Việc FTX sụp đổ đã giáng một đòn thảm khốc vào danh tiếng và sự tham vọng của tiền điện tử trên thị trường hiện nay.
Hoàn cảnh bị tẩy chay sẽ luôn xảy ra rất nhanh và khó chấp nhận. Chỉ hai tuần trước, Sam Bankman-Fried còn là tỷ phú tiền điện tử với số tài sản riêng ước tính khoảng 16 tỷ USD. Sàn tiền số FTX của anh còn đứng thứ ba thế giới với mức định giá là 32 tỷ USD.
Đối với các nhà đầu tư mạo hiểm (vcs) đang phát triển mạnh ở Thung lũng Silicon thì Sam chính là một thiên tài tài chính, người có thể khiến giới đầu tư phải trầm trồ. Ở Washington, anh còn là gương mặt bảo chứng cho tiền điện tử, làm việc với các nhà lập pháp và cung cấp vốn cho ngân hàng để góp phần đưa ra các quyết định quan trọng.
Nhưng giờ đây Sam chỉ còn là một người phá sản, nợ nần chồng chất, gây phẫn nộ cho hàng chục công ty khác và vướng vào hàng loạt cuộc điều tra hình sự. Sự bùng nổ khủng khiếp của sự kiện FTX sụp đổ đã giáng một đòn thảm khốc vào ngành công nghiệp tiền điện tử bằng sự thất bại và tai tiếng. Chưa bao giờ tiền điện tử lại trở thành tội đồ, gây thiệt hại và vô ích như vậy.
Thông tin về sự sụp đổ của FTX càng nhiều thì câu chuyện càng trở nên gây sốc. Đầu tiên, các điều khoản dịch vụ riêng của FTX quy định các chi nhánh giao dịch không được phép vay mượn tài sản của khách hàng. Tuy nhiên, trong số tài sản trị giá 14 tỷ USD, sàn này được cho là đã để Alameda Research - một công ty thương mại cũng thuộc sở hữu của Bankman-Fried, vay 8 tỷ USD. Đổi lại, công ty này sẽ dùng các FTT (token do FTX phát hành) mà họ nắm giữ làm tài sản thế chấp.
Lỗ hổng này chỉ lộ ra trên bảng cân đối kế toán của FTX sau khi sàn này bị rút tiền ồ ạt. Chính bởi vậy, sau khi công ty này tuyên bố phá sản ở Mỹ thì mọi người phát hiện ra rằng hàng trăm triệu đô đã biến mất khỏi tài khoản của FTX một cách bí ẩn.
Những nhân vật lớn trở thành tội đồ, những khoản cho vay bất thường, những vụ sụp đổ chỉ sau một đêm ... là những thứ thường xảy ra trong các cuộc khủng hoảng tài chính từ xưa đến nay, từ Hội chứng cuồng hoa tulip ở Hà Lan thế kỷ 17 đến Bong bóng South Sea ở Anh thế kỷ 18 hay cho đến các cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ vào đầu những năm 1900. Vào thời kỳ đỉnh cao vào năm ngoái, giá trị thị trường của tất cả các loại tiền điện tử đã tăng từ gần 800 tỷ USD vào đầu năm 2021 đến đạt mức cao ngất ngưởng – gần 3.000 USD, và hôm nay, nó lại trở về mức 830 tỷ USD.
Giống như mọi cơn bão tài chính khác, khi cuồng phong đã qua, câu hỏi là liệu tiền điện tử có thể sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài lừa đảo và đầu cơ hay không. Mặc cho những lời hứa hẹn về một công nghệ có thể giúp hệ thống tài chính vận hành theo cách nhanh, rẻ và hiệu quả hơn, mỗi vụ bê bối mới nổ ra đều khiến các nhà đầu tư chân chính sợ hãi và ngành công nghiệp sẽ suy thoái. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội, rằng một ngày nào đó một số đổi mới tích cực về thị trường này sẽ xuất hiện.
