Vào thời điểm thảm họa hạt nhân Fukushima xảy ra, Toshiba - niềm tự hào của Nhật Bản - là tập đoàn số 1 thế giới về sản xuất. Nhưng không ai nghĩ rằng cái tên đã gắn liền với hào quang rực rỡ trong hơn một thế kỷ kia nay lại đang chật vật tìm chỗ đứng trên thị trường.
Lịch sử Toshiba
Nói về Toshiba, chúng ta phải nhắc đến Hisashige Tanaka.
Hisashige Tanaka sinh ra trong một gia đình làm nghề thủ công. Lúc bấy giờ, cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu đã diễn ra mạnh mẽ suốt hàng thập kỷ, nhưng vì chính sách đóng cửa của Nhật Bản, chỉ những món đồ chơi cơ khí nhỏ mới được nhập từ châu Âu vào Nhật Bản.
Hisashige Tanaka và vợ.
Tuy nhiên, những món đồ chơi tinh xảo đó đã mở ra một trào lưu “làm nhái” tại Nhật Bản.
Và Hisashige Tanaka đã nhanh chóng thể hiện tài năng thủ công cực kỳ ấn tượng từ khi còn là một cậu nhóc. Ông có thể làm ra những chiếc hộp kín từ năm 8 tuổi, những khung cửi vào năm 14 tuổi, và thậm chí là những con búp bê hay những chiếc cung tên vào năm 18.
Đến năm 30 tuổi, ông đã là một trong những thợ cơ khí hàng đầu Nhật Bản. Nhưng Tanaka không hề tự cao, mà bắt đầu tìm tòi sáng chế nhiều món đồ tinh vi hơn, và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, như một chiếc đèn vĩnh cửu nhờ bơm áp lực không khí ở bên trong.
Tiếc thay, quãng thời gian tươi đẹp đó không kéo dài mãi, và cuộc sống yên bình của Tanaka sớm bị ảnh hưởng bởi những biến cố.
Năm 1853, “Sự kiện Hắc thuyền” xảy ra, khiến nước Nhật rơi vào tình hình bất ổn, mâu thuẫn trong nước tăng cao, và mầm móng cách mạng sắp sửa bùng nổ.
Hisashige Tanaka cũng bị cuốn vào vòng xoáy xã hội lúc bấy giờ. Ông được thuê bởi gia tộc Saga và bắt đầu nghiên cứu công nghệ súng ống và tàu thuyền.
Năm 75 tuổi, giữa làn sóng công nghiệp hóa đang diễn ra một cách sôi động tại Nhật Bản, Hisashige Tanaka thành lập Tanaka Manufacturing Co., Ltd, một cửa hàng nhỏ mà sau này trở thành Toshiba.
Tanaka qua đời năm 1881, chỉ 8 năm sau đó. Tuy nhiên, đam mê và nhiệt huyết, cũng như tinh thần sáng tạo của ông đối với ngành sản xuất máy móc cơ khí đã thấm nhuần vào từng nhân viên của Toshiba.
Kể từ đó, Toshiba đã luôn giành được những cái “đầu tiên” trong ngành sản xuất Nhật Bản, như sản xuất được chiếc máy giặt đầu tiên, tủ lạnh đầu tiên, quạt điện đầu tiên, radar đầu tiên, TV bán dẫn đầu tiên, và nhiều sản phẩm khác nữa.
Toshiba còn vươn ra quốc tế, phát triển được máy chơi HD-DVD đầu tiên, điện thoại video màn hình màu đầu tiên, và loạt đầu ghi đĩa quang thế hệ mới đầu tiên trên thế giới... qua đó để lại dấu ấn rõ nét trong lịch sử ngành sản xuất toàn cầu.
Năm 1985, Toshiba không chỉ phát minh ra chiếc máy tính xách tay đầu tiên trên thế giới, mà còn tạo ra nhiều đột phá trong lĩnh vực bán dẫn, trở thành nhà sản xuất PC và bán dẫn hàng đầu thế giới.
Khi nhìn lại, chúng ta thấy được Toshiba luôn duy trì được tinh thần cải tiến và khuyến khích nghiên cứu, khám phá, để vượt qua những rào cản trong ngành công nghiệp sản xuất, từng bước tăng trưởng, và giữ vững vị thế số một trên thị trường điện tử thế giới.
