scotty
Well-Known Member
Cho đến nay, truyền tải dữ liệu không dây vẫn là một trong những công nghệ ăn pin nhiều nhất trên các thiết bị di động, nhưng vấn đề lệ thuộc vào pin này có vẻ sắp sửa có sự thay đổi tích cực.
Các chuyên gia nghiên cứu đến từ Tập đoàn Điện tử Renesas đã phát triển thành công một công nghệ giao tiếp trường gần có thể truyền tải dữ liệu đến các thiết bị sử dụng giao tiếp Bluetooth và WiFi mà không cần dùng đến pin.
Cách thức hoạt động ra sao?
Như ta đã biết, các thiết bị truyền tải dữ liệu thì cần phải có điện mới hoạt động được. Nhưng thay vì dùng pin để cấp nguồn cho chúng, công nghệ mới của Renesas lại khai thác điện có trong không khí. Cụ thể hơn, đó là các sóng vô tuyến (radio). Thường thì các thiết bị dùng pin tiêu thụ vài chục milliwatt nên đòi hỏi phải có nguồn cấp điện chuyên dụng, nhưng bằng cách giảm thiểu lượng điện tiêu thụ xuống còn vài microwatt, công nghệ mới của Renesas chỉ cần sử dụng điện phát từ sóng vô tuyến có trong môi trường là đủ để cấp nguồn cho các bộ cảm biến.
Để truyền được dữ liệu chỉ với vài microwatt điện, Renesas đã áp dụng phương thức sóng vô tuyến được truyền đến các thiết bị di động từ một điểm truy cập nào đó. Cụ thể là điểm truy cập sẽ được cài đặt loại mạch cải tiến mới (gọi là điểm cảm biến) sử dụng mạch cộng hưởng nối tiếp (RLC) để hấp thu sóng vô tuyến. Sau đó, sóng vô tuyến mới truyền trực tiếp từ điểm truy cập đến thiết bị di động.
Những ứng dụng mà công nghệ mang lại?
Vì không cần dùng pin, công nghệ này sẽ góp phần hiện thực hóa "điểm cảm biến" siêu nhỏ. Ví dụ, ứng dụng cho loại miếng dán tích hợp một cảm biến cực nhỏ có chức năng đo nhiệt độ thân thể và khi đeo miếng dán vào người em bé, nó có thể liên tục theo dõi nhiệt độ của bé và truyền thông tin đến smartphone qua WiFi từ khoảng cách dưới 1m.
Hoặc loại poster dùng công nghệ này và một cảm biến nhỏ có thể truyền thông tin đến thiết bị Bluetooth của ai đó khi họ đi ngang qua poster.
Vẫn chưa có thông tin về tốc độ truyền tải, nhưng theo Renesas cho biết thì công nghệ này có thể được thương mại hóa trong vòng 2-3 năm tới, bởi hiện tại còn cần phát triển nó để phù hợp với các ứng dụng thực tế cũng như nhu cầu của khách hàng.
Các chuyên gia nghiên cứu đến từ Tập đoàn Điện tử Renesas đã phát triển thành công một công nghệ giao tiếp trường gần có thể truyền tải dữ liệu đến các thiết bị sử dụng giao tiếp Bluetooth và WiFi mà không cần dùng đến pin.
Cách thức hoạt động ra sao?
Như ta đã biết, các thiết bị truyền tải dữ liệu thì cần phải có điện mới hoạt động được. Nhưng thay vì dùng pin để cấp nguồn cho chúng, công nghệ mới của Renesas lại khai thác điện có trong không khí. Cụ thể hơn, đó là các sóng vô tuyến (radio). Thường thì các thiết bị dùng pin tiêu thụ vài chục milliwatt nên đòi hỏi phải có nguồn cấp điện chuyên dụng, nhưng bằng cách giảm thiểu lượng điện tiêu thụ xuống còn vài microwatt, công nghệ mới của Renesas chỉ cần sử dụng điện phát từ sóng vô tuyến có trong môi trường là đủ để cấp nguồn cho các bộ cảm biến.
Để truyền được dữ liệu chỉ với vài microwatt điện, Renesas đã áp dụng phương thức sóng vô tuyến được truyền đến các thiết bị di động từ một điểm truy cập nào đó. Cụ thể là điểm truy cập sẽ được cài đặt loại mạch cải tiến mới (gọi là điểm cảm biến) sử dụng mạch cộng hưởng nối tiếp (RLC) để hấp thu sóng vô tuyến. Sau đó, sóng vô tuyến mới truyền trực tiếp từ điểm truy cập đến thiết bị di động.
Những ứng dụng mà công nghệ mang lại?
Vì không cần dùng pin, công nghệ này sẽ góp phần hiện thực hóa "điểm cảm biến" siêu nhỏ. Ví dụ, ứng dụng cho loại miếng dán tích hợp một cảm biến cực nhỏ có chức năng đo nhiệt độ thân thể và khi đeo miếng dán vào người em bé, nó có thể liên tục theo dõi nhiệt độ của bé và truyền thông tin đến smartphone qua WiFi từ khoảng cách dưới 1m.
Hoặc loại poster dùng công nghệ này và một cảm biến nhỏ có thể truyền thông tin đến thiết bị Bluetooth của ai đó khi họ đi ngang qua poster.
Vẫn chưa có thông tin về tốc độ truyền tải, nhưng theo Renesas cho biết thì công nghệ này có thể được thương mại hóa trong vòng 2-3 năm tới, bởi hiện tại còn cần phát triển nó để phù hợp với các ứng dụng thực tế cũng như nhu cầu của khách hàng.
Theo TechOn