Công ty Trung Quốc điêu đứng vì mất đơn hàng sản xuất AirPods

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Goertek, nhà cung cấp chính của AirPods, đã trở thành biểu tượng cho thấy vị thế suy yếu của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của Apple. Vào tuần trước khi cho biết một khách hàng lớn ở nước ngoài đã bán phá giá cho một số đơn hàng nhất định.


524288_70849780952855_1371619280814080

Các nhà phân tích đã cảnh báo rằng công ty có trụ sở tại Sơn Đông có thể chung số phận với Oflim, một nhà sản xuất Trung Quốc cũng gặp tình cảnh tương tự sau khi Apple loại họ ra khỏi danh sách nhà cung cấp của mình. Điều đó làm lộ ra lỗ hổng hiện tại của “Made in China” trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng.

Apple đã và đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình bên ngoài Trung Quốc, sang các quốc gia như Ấn Độ và Việt Nam, khi các lệnh phong tỏa do COVID-19 ở đại lục làm gián đoạn hoạt động sản xuất cũng như căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington làm xáo trộn hoạt động kinh doanh tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Apple đã loại bỏ Ofilm với tư cách là nhà cung cấp vào hồi tháng 3 năm ngoái, sau khi hãng này bị thêm vào danh sách đen thương mại của Washington. Đơn vị này bị cáo buộc tham gia vào một chương trình của chính phủ, khi chuyển những người dân tộc thiểu số từ Tân Cương đến làm việc tại các nhà máy của công ty. Cả Apple và Ofilm đều không bình luận về cáo buộc cưỡng bức lao động này.

Dẫu thế, theo phân tích của South China Morning Post về danh sách nhà thầu của công ty cho năm tài chính kết thúc vào ngày 25/9/2021, Trung Quốc đại lục vẫn là cơ sở sản xuất chính của gã khổng lồ công nghệ Mỹ, với khoảng một nửa số nhà máy do 190 nhà cung cấp hàng đầu được điều hành.

Nhưng không giống các nhà cung cấp của Apple như TSMC, vốn là công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới, những công ty như Goertek và Oflim thường phải cam chịu các quyết định từ phía Apple.

Công ty Trung Quốc điêu đứng vì mất đơn hàng sản xuất AirPods
Tờ báo Economic Information Daily trực thuộc hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã dẫn lời nhà nghiên cứu Pan Helin tại Đại học Chiết Giang, nói rằng việc đưa vào danh sách nhà cung cấp chính thức của Apple vừa là một điều may mắn vừa là một lời nguyền đối với các công ty Trung Quốc.

Pan tuyên bố: “Các công ty trong chuỗi cung ứng này có tiếng nói yếu và họ liên tục đối mặt với nguy cơ bị Apple bán phá giá.”

Dẫu Goertek không giải thích lý do mất đơn đặt hàng từ 1 khách hàng lớn, nhưng một số nhà phân tích – bao gồm Ming-chi Kuo, nhà phân tích được đánh giá cao của TF International Securities – cho biết Apple đã phát hiện ra vấn đề về chất lượng với tai nghe AirPod Pro 2 do Goertek sản xuất.

Trong một lưu ý nghiên cứu, các nhà phân tích của BOC International đã tuyên bố, khi Apple hủy bỏ đơn đặt hàng sản xuất, đó thường là biện pháp trừng phạt đối với nhà cung cấp không đáp ứng những tiêu chuẩn chính xác của họ.

Cả Apple lẫn Goertek đã không đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.

Trên giấy tờ, Goertek là một nhà sản xuất công nghệ cao hùng mạnh. Trong báo cáo thường niên mới nhất cho biết họ đã nộp hơn 3.400 bằng sáng chế trong năm qua. Tổng cộng, công ty đã đăng ký 25.800 bằng sáng chế và khoảng 15.500 bằng sáng chế đã được cấp bởi cơ quan cấp bằng sáng chế Trung Quốc.

Đơn đăng ký bằng sáng chế ở Trung Quốc đã tăng vọt sau khi chính phủ khuyến khích và trợ cấp cho các công ty nộp đơn, giúp Trung Quốc trở thành quốc gia số 1 thế giới về đơn đăng ký bằng sáng chế.

Các đơn đăng ký bằng sáng chế của Goertek đã tăng từ 206 hồi năm 2011 lên hơn 3.000 vào năm 2017 và công ty đã nhận được các khoản trợ cấp đáng kể. Chỉ riêng trong năm 2019, Goertek đã nhận được 13 triệu Nhân Dân Tệ (tương đương 1,85 triệu USD).

Nhưng các bằng sáng chế đã không giải phóng Goertek khỏi sự phụ thuộc vào Apple. Dữ liệu của Goertek tiết lộ rằng khách hàng lớn nhất này của họ chiếm gần một nửa tổng doanh thu.

Hoàn cảnh hiện tại của Goertek đã làm dấy lên những câu hỏi mới về động thái của Trung Quốc trong việc thúc đẩy các ứng dụng bằng sáng chế, đặc biệt là khi nói đến chất lượng sản phẩm.

Theo Cục quản lý sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc, quốc gia tỉ dân này đã mất 15 năm để đăng ký 1 triệu bằng sáng chế đầu tiên. Nhưng chỉ mất 4 năm để đạt được 2 triệu bằng sáng chế, và một 1,5 năm nữa để chạm mốc 5 triệu bằng sáng chế.

Jason Wu, đồng sáng lập công ty tư vấn sở hữu trí tuệ PRIP Research, nói với Post rằng trợ cấp bằng sáng chế là một phần của vấn đề – cùng với phí hành chính và đại lý thấp – có nghĩa là chi phí nộp bằng sáng chế ở Trung Quốc chỉ bằng 1/10 so với chi phí ở Mỹ và Châu Âu.

Wu cho biết: “Trung Quốc đã loại bỏ dần các khoản trợ cấp, nhưng những bằng sáng chế mới vẫn đang mọc lên như nấm vì phí hành chính thấp hơn đáng kể so với các quốc gia khác.”

Theo VN review​
 
Bên trên