Vực sâu năng lượng hạt nhân
Từ khi thành lập, Toshiba đã phát triển với tốc độ cực nhanh. Tại thời kỳ đỉnh cao, công ty có 180.000 nhân viên, với doanh số thường niên đạt gần 7 nghìn tỷ Yên. Họ còn sở hữu nhiều danh hiệu, như nhà sản xuất motor lớn thứ hai Nhật Bản, top 5 nhà sản xuất bán dẫn thế giới, top 3 nhà sản xuất thiết bị y tế thế giới...
Toshiba có thể đánh bại mọi đối thủ, nhưng lại không thể đứng vững trước thời gian.
Những năm 1990, khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Nhật Bản, dẫn đến hàng loạt hiệu ứng tiêu cực.
Đầu tiên, ngành công nghiệp bán dẫn chứng kiến những thay đổi lớn, với những tên tuổi mới xuất hiện tại Hàn Quốc và Đài Loan, âm thầm soán ngôi Mỹ và Nhật Bản. Tiếp đó, Toshiba còn đánh mất thị phần lĩnh vực điện tử tiêu dùng vào tay các quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trong một nỗ lực điên cuồng để khôi phục lại danh tiếng, Toshiba chỉ còn cách thay đổi cơ cấu và tìm một hướng phát triển mới để tự cứu lấy mình. Sau một cuộc khảo sát thị trường dài hạn, các lãnh đạo cấp cao của công ty đưa ra quyết định cuối cùng: bước chân vào lĩnh vực điện hạt nhân.
Năm 2006, Toshiba thâu tóm Westinghouse Electric, qua đó nắm giữ những công nghệ trọng yếu trong lĩnh vực điện hạt nhân tại Mỹ.
Tuy nhiên, thương vụ này không hề thuận lợi. Toshiba phải chi ra đến 5,4 tỷ USD để hoàn tất bởi vấp phải sự cạnh tranh kịch liệt từ Mitsubishi và GM. Điều đáng nói là, giá thị trường mà các chuyên gia đề xuất cho thương vụ chỉ vỏn vẹn 1,8 tỷ USD, tức bằng 1/3 so với giá cuối cùng.
Kết quả là, dù Toshiba đạt được mục tiêu chiến lược, họ gặp phải một vấn đề lớn hơn liên quan đến vốn hoạt động.
Điều họ chưa tính đến là lĩnh vực điện hạt nhân không khác gì một chiếc hố sâu không đáy, liên tục bòn rút nguồn tiền của Toshiba. Ấy thế nhưng, các lãnh đạo cấp cao của công ty vẫn đặt kỳ vọng rất cao cho mảng kinh doanh mới này, và tin rằng một ngày nào đó họ sẽ thu được lợi nhuận khổng lồ.
Tuy nhiên, một thảm họa không lường trước đã phá tan hoàn toàn giấc mơ điện hạt nhân của Toshiba.
Năm 2011, một trận động đất 9.0 độ Richter xảy ra ở Nhật Bản, tạo ra một cơn sóng thần và dẫn đến vụ rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, gây sốc cho cả thế giới. Thảm họa này đã gây ra vô số tranh cãi, và cả lo sợ, về sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân ở cả Nhật Bản lẫn trên toàn thế giới.
Dưới áp lực, nhiều quốc gia đã hủy bỏ các thỏa thuận trước đó với Toshiba và chấm dứt việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới. Về phía Toshiba, họ đã bị kéo thẳng xuống vực sâu, khi không chỉ thất bại trong việc thu hồi vốn mà còn đối mặt với nhiều năm trời thua lỗ trầm trọng.
Không ai có thể dự báo trước được rằng, dự án nhà máy điện hạt nhân từng là giấc mơ đẹp nay trở thành cơn ác mộng đối với Toshiba, và công ty đã trải qua bao thăng trầm suốt một thế kỷ bắt đầu sụp đổ.
Dính đến lừa đảo
Năm 2015, Toshiba bị cáo cuộc lừa đảo tài chính, và những bản báo cáo tài chính khôi phục được đã cho mọi người thấy được tình hình tồi tệ mà công ty đang gặp phải. Theo số liệu thống kê, từ 2008 đến 2014, tổng số tiền chênh lệch giữa thực tế và trên sổ sách lên đến 224,8 tỷ Yên.
Sau vụ việc, các chủ tịch Toshiba lúc bấy giờ đã phải cúi đầu xin lỗi trước công chúng. Nhằm xoa dịu tình hình, 3 chủ tịch và 8 giám đốc của công ty đồng loạt từ chức.