Giữa những tai tiếng của tuần qua, thì điều đáng nhớ nhất là công nghệ vẫn còn ẩn chứa nhiều tiềm năng. Hệ thống ngân hàng truyền thống đòi hỏi phải đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng để các bên hoàn toàn xa lạ có thể tin tưởng lẫn nhau. Trong khi đó, ngược lại ít nhất về mặt lý thuyết thì Public Blockchain (với hệ thống sổ ghi chép không bị giới hạn truy cập được xây dựng dựa trên một mạng máy tính) cùng với những thứ như hợp đồng thông minh hay các tính năng xây dựng trên mã nguồn mở sẽ làm cho các giao dịch trở nên minh bạch và đáng tin cậy.
Tuy nhiên, điều đáng thất vọng là sau 14 năm kể từ khi công nghệ blockchain của Bitcoin được phát minh, nó vẫn không thực hiện được các lời hứa đó.
Sự phát triển như vũ bão của tiền điện tử đã thu hút từ những sinh viên tốt nghiệp sáng giá đến các chuyên gia ở phố Wall; có được vốn từ các công ty đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư quốc gia và cả quỹ hưu trí. Nhưng đáng tiếc là một lượng lớn tiền bạc, thời gian, tài năng và năng lượng đã được sử dụng để xây dựng một số lượng lớn thứ mà tờ The Economist gọi là "sòng bạc ảo". Nhiều người đầu cơ vào các đồng tiền số không ổn định, và sinh ra cả những kẻ rửa tiền, trốn lệnh trừng phạt và lừa đảo khắp nơi.
Với tất cả những điều này, những người theo chủ nghĩa hoài nghi cho rằng liệu bây giờ có là lúc mà tiền điện tử biến mất hay không. Nhưng bản chất của cơ chế thị trường là các nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận rủi ro miễn là họ biết rằng mình sẽ thua lỗ nếu đặt cược sai. Thậm chí khi thị trường tiền điện tử đổ vỡ thì chúng ta vẫn có thể kiểm soát được những tác động lên toàn bộ hệ thống tài chính.
Những bên đã rót vốn vào FTX bao gồm Sequoia, một công ty đầu tư mạo hiểm của California; Temasek, quỹ đầu tư nhà nước của Singapore; và Ontario Teachers’ Pension Plan. Tất cả đều bị mất tiền, nhưng không có gì quá nghiêm trọng.
Hơn nữa, những người hoài nghi này nên thừa nhận rằng không ai có thể đoán trước được phát minh nào sẽ có kết quả tốt và sự thay đổi nào sẽ không. Mọi người tự do đầu tư thời gian và tiền bạc cho năng lượng nhiệt hạch, khí cầu, vũ trụ ảo và một loạt các công nghệ khác và có thể không bao giờ thành công, vậy thì tại sao tiền điện tử lại không thể.
Khi ngành công nghiệp kinh tế ảo phát triển, các ứng dụng phi tập trung hữu ích vẫn có thể xuất hiện, không ai có thể dự báo trước được. Công nghệ về cơ bản sẽ vẫn tiếp tục được cải thiện và phát triển. Ví dụ bản nâng cấp vào tháng 9 của Ethereum, nền tảng điện toán phân tán, mã nguồn mở dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đã giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng, mở đường để xử lý khối lượng giao dịch cao một cách hiệu quả.
Để tiếp tục phát triển, thị trường tiền điện tử cần giải quyết được 2 điều. Một là phải giảm thiểu tình trạng trộm cắp và gian lận, tương tự với bất kỳ hoạt động tài chính nào.
Hai là tách bạch hệ thống tài chính chính thống khỏi những lùm xùm của tiền điện tử. Yêu cầu các sàn giao dịch sử dụng các tài sản có tính thanh khoản cao làm tài sản đảm bảo cho tiền gửi của khách hàng là một việc thiết yếu. Thứ hai là bắt buộc phải công bố thông tin khi 1 công ty trong cùng hệ thống vay một khoản tiền khổng lồ từ sàn giao dịch trong khi các điều khoản về tài sản thế chấp thực sự mơ hồ.
Stablecoin (các đồng tiền điện tử được neo giá trị vào 1 tài sản ổn định như vàng hoặc tiền pháp định) có thể được xem xét sử dụng làm công cụ thanh toán tại các ngân hàng.
Tiền điện tử sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu các nhà đầu tư và người dùng vẫn lo sợ tiền của họ sẽ bị mất. Vì vậy, nếu muốn hồi sinh trở lại, tiền điện tử phải loại bỏ đi những mánh khóe tinh ranh và tìm ra con đường sử dụng hợp lệ thích đáng.
