Cứ 7 phút lại có một người dùng bị lừa trên Facebook hoặc Instagram, có trường hợp 'tiền mất tật mang' hơn 2 tỷ đồng

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Facebook, Instagram và WhatsApp đang đối mặt với "cơn sóng thần” lừa đảo.

capture-1687183789263-1687183789863129177429.jpg

Meta đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ phía giới chức và người dùng. Họ cho rằng công ty này khi không ngăn được “cơn sóng thần” lừa đảo trên Facebook, Instagram và WhatsApp - nơi rất nhiều người Anh mỗi ngày đang mất đi những khoản tiền “đủ để thay đổi cuộc sống”.

Theo một điều tra của Guardian, nếu công ty công nghệ này không dập tắt được làn sóng lừa đảo, các hộ gia đình ở Vương quốc Anh sẽ mất 250 triệu bảng trong năm 2023. Ngoài ra, trung bình cứ 7 phút lại có một người dùng bị lừa trên Facebook hoặc Instagram.

Nghiên cứu của TSB nêu rõ, số vụ lừa đảo trên Facebook Marketplace đã tăng gần gấp đôi trong vòng 1 năm qua và ngân hàng này đã phải tiến hành xác minh, hoàn trả tiền cho 2.100 trường hợp là các nạn nhân bị lừa đảo.

Trong đó, một người dùng bị lừa 70.000 bảng Anh (hơn 2 tỷ đồng) vì tin vào lời mời gọi đầu tư. Số khác mất các khoản nhỏ hơn, chủ yếu vì đặt hàng tại các cửa hàng trực tuyến không rõ nguồn gốc trên Facebook và Instagram.

Trên WhatsApp và Messenger, trò lừa mạo danh người nhà nhờ chuyển tiền cũng xuất hiện tràn lan. Chúng tìm cách chiếm được lòng tin của mục tiêu, sau đó sẽ hỏi vay tiền và thực hiện hành vi chiếm dụng. Bà Valerie, 73 tuổi, bị kẻ xấu đóng giả con trai và lừa gửi 2.000 bảng Anh. Sau khi biết sự thật, bà suy sụp và nói sẽ “không bao giờ vượt qua được” nỗi xấu hổ này.

Theo chia sẻ của nhiều nạn nhân, họ cảm thấy khó khăn khi báo cáo các vụ lừa đảo cho Meta. Công ty thường chỉ phản hồi email tự động, hoặc không đưa ra bất kỳ động thái nào.

“Quy mô lừa đảo trực tuyến rất đáng kinh ngạc. Đã đến lúc họ ngừng nghĩ về những lợi ích đầu tư và đứng lên bảo vệ người tiêu dùng và nạn nhân”, bà Lucy Powell, Thư ký kỹ thuật số, văn hóa, truyền thông và thể thao, nói.

Cứ 7 phút lại có một người dùng bị lừa trên Facebook hoặc Instagram, có trường hợp 'tiền mất tật mang' hơn 2 tỷ đồng - Ảnh 2.
Facebook, Instagram và WhatsApp đang đối mặt với "cơn sóng thần” lừa đảo.​

Phía TSB cảnh báo người tiêu dùng nên cảnh giác với bất kỳ tin nhắn bất thường nào, ngay cả khi chúng được gửi tới từ người thân, bạn bè. Trước khi quyết định chuyển tiền, họ nên liên hệ trực tiếp với người nhận tiền để đảm bảo thông tin là chính xác.

Dự luật an toàn trực tuyến đang được Quốc hội thông qua sẽ yêu cầu các nền tảng mạng xã hội xóa quảng cáo lừa đảo. Họ cũng phải hợp tác xử lý báo cáo cho người dùng, đồng thời cho phép các ngân hàng trì hoãn các khoản thanh toán đáng ngờ. Robin Bulloch, Giám đốc điều hành TSB, “quan ngại sâu sắc” về mức độ lừa đảo trên các nền tảng của Meta. “Là ngân hàng duy nhất bảo đảm hoàn lại tiền gian lận, chúng tôi khá vô vọng khi chứng kiến các hộ gia đình ở Vương quốc Anh mất tiền mỗi ngày vì không được Meta bảo vệ”.

Do đang gặp khó khăn với các khoản hoàn trả khổng lồ, TSB, Barclays, Nationwide và Starling Bank đều lập luận rằng gã khổng lồ công nghệ California phải có trách nhiệm hỗ trợ một phần chi phí. Được biết, doanh thu Meta phần lớn đến từ quảng cáo Trong năm 2022, riêng Facebook đã thu về 3,3 tỷ bảng Anh quảng cáo, tăng hơn 37% so với cùng kỳ năm trước.

Matt Hammerstein, Giám đốc điều hành của Barclays UK, cũng cho biết nước Anh đang phải “một làn sóng lừa đảo” khi có tới 77% các cụ diễn ra trên các nền tảng công nghệ. “Các công ty công nghệ nên đóng góp vào việc hoàn trả cho các nạn nhân”.

Cứ 7 phút lại có một người dùng bị lừa trên Facebook hoặc Instagram, có trường hợp 'tiền mất tật mang' hơn 2 tỷ đồng - Ảnh 3.
Meta đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ phía giới chức và người dùng.​

Được biết, Starling Bank trước đó mô tả Facebook là “công cụ lừa đảo lớn nhất”, tiếp theo là Instagram. Ngân hàng này đã rút tất cả quảng cáo trả phí khỏi nền tảng Meta vào tháng 12/2021 để phản đối việc không giải quyết được vấn đề này.

“Các biện pháp của chính phủ không đủ và chúng tôi thất vọng vì trách nhiệm bồi hoàn cho khách hàng chỉ thuộc về các ngân hàng. Trong khi đó, các nền tảng truyền thông xã hội, nơi bắt nguồn của hành vi lừa đảo, lại vô sự”, đại diện ngân hàng nói.

Rocio Concha, Giám đốc chính sách tại Which? cũng cho biết Meta và các công ty truyền thông xã hội cần “đẩy mạnh và chịu trách nhiệm ngăn chặn các vụ gian lận”.

Để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống gian lận, dự luật an toàn trực tuyến bao gồm “các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ nhất” phải hỗ trợ được người dùng. Các công ty truyền thông xã hội không ngăn chặn được tội phạm theo đó sẽ bị phạt.

Đáp lại vấn đề này, Meta cho biết lừa đảo là vấn nạn của toàn ngành bởi kẻ xấu ngày càng sử dụng nhiều mánh khóe tinh vi, chẳng hạn như gửi thư điện tử (email), tin nhắn (SMS) và liên lạc ngoại tuyến (offline)…

“Chúng tôi không muốn bất kỳ ai trở thành nạn nhân. Đó là lý do tại sao nền tảng của chúng tôi có hệ thống ngăn chặn lừa đảo và thực hiện rất nhiều chiến dịch để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng”.

Được biết, phía Meta đang tăng cường hơn nữa các biện pháp chống gian lận, bao gồm chạy chiến dịch nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về cách phát hiện hành vi gian lận, phối hợp với các công ty quản lý dịch vụ tài chính chính quy và hợp tác với cảnh sát để hỗ trợ điều tra gian lận…

Theo Genk​
 
Bên trên