Nhưng dẫu vậy, Toshiba vẫn bị chính phủ Nhật Bản tuyên phạt 7,4 tỷ Yên, và giá cổ phiếu của họ lao dốc không phanh, giảm đến khoảng 40%.
Để sống sót, Toshiba bắt đầu bán bớt các mảng kinh doanh và sa thải hàng loạt nhân viên.
Năm 2015, họ bán gần 24 triệu cổ phiếu Finnish KONE thuộc mảng thang máy; năm 2016, họ bán mảng thiết bị gia dụng và y tế cho Midea và Canon.
Năm 2017, Toshiba quyết định từ bỏ Westinghouse, chấp nhận thua lỗ hơn 1 nghìn tỷ Yên, và bán luôn mảng bán dẫn; năm 2018, họ bán mảng TV và máy tính; đến năm 2020, Toshiba, công ty từng tạo ra chiếc laptop đầu tiên trên thế giới, đã hoàn toàn rút lui khỏi thị trường.
Tháng 4 năm ngoái, công ty đầu tư Anh là CVC Capital đã đề nghị mua lại Toshiba với giá hơn 20 tỷ USD. Công ty khổng lồ thành lập vào năm 1875, với lịch sử 146 năm phát triển, nay buông xuôi tất cả, chờ đợi được cứu vớt.
Trên thực tế, sự sụp đổ của Toshiba là kết quả không tránh khỏi của dòng chảy thời gian. Khi nhìn lại toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất Nhật Bản, bạn sẽ thấy một điểm chung: Takada nộp đơn xin phá sản, Mitsubishi và Hitachi vướng lùm xùm làm giả dữ liệu, Sharp và Sanyo tự rao bán chính mình... Cả ngành công nghiệp sản xuất của đất nước mặt trời mọc dường như đang đồng loạt sụp đổ.
Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thời gian, các công ty Nhật như Toshiba phải thừa nhận những yếu điểm của riêng họ, ví dụ như công ty đã đánh mất đi tinh thần lao động hăng say, trung thực và khéo léo, vốn một thời là niềm tự hào của họ. Vụ scandal làm giả sổ sách chính là bằng chứng cho điều đó.
Khi nhìn lại, sự sụp đổ của Toshiba không chỉ có nguyên nhân từ thảm họa tự nhiên, mà chính công ty này đã tự đào hố chôn mình.
Lịch sử Toshiba
Nói về Toshiba, chúng ta phải nhắc đến Hisashige Tanaka.
Hisashige Tanaka sinh ra trong một gia đình làm nghề thủ công. Lúc bấy giờ, cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu đã diễn ra mạnh mẽ suốt hàng thập kỷ, nhưng vì chính sách đóng cửa của Nhật Bản, chỉ những món đồ chơi cơ khí nhỏ mới được nhập từ châu Âu vào Nhật Bản.
Hisashige Tanaka và vợ.
Tuy nhiên, những món đồ chơi tinh xảo đó đã mở ra một trào lưu “làm nhái” tại Nhật Bản.
Và Hisashige Tanaka đã nhanh chóng thể hiện tài năng thủ công cực kỳ ấn tượng từ khi còn là một cậu nhóc. Ông có thể làm ra những chiếc hộp kín từ năm 8 tuổi, những khung cửi vào năm 14 tuổi, và thậm chí là những con búp bê hay những chiếc cung tên vào năm 18.
Đến năm 30 tuổi, ông đã là một trong những thợ cơ khí hàng đầu Nhật Bản. Nhưng Tanaka không hề tự cao, mà bắt đầu tìm tòi sáng chế nhiều món đồ tinh vi hơn, và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, như một chiếc đèn vĩnh cửu nhờ bơm áp lực không khí ở bên trong.
Tiếc thay, quãng thời gian tươi đẹp đó không kéo dài mãi, và cuộc sống yên bình của Tanaka sớm bị ảnh hưởng bởi những biến cố.
Năm 1853, “Sự kiện Hắc thuyền” xảy ra, khiến nước Nhật rơi vào tình hình bất ổn, mâu thuẫn trong nước tăng cao, và mầm móng cách mạng sắp sửa bùng nổ.
Hisashige Tanaka cũng bị cuốn vào vòng xoáy xã hội lúc bấy giờ. Ông được thuê bởi gia tộc Saga và bắt đầu nghiên cứu công nghệ súng ống và tàu thuyền.