Hoàn cảnh bị tẩy chay sẽ luôn xảy ra rất nhanh và khó chấp nhận. Chỉ hai tuần trước, Sam Bankman-Fried còn là tỷ phú tiền điện tử với số tài sản riêng ước tính khoảng 16 tỷ USD. Sàn tiền số FTX của anh còn đứng thứ ba thế giới với mức định giá là 32 tỷ USD.
Đối với các nhà đầu tư mạo hiểm (vcs) đang phát triển mạnh ở Thung lũng Silicon thì Sam chính là một thiên tài tài chính, người có thể khiến giới đầu tư phải trầm trồ. Ở Washington, anh còn là gương mặt bảo chứng cho tiền điện tử, làm việc với các nhà lập pháp và cung cấp vốn cho ngân hàng để góp phần đưa ra các quyết định quan trọng.
Nhưng giờ đây Sam chỉ còn là một người phá sản, nợ nần chồng chất, gây phẫn nộ cho hàng chục công ty khác và vướng vào hàng loạt cuộc điều tra hình sự. Sự bùng nổ khủng khiếp của sự kiện FTX sụp đổ đã giáng một đòn thảm khốc vào ngành công nghiệp tiền điện tử bằng sự thất bại và tai tiếng. Chưa bao giờ tiền điện tử lại trở thành tội đồ, gây thiệt hại và vô ích như vậy.
Thông tin về sự sụp đổ của FTX càng nhiều thì câu chuyện càng trở nên gây sốc. Đầu tiên, các điều khoản dịch vụ riêng của FTX quy định các chi nhánh giao dịch không được phép vay mượn tài sản của khách hàng. Tuy nhiên, trong số tài sản trị giá 14 tỷ USD, sàn này được cho là đã để Alameda Research - một công ty thương mại cũng thuộc sở hữu của Bankman-Fried, vay 8 tỷ USD. Đổi lại, công ty này sẽ dùng các FTT (token do FTX phát hành) mà họ nắm giữ làm tài sản thế chấp.
Lỗ hổng này chỉ lộ ra trên bảng cân đối kế toán của FTX sau khi sàn này bị rút tiền ồ ạt. Chính bởi vậy, sau khi công ty này tuyên bố phá sản ở Mỹ thì mọi người phát hiện ra rằng hàng trăm triệu đô đã biến mất khỏi tài khoản của FTX một cách bí ẩn.
Những nhân vật lớn trở thành tội đồ, những khoản cho vay bất thường, những vụ sụp đổ chỉ sau một đêm ... là những thứ thường xảy ra trong các cuộc khủng hoảng tài chính từ xưa đến nay, từ Hội chứng cuồng hoa tulip ở Hà Lan thế kỷ 17 đến Bong bóng South Sea ở Anh thế kỷ 18 hay cho đến các cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ vào đầu những năm 1900. Vào thời kỳ đỉnh cao vào năm ngoái, giá trị thị trường của tất cả các loại tiền điện tử đã tăng từ gần 800 tỷ USD vào đầu năm 2021 đến đạt mức cao ngất ngưởng – gần 3.000 USD, và hôm nay, nó lại trở về mức 830 tỷ USD.
Giống như mọi cơn bão tài chính khác, khi cuồng phong đã qua, câu hỏi là liệu tiền điện tử có thể sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài lừa đảo và đầu cơ hay không. Mặc cho những lời hứa hẹn về một công nghệ có thể giúp hệ thống tài chính vận hành theo cách nhanh, rẻ và hiệu quả hơn, mỗi vụ bê bối mới nổ ra đều khiến các nhà đầu tư chân chính sợ hãi và ngành công nghiệp sẽ suy thoái. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội, rằng một ngày nào đó một số đổi mới tích cực về thị trường này sẽ xuất hiện.
Giữa những tai tiếng của tuần qua, thì điều đáng nhớ nhất là công nghệ vẫn còn ẩn chứa nhiều tiềm năng. Hệ thống ngân hàng truyền thống đòi hỏi phải đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng để các bên hoàn toàn xa lạ có thể tin tưởng lẫn nhau. Trong khi đó, ngược lại ít nhất về mặt lý thuyết thì Public Blockchain (với hệ thống sổ ghi chép không bị giới hạn truy cập được xây dựng dựa trên một mạng máy tính) cùng với những thứ như hợp đồng thông minh hay các tính năng xây dựng trên mã nguồn mở sẽ làm cho các giao dịch trở nên minh bạch và đáng tin cậy.
