp. Tuy nhiên, điều này là không hề dễ dàng.
Ông Ryan Merkley cho biết: "Sở hữu trí tuệ là một vấn đề rất quan trọng, không chỉ được quy định trong luật của mỗi nước mà cả những hiệp định thương mại quốc tế. Việc công nhận bản quyền của những công cụ như AI có thể thay đổi mọi thứ, bởi chúng cho phép hàng triệu người đều có thể tạo ra các sản phẩm được bảo hộ".
Ở chiều ngược lại, nhiều nhà nội dung chỉ trích mạnh mẽ rằng các công cụ AI đang xâm phạm bản quyền với tác phẩm của họ, bởi chúng tự học và sáng tạo từ các kho nội dung số trên Internet. Ngay cả OpenAI, nhà phát triển công cụ đình đám ChatGPT, cũng phải đối mặt với một loạt vụ kiện vi phạm bản quyền.
Đây vẫn là một cuộc tranh luận chưa có hồi kết. Còn với những tác giả nhỏ như Kris, họ tin rằng, trong một thế giới mà AI đóng vai trò ngày càng quan trọng, việc có thể sử dụng và thích ứng với chúng sẽ là một lợi thế lớn cho họ trong tương lai.
Đặc biệt là những công cụ tiên tiến với khả năng tạo ra nội dung như ChatGPT. Tuy nhiên, điều này cũng đang đặt ra một câu hỏi nóng hơn bao giờ hết, đó là những nội dung này có thật sự là sáng tạo của con người, và chúng ta có thể đăng ký bản quyền với chúng hay không?
Hồi giữa năm 2022, Kris Kashtanova, họa sĩ truyện tranh tại New York, đã nảy sinh ý tưởng và thực hiện một bộ truyện tranh ngắn mang tên "Zarya of the Dawn". Tuy nhiên, bộ truyện đã trở thành tâm điểm chú ý vào đầu năm nay, khi Cơ quan Bản quyền Mỹ quyết định không công nhận phần hình ảnh trong bộ truyện là tác phẩm của họa sĩ này. Lý do là bởi những hình ảnh này được tạo ra bởi AI.
Ông Ryan Merkley, cựu Giám đốc Tổ chức chia sẻ bản quyền Creative Commons, nói: "Trong quá trình sáng tác, Kris đã sử dụng một AI mang tên Midjourney để tạo ra các hình vẽ truyện. Kris công khai việc này và đưa ra đăng ký bản quyền, với kỳ vọng là nó sẽ tạo tiền lệ để các tác phẩm tạo ra bởi AI có thể được công nhận. Tuy nhiên, cuối cùng Cơ quan bản quyền đã nói không".
(Ảnh: Mynewsdesk)
Đây chưa phải là điểm kết thúc của câu chuyện. Với một bộ truyện tranh mới, sử dụng công cụ AI với tính năng mới, và lần này có sự tư vấn từ đội ngũ pháp lý, họa sĩ Kris đang kỳ vọng sẽ có thể thuyết phục được cơ quan quản lý công nhận bản quyền của mình.
Chị Kris Kashtanova, họa sĩ truyện tranh, chia sẻ: "Kể từ bộ truyện trước, công nghệ AI đã phát triển rất nhanh và cách tôi sử dụng chúng cũng đã khác rất nhiều. Chẳng hạn khi tôi đưa vào hệ thống một loạt ảnh của mình, AI sẽ được huấn luyện để vẽ ra một hình ảnh của tôi. Tôi tin rằng điều này hoàn toàn đủ điều kiện đăng ký bản quyền".
Theo các chuyên gia, việc công nhận bản quyền do các nội dung từ AI tạo ra có thể mở ra cánh cửa cho rất nhiều nhà sáng tạo nội dung làm việc dễ dàng hơn với mức chi phí thấp. Tuy nhiên, điều này là không hề dễ dàng.
Ông Ryan Merkley cho biết: "Sở hữu trí tuệ là một vấn đề rất quan trọng, không chỉ được quy định trong luật của mỗi nước mà cả những hiệp định thương mại quốc tế. Việc công nhận bản quyền của những công cụ như AI có thể thay đổi mọi thứ, bởi chúng cho phép hàng triệu người đều có thể tạo ra các sản phẩm được bảo hộ".
Ở chiều ngược lại, nhiều nhà nội dung chỉ trích mạnh mẽ rằng các công cụ AI đang xâm phạm bản quyền với tác phẩm của họ, bởi chúng tự học và sáng tạo từ các kho nội dung số trên Internet. Ngay cả OpenAI, nhà phát triển công cụ đình đám ChatGPT, cũng phải đối mặt với một loạt vụ kiện vi phạm bản quyền.
Đây vẫn là một cuộc tranh luận chưa có hồi kết. Còn với những tác giả nhỏ như Kris, họ tin rằng, trong một thế giới mà AI đóng vai trò ngày càng quan trọng, việc có thể sử dụng và thích ứng với chúng sẽ là một lợi thế lớn cho họ trong tương lai.
Theo Genk