Năm 75 tuổi, giữa làn sóng công nghiệp hóa đang diễn ra một cách sôi động tại Nhật Bản, Hisashige Tanaka thành lập Tanaka Manufacturing Co., Ltd, một cửa hàng nhỏ mà sau này trở thành Toshiba.
Tanaka qua đời năm 1881, chỉ 8 năm sau đó. Tuy nhiên, đam mê và nhiệt huyết, cũng như tinh thần sáng tạo của ông đối với ngành sản xuất máy móc cơ khí đã thấm nhuần vào từng nhân viên của Toshiba.
Kể từ đó, Toshiba đã luôn giành được những cái “đầu tiên” trong ngành sản xuất Nhật Bản, như sản xuất được chiếc máy giặt đầu tiên, tủ lạnh đầu tiên, quạt điện đầu tiên, radar đầu tiên, TV bán dẫn đầu tiên, và nhiều sản phẩm khác nữa.
Toshiba còn vươn ra quốc tế, phát triển được máy chơi HD-DVD đầu tiên, điện thoại video màn hình màu đầu tiên, và loạt đầu ghi đĩa quang thế hệ mới đầu tiên trên thế giới... qua đó để lại dấu ấn rõ nét trong lịch sử ngành sản xuất toàn cầu.
Năm 1985, Toshiba không chỉ phát minh ra chiếc máy tính xách tay đầu tiên trên thế giới, mà còn tạo ra nhiều đột phá trong lĩnh vực bán dẫn, trở thành nhà sản xuất PC và bán dẫn hàng đầu thế giới.
Khi nhìn lại, chúng ta thấy được Toshiba luôn duy trì được tinh thần cải tiến và khuyến khích nghiên cứu, khám phá, để vượt qua những rào cản trong ngành công nghiệp sản xuất, từng bước tăng trưởng, và giữ vững vị thế số một trên thị trường điện tử thế giới.
Vực sâu năng lượng hạt nhân
Từ khi thành lập, Toshiba đã phát triển với tốc độ cực nhanh. Tại thời kỳ đỉnh cao, công ty có 180.000 nhân viên, với doanh số thường niên đạt gần 7 nghìn tỷ Yên. Họ còn sở hữu nhiều danh hiệu, như nhà sản xuất motor lớn thứ hai Nhật Bản, top 5 nhà sản xuất bán dẫn thế giới, top 3 nhà sản xuất thiết bị y tế thế giới...
Toshiba có thể đánh bại mọi đối thủ, nhưng lại không thể đứng vững trước thời gian.
Những năm 1990, khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Nhật Bản, dẫn đến hàng loạt hiệu ứng tiêu cực.
Đầu tiên, ngành công nghiệp bán dẫn chứng kiến những thay đổi lớn, với những tên tuổi mới xuất hiện tại Hàn Quốc và Đài Loan, âm thầm soán ngôi Mỹ và Nhật Bản. Tiếp đó, Toshiba còn đánh mất thị phần lĩnh vực điện tử tiêu dùng vào tay các quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trong một nỗ lực điên cuồng để khôi phục lại danh tiếng, Toshiba chỉ còn cách thay đổi cơ cấu và tìm một hướng phát triển mới để tự cứu lấy mình. Sau một cuộc khảo sát thị trường dài hạn, các lãnh đạo cấp cao của công ty đưa ra quyết định cuối cùng: bước chân vào lĩnh vực điện hạt nhân.
Năm 2006, Toshiba thâu tóm Westinghouse Electric, qua đó nắm giữ những công nghệ trọng yếu trong lĩnh vực điện hạt nhân tại Mỹ.
Tuy nhiên, thương vụ này không hề thuận lợi. Toshiba phải chi ra đến 5,4 tỷ USD để hoàn tất bởi vấp phải sự cạnh tranh kịch liệt từ Mitsubishi và GM. Điều đáng nói là, giá thị trường mà các chuyên gia đề xuất cho thương vụ chỉ vỏn vẹn 1,8 tỷ USD, tức bằng 1/3 so với giá cuối cùng.
Kết quả là, dù Toshiba đạt được mục tiêu chiến lược, họ gặp phải một vấn đề lớn hơn liên quan đến vốn hoạt động.