Tuy nhiên, điều đáng thất vọng là sau 14 năm kể từ khi công nghệ blockchain của Bitcoin được phát minh, nó vẫn không thực hiện được các lời hứa đó.
Sự phát triển như vũ bão của tiền điện tử đã thu hút từ những sinh viên tốt nghiệp sáng giá đến các chuyên gia ở phố Wall; có được vốn từ các công ty đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư quốc gia và cả quỹ hưu trí. Nhưng đáng tiếc là một lượng lớn tiền bạc, thời gian, tài năng và năng lượng đã được sử dụng để xây dựng một số lượng lớn thứ mà tờ The Economist gọi là "sòng bạc ảo". Nhiều người đầu cơ vào các đồng tiền số không ổn định, và sinh ra cả những kẻ rửa tiền, trốn lệnh trừng phạt và lừa đảo khắp nơi.
Với tất cả những điều này, những người theo chủ nghĩa hoài nghi cho rằng liệu bây giờ có là lúc mà tiền điện tử biến mất hay không. Nhưng bản chất của cơ chế thị trường là các nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận rủi ro miễn là họ biết rằng mình sẽ thua lỗ nếu đặt cược sai. Thậm chí khi thị trường tiền điện tử đổ vỡ thì chúng ta vẫn có thể kiểm soát được những tác động lên toàn bộ hệ thống tài chính.
Những bên đã rót vốn vào FTX bao gồm Sequoia, một công ty đầu tư mạo hiểm của California; Temasek, quỹ đầu tư nhà nước của Singapore; và Ontario Teachers’ Pension Plan. Tất cả đều bị mất tiền, nhưng không có gì quá nghiêm trọng.
Hơn nữa, những người hoài nghi này nên thừa nhận rằng không ai có thể đoán trước được phát minh nào sẽ có kết quả tốt và sự thay đổi nào sẽ không. Mọi người tự do đầu tư thời gian và tiền bạc cho năng lượng nhiệt hạch, khí cầu, vũ trụ ảo và một loạt các công nghệ khác và có thể không bao giờ thành công, vậy thì tại sao tiền điện tử lại không thể.
Khi ngành công nghiệp kinh tế ảo phát triển, các ứng dụng phi tập trung hữu ích vẫn có thể xuất hiện, không ai có thể dự báo trước được. Công nghệ về cơ bản sẽ vẫn tiếp tục được cải thiện và phát triển. Ví dụ bản nâng cấp vào tháng 9 của Ethereum, nền tảng điện toán phân tán, mã nguồn mở dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đã giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng, mở đường để xử lý khối lượng giao dịch cao một cách hiệu quả.
Để tiếp tục phát triển, thị trường tiền điện tử cần giải quyết được 2 điều. Một là phải giảm thiểu tình trạng trộm cắp và gian lận, tương tự với bất kỳ hoạt động tài chính nào.
Hai là tách bạch hệ thống tài chính chính thống khỏi những lùm xùm của tiền điện tử. Yêu cầu các sàn giao dịch sử dụng các tài sản có tính thanh khoản cao làm tài sản đảm bảo cho tiền gửi của khách hàng là một việc thiết yếu. Thứ hai là bắt buộc phải công bố thông tin khi 1 công ty trong cùng hệ thống vay một khoản tiền khổng lồ từ sàn giao dịch trong khi các điều khoản về tài sản thế chấp thực sự mơ hồ.
Stablecoin (các đồng tiền điện tử được neo giá trị vào 1 tài sản ổn định như vàng hoặc tiền pháp định) có thể được xem xét sử dụng làm công cụ thanh toán tại các ngân hàng.
Tiền điện tử sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu các nhà đầu tư và người dùng vẫn lo sợ tiền của họ sẽ bị mất. Vì vậy, nếu muốn hồi sinh trở lại, tiền điện tử phải loại bỏ đi những mánh khóe tinh ranh và tìm ra con đường sử dụng hợp lệ thích đáng.
Theo Genk