Coolpad N5C cho một trải nghiệm thú vị. Máy cho cảm giác hoàn thiện ở mức giá (rẻ) và phân khúc (bình dân) mà sản phẩm hướng đến. Coolpad N5C phù hợp với người dùng tiết kiệm, mua smartphone chỉ cần nhu cầu cơ bản mà vẫn sở hữu kiểu dáng mới, hợp thời.
Trước thời điểm năm mới, nhà sản xuất Cooldpad bất ngờ cho ra một sản phẩm hướng đến người dùng phổ thông: chiếc smartphone Coolpad N5C. Sản phẩm xuất hiện với những chi tiết quen thuộc, tính năng đủ tiêu chuẩn, ngoại hình bắt mắt và ở một mức giá cực kỳ phải chăng mà ai cũng có thể tiếp cận.
Ngoại hình nhỏ gọn
Ấn tượng đầu tiên đến từ Coolpad N5C là ngoại hình cực kỳ nhỏ gọn. Thông tin trên bao bì là 5,45-inch. Và với cảm nhận trên tay, Coolpad N5C sẽ là một trong số ít smartphone có thiết kế và tính năng mới cạnh trang ở phân khúc di động màn hình nhỏ.
Ưu điểm của những chiếc di động màn hình nhỏ như Coolpad N5C là máy nằm gọn trong lòng bàn tay của người dùng, đặc biệt là người Việt Nam, thậm chí phù hợp với trẻ nhỏ, con nít nữa. Và, ở mức giá dưới 2,5 triệu VNĐ, hẳn nhiều phụ huynh cũng muốn sắm cho con mình một chiếc cho bằng bạn bằng bè.
Cũng với ngoại hình nhỏ, Coolpad N5C dễ nằm trong túi quần, túi áo… mà không chiếm nhiều diện tích. Tính di động của những thiết bị khoảng 5-inch như Coolpad N5C được tăng lên đáng kể, nhất là trong độ Tết đến Xuân về, thời điểm mà nhiều người hay di chuyển, đi chơi, đi mua sắm…
Thiết kế lạ mà quen
Với những ai chưa chán thiết kế tai thỏ (hay cụm notch), thì giờ đây, việc sở hữu một smartphone tai thỏ ở mức giá bình dân bỗng trở nên dễ dàng hơn nhờ chiếc Coolpad N5C. Vì nằm ở phân khúc giá rẻ nên viền máy hơi dày, không khác mấy chiếc điện thoại X đời đầu (xin phép dấu tên), nhưng cũng nhờ đó mà mọi đường nét quanh thân máy được cân đối hơn.
Một thiết kế mà cá nhân người review rất thích là toàn bộ nút nguồn và nút tăng giảm âm lượng trên Coolpad N5C được bố trí hẳn bên cạnh trái. Nhờ vậy mà khi thao tác trên 3 phím này, dù cầm tay trái hay tay phải đều rất thuận tiện, chỉ cần dùng một ngón tay là với được toàn bộ các phím cứng.
Lưng máy được làm bóng, cực kỳ bắt mắt. Cụm camera (2 cảm biến) cũng được làm bóng nốt và lồi lên một chút so với thân máy. Nhìn từ sau thì Coolpad cho cảm giác quen thuộc, giống nhiều đối thủ khác có trên thị trường. Đáng chú ý nhất có cảm biến vân tay.
Rất bất ngờ khi cảm biến vân tay xuất hiện trên Coolpad N5C – một chiếc bị bình dân nhất có thể. Hiện, vẫn chưa có đối thủ nào ở phân khúc giá rẻ đưa cảm biến vân tay lên sả phẩm của họ. Do đó, đây là một điểm cộng lớn cho Coolpad N5C.
Trải nghiệm cá nhân cho thấy, cảm biến vân tay trên Coolpad N5C được hoàn thiện tốt, phản hồi nhanh, nhạy. Vị trí đặt quen thuộc nên thao tác rất thoải mái. Sự thoải mái bất ngờ trên một chiếc di động giá rẻ. Tóm lại, màn hình nhỏ, camera kép, lưng bóng và cảm biến vân tay là những chi tiết ăn tiền trên chiếc smartphone bình dân này.
Một vài hình ảnh (dưới đây) chụp từ camera trên Coolpad N5C cho thấy, camera của máy đủ dùng, phù hợp với mức giá, có thể chụp được ảnh trong điều kiện nhiều nắng, nhiều ánh sáng…, tức môi trường khá phổ biến trong những ngày chơi xuân.