Điều họ chưa tính đến là lĩnh vực điện hạt nhân không khác gì một chiếc hố sâu không đáy, liên tục bòn rút nguồn tiền của Toshiba. Ấy thế nhưng, các lãnh đạo cấp cao của công ty vẫn đặt kỳ vọng rất cao cho mảng kinh doanh mới này, và tin rằng một ngày nào đó họ sẽ thu được lợi nhuận khổng lồ.
Tuy nhiên, một thảm họa không lường trước đã phá tan hoàn toàn giấc mơ điện hạt nhân của Toshiba.
Năm 2011, một trận động đất 9.0 độ Richter xảy ra ở Nhật Bản, tạo ra một cơn sóng thần và dẫn đến vụ rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, gây sốc cho cả thế giới. Thảm họa này đã gây ra vô số tranh cãi, và cả lo sợ, về sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân ở cả Nhật Bản lẫn trên toàn thế giới.
Dưới áp lực, nhiều quốc gia đã hủy bỏ các thỏa thuận trước đó với Toshiba và chấm dứt việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới. Về phía Toshiba, họ đã bị kéo thẳng xuống vực sâu, khi không chỉ thất bại trong việc thu hồi vốn mà còn đối mặt với nhiều năm trời thua lỗ trầm trọng.
Không ai có thể dự báo trước được rằng, dự án nhà máy điện hạt nhân từng là giấc mơ đẹp nay trở thành cơn ác mộng đối với Toshiba, và công ty đã trải qua bao thăng trầm suốt một thế kỷ bắt đầu sụp đổ.
Dính đến lừa đảo
Năm 2015, Toshiba bị cáo cuộc lừa đảo tài chính, và những bản báo cáo tài chính khôi phục được đã cho mọi người thấy được tình hình tồi tệ mà công ty đang gặp phải. Theo số liệu thống kê, từ 2008 đến 2014, tổng số tiền chênh lệch giữa thực tế và trên sổ sách lên đến 224,8 tỷ Yên.
Sau vụ việc, các chủ tịch Toshiba lúc bấy giờ đã phải cúi đầu xin lỗi trước công chúng. Nhằm xoa dịu tình hình, 3 chủ tịch và 8 giám đốc của công ty đồng loạt từ chức.
Nhưng dẫu vậy, Toshiba vẫn bị chính phủ Nhật Bản tuyên phạt 7,4 tỷ Yên, và giá cổ phiếu của họ lao dốc không phanh, giảm đến khoảng 40%.
Để sống sót, Toshiba bắt đầu bán bớt các mảng kinh doanh và sa thải hàng loạt nhân viên.
Năm 2015, họ bán gần 24 triệu cổ phiếu Finnish KONE thuộc mảng thang máy; năm 2016, họ bán mảng thiết bị gia dụng và y tế cho Midea và Canon.
Năm 2017, Toshiba quyết định từ bỏ Westinghouse, chấp nhận thua lỗ hơn 1 nghìn tỷ Yên, và bán luôn mảng bán dẫn; năm 2018, họ bán mảng TV và máy tính; đến năm 2020, Toshiba, công ty từng tạo ra chiếc laptop đầu tiên trên thế giới, đã hoàn toàn rút lui khỏi thị trường.
Tháng 4 năm ngoái, công ty đầu tư Anh là CVC Capital đã đề nghị mua lại Toshiba với giá hơn 20 tỷ USD. Công ty khổng lồ thành lập vào năm 1875, với lịch sử 146 năm phát triển, nay buông xuôi tất cả, chờ đợi được cứu vớt.
Trên thực tế, sự sụp đổ của Toshiba là kết quả không tránh khỏi của dòng chảy thời gian. Khi nhìn lại toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất Nhật Bản, bạn sẽ thấy một điểm chung: Takada nộp đơn xin phá sản, Mitsubishi và Hitachi vướng lùm xùm làm giả dữ liệu, Sharp và Sanyo tự rao bán chính mình... Cả ngành công nghiệp sản xuất của đất nước mặt trời mọc dường như đang đồng loạt sụp đổ.
Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thời gian, các công ty Nhật như Toshiba phải thừa nhận những yếu điểm của riêng họ, ví dụ như công ty đã đánh mất đi tinh thần lao động hăng say, trung thực và khéo léo, vốn một thời là niềm tự hào của họ. Vụ scandal làm giả sổ sách chính là bằng chứng cho điều đó.
Khi nhìn lại, sự sụp đổ của Toshiba không chỉ có nguyên nhân từ thảm họa tự nhiên, mà chính công ty này đã tự đào hố chôn mình.
Theo VN review