Hiệu năng tương xứng tầm giá
Nói về hiệu năng, vì sở hữu khá nhiều điểm cộng ở mặt thiết kế và tính năng nên tốc độ xử lý của Coolpad N5C nằm ở mức khá. Chiếc smartphone chạy được hết tất cả những ứng dụng phổ biến (Chrome, UC Browser, YouTube, Zalo, Skype, Facebook…). Về phía game, máy xử lý được những game nhẹ nhàng (gồm mọi game 2D).
Một bất ngờ khác có trên Coolpad N5C được nhà sản xuất nhấn mạnh là nhận diện khuôn mặt. Trải nghiệm cho thấy máy nhận diện được nhưng với nguồn sáng đầy đủ. Xem ra, cảm biến vân tay trên Coolpad N5C hoạt động tốt hơn.
Về phía màn hình, màu sắc hiển thị khá. Độ sai màu ở các góc nghiêng khá thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm xem. Camera selfie ở mức độ tạm được, có khá nhiều tùy chỉnh để làm mịn da mặt của người dùng.
Coolpad N5C sạc qua cổng micro-USB đồng thời là cổng kết nối dữ liệu. Cổng này được bố trí phía trên thân máy, ngay sát jack tai nghe 3.5mm. Theo quan điểm cá nhân, lỗ cắm tai nghe 3.5mm đặt ở phía trên là một ưu điểm mà thậm chí sản phẩm khác, ở phân khúc cao hơn quên chú tâm.
Jack tai nghe đưa lên trên giúp kéo dài thêm một đoạn dây cáp. Ngoài ra, với những tai nghe không có đuôi chữ L, việc gắn tai nghe ở phía dưới thân máy là một trải nghiệm kém thoải mái hơn cách bố trái jack tai nghe ở bên trên.
Pin của Coolpad N5C kéo dài được trên dưới một ngày đồng hành khi bật kết nối di động và sử dụng các tác vụ bình thường (tức không để màn hình sáng liên tục nhiều giờ, chơi game cấu hình nặng, truy cập web lên tục…).
Kết luận
Coolpad N5C cho một trải nghiệm thú vị. Máy cho cảm giác hoàn thiện ở mức giá (rẻ) và phân khúc (bình dân) mà sản phẩm hướng đến. Điểm cộng lớn trên Coolpad N5C nằm ở thiết kế tai thỏ, ngoại hình nhỏ xinh, mặt lưng bóng như kính và cảm biến vân tay nhanh nhạy. Sản phẩm phù hợp với người dùng tiết kiệm, mua smartphone hướng tới nhu cầu cơ bản mà vẫn sở hữu kiểu dáng mới, hợp thời.
Trước thời điểm năm mới, nhà sản xuất Cooldpad bất ngờ cho ra một sản phẩm hướng đến người dùng phổ thông: chiếc smartphone Coolpad N5C. Sản phẩm xuất hiện với những chi tiết quen thuộc, tính năng đủ tiêu chuẩn, ngoại hình bắt mắt và ở một mức giá cực kỳ phải chăng mà ai cũng có thể tiếp cận.
Ngoại hình nhỏ gọn
Ấn tượng đầu tiên đến từ Coolpad N5C là ngoại hình cực kỳ nhỏ gọn. Thông tin trên bao bì là 5,45-inch. Và với cảm nhận trên tay, Coolpad N5C sẽ là một trong số ít smartphone có thiết kế và tính năng mới cạnh trang ở phân khúc di động màn hình nhỏ.
Ưu điểm của những chiếc di động màn hình nhỏ như Coolpad N5C là máy nằm gọn trong lòng bàn tay của người dùng, đặc biệt là người Việt Nam, thậm chí phù hợp với trẻ nhỏ, con nít nữa. Và, ở mức giá dưới 2,5 triệu VNĐ, hẳn nhiều phụ huynh cũng muốn sắm cho con mình một chiếc cho bằng bạn bằng bè.
Cũng với ngoại hình nhỏ, Coolpad N5C dễ nằm trong túi quần, túi áo… mà không chiếm nhiều diện tích. Tính di động của những thiết bị khoảng 5-inch như Coolpad N5C được tăng lên đáng kể, nhất là trong độ Tết đến Xuân về, thời điểm mà nhiều người hay di chuyển, đi chơi, đi mua sắm…
Thiết kế lạ mà quen
Với những ai chưa chán thiết kế tai thỏ (hay cụm notch), thì giờ đây, việc sở hữu một smartphone tai thỏ ở mức giá bình dân bỗng trở nên dễ dàng hơn nhờ chiếc Coolpad N5C. Vì nằm ở phân khúc giá rẻ nên viền máy hơi dày, không khác mấy chiếc điện thoại X đời đầu (xin phép dấu tên), nhưng cũng nhờ đó mà mọi đường nét quanh thân máy được cân đối hơn.
Một thiết kế mà cá nhân người review rất thích là toàn bộ nút nguồn và nút tăng giảm âm lượng trên Coolpad N5C được bố trí hẳn bên cạnh trái. Nhờ vậy mà khi thao tác trên 3 phím này, dù cầm tay trái hay tay phải đều rất thuận tiện, chỉ cần dùng một ngón tay là với được toàn bộ các phím cứng.
Lưng máy được làm bóng, cực kỳ bắt mắt. Cụm camera (2 cảm biến) cũng được làm bóng nốt và lồi lên một chút so với thân máy. Nhìn từ sau thì Coolpad cho cảm giác quen thuộc, giống nhiều đối thủ khác có trên thị trường. Đáng chú ý nhất có cảm biến vân tay.
Rất bất ngờ khi cảm biến vân tay xuất hiện trên Coolpad N5C – một chiếc bị bình dân nhất có thể. Hiện, vẫn chưa có đối thủ nào ở phân khúc giá rẻ đưa cảm biến vân tay lên sả phẩm của họ. Do đó, đây là một điểm cộng lớn cho Coolpad N5C.
Trải nghiệm cá nhân cho thấy, cảm biến vân tay trên Coolpad N5C được hoàn thiện tốt, phản hồi nhanh, nhạy. Vị trí đặt quen thuộc nên thao tác rất thoải mái. Sự thoải mái bất ngờ trên một chiếc di động giá rẻ. Tóm lại, màn hình nhỏ, camera kép, lưng bóng và cảm biến vân tay là những chi tiết ăn tiền trên chiếc smartphone bình dân này.
Một vài hình ảnh (dưới đây) chụp từ camera trên Coolpad N5C cho thấy, camera của máy đủ dùng, phù hợp với mức giá, có thể chụp được ảnh trong điều kiện nhiều nắng, nhiều ánh sáng…, tức môi trường khá phổ biến trong những ngày chơi xuân.
Nói về hiệu năng, vì sở hữu khá nhiều điểm cộng ở mặt thiết kế và tính năng nên tốc độ xử lý của Coolpad N5C nằm ở mức khá. Chiếc smartphone chạy được hết tất cả những ứng dụng phổ biến (Chrome, UC Browser, YouTube, Zalo, Skype, Facebook…). Về phía game, máy xử lý được những game nhẹ nhàng (gồm mọi game 2D).
Một bất ngờ khác có trên Coolpad N5C được nhà sản xuất nhấn mạnh là nhận diện khuôn mặt. Trải nghiệm cho thấy máy nhận diện được nhưng với nguồn sáng đầy đủ. Xem ra, cảm biến vân tay trên Coolpad N5C hoạt động tốt hơn.
Về phía màn hình, màu sắc hiển thị khá. Độ sai màu ở các góc nghiêng khá thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm xem. Camera selfie ở mức độ tạm được, có khá nhiều tùy chỉnh để làm mịn da mặt của người dùng.
Coolpad N5C sạc qua cổng micro-USB đồng thời là cổng kết nối dữ liệu. Cổng này được bố trí phía trên thân máy, ngay sát jack tai nghe 3.5mm. Theo quan điểm cá nhân, lỗ cắm tai nghe 3.5mm đặt ở phía trên là một ưu điểm mà thậm chí sản phẩm khác, ở phân khúc cao hơn quên chú tâm.
Jack tai nghe đưa lên trên giúp kéo dài thêm một đoạn dây cáp. Ngoài ra, với những tai nghe không có đuôi chữ L, việc gắn tai nghe ở phía dưới thân máy là một trải nghiệm kém thoải mái hơn cách bố trái jack tai nghe ở bên trên.
Pin của Coolpad N5C kéo dài được trên dưới một ngày đồng hành khi bật kết nối di động và sử dụng các tác vụ bình thường (tức không để màn hình sáng liên tục nhiều giờ, chơi game cấu hình nặng, truy cập web lên tục…).
Kết luận
Coolpad N5C cho một trải nghiệm thú vị. Máy cho cảm giác hoàn thiện ở mức giá (rẻ) và phân khúc (bình dân) mà sản phẩm hướng đến. Điểm cộng lớn trên Coolpad N5C nằm ở thiết kế tai thỏ, ngoại hình nhỏ xinh, mặt lưng bóng như kính và cảm biến vân tay nhanh nhạy. Sản phẩm phù hợp với người dùng tiết kiệm, mua smartphone hướng tới nhu cầu cơ bản mà vẫn sở hữu kiểu dáng mới, hợp thời.