Công nghệ QLED sẽ có tiềm năng đánh bại OLED

pegasus3390

Well-Known Member
attachment.php


Hầu hết các TV ngày nay bao gồm cả những TV được sản xuất bởi Samsung, Sony, Vizio và các nhà sản xuất khác đều dựa trên công nghệ đã có từ hàng chục năm nay là LCD, hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng. Trong vài năm qua, một công nghệ khác nổi lên là OLED hoặc diot phát sáng hữu cơ. OLED TV là một trong những công nghệ cho chất lượng hình ảnh tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Và cho đến hôm nay thì một công nghệ hiển thị mới xuất hiện được gọi là QLED thậm chí có thể còn tốt hơn cả OLED. Đó là từ viết tắt của thiết bị phát sáng chấm lượng tử (quantum dot light emitting devices). QLED có tiềm năng để đạt được độ tương phản “vô cực” của OLED, với khả năng sử dụng năng lượng tốt hơn, màu sắc tốt hơn và còn nhiều đặc điểm ưu thế hơn.

QLED có thể sẽ là xu hướng mới trong công nghệ TV. Và Samsung, nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới xác nhận rằng họ đang phát triển TV QLED cho thị trường tiêu dùng, trong khi vẫn phủ nhận kế hoạch sản xuất số lượng lớn màn hình OLED. Điều này tách riêng Samsung ra khỏi đối thủ cạnh tranh đồng hương là LG với việc sản xuất OLED và bản thân hãng thì sản xuất công nghệ thay thế như QLED.

Ngay cả với một công ty có thế mạnh về sản xuất như Samsung thì TV QLED vẫn còn phải chờ thêm vài năm nữa. Nhưng chúng ta sẽ sớm nghe nhiều về chúng thôi và đây là những gì chúng ta cần biết về chúng.

Chấm lượng tử

Trong nhiều năm, trên các TV cao cấp, đặc biệt là các mẫu TV SUHD của Samsung, chúng ta thấy có công nghệ chấm lượng tử (Quantum Dots). Đây là cách mà các công ty sản xuất màn hình LCD cải thiện khả năng tái tạo màu cũng như tiết kiệm năng lượng và chúng cũng đã chứng minh được hiệu quả. Một trong những mẫu được trang bị chấm lượng tử là Samsung KS8000, đạt được mức độ sáng cao hơn cũng như dải màu rộng hơn so với các mẫu TV khác (LCD/LED)

Và lúc này câu hỏi được đặt ra là chấm lượng tử là gì?

Chấm lượng tử là một công nghệ thú vị. Chúng là những phân tử siêu nhỏ, khi được tiếp xúc với ánh sáng thì chúng tự phát sáng lên, với các màu sắc khác nhau. Tưởng tượng như chấm sáng nhỏ trong các buổi hòa nhạc và phát ra ánh sáng đỏ. Đó là nguyên lý chung của chấm lượng tử trừ việc nó nhỏ hơn rất nhiều.

Các dải ánh sáng đặc trưng, tạo ra các màu đặc trưng, sẽ tạo ra ánh sáng theo kích cỡ của các chấm lượng tử. Chấm lượng tử lớn sẽ cho ra ánh sáng màu đỏ, trong khi đó chấm lượng tử nhỏ hơn sẽ cho ra màu xanh. Vậy kích thước thực sự của những chấm này là cỡ nào? Khoảng 4nm. Đó là kích thước rất nhỏ và nhỏ hơn cả kích thước tóc người.

Còn QLED?

Tất cả TV được trang bị chấm lượng tử cho đến nay sử dụng các chấm lượng tử phát quang photo (photoluminescent). Khi mà các chấm phát quang photon này tiếp xúc với ánh sáng thì chúng sẽ sáng lên với màu tương ứng. Trong những mẫu TV hiện tại thì các chấm lượng tử này sử dụng đèn LED xanh dương phía sau để chiếu sáng.

attachment.php


Bản thân đèn LED xanh dương sẽ tạo ra ánh sáng xanh dương, và cung cấp năng lượng để 2 chấm lượng tử có kích thước khác nhau cho khả năng tạo ra màu xanh lá và đỏ cũng như ánh sáng trắng. Một trong những phương thức được sử dụng là các ống bên viền của TV với đèn LED xanh được bọc lại với các chấm lượng tử xanh lá và đỏ. Còn một cách khác được sử dụng bởi Samsung với các TV SUHD của hãng là tạo ra toàn 1 lớp chấm lượng tử phía trước đèn LED của TV.

Chấm lượng tử cho phép các TV LCD cho dải màu rộng rộng nhưng lại không bị hạn chế lượng ánh sáng đi qua. Vấn đề duy nhất của chúng là chúng vẫn chỉ là LCD và chúng vẫn có hạn chế về độ tương phản. Tương phản là đặc điểm cực kỳ quan trọng để tạo ra hình ảnh tốt và LCD không thể tạo được độ tương phản cao như các loại màn hình khác như OLED hoặc Plasma. Tắt bớt đèn cục bộ sẽ khiến màn hình đen hơn nhưng nó không phải giải pháp toàn diện. Và để nâng tầm chất lượng hình ảnh thì chúng ta cần phải kiểm soát được từng điểm ảnh.

Tiếp theo là đến chấm lượng tử điện quang (electroluminescent). Thay vì như công nghệ trước phải dùng đèn LED để cung cấp ánh sáng và ánh sáng đó sẽ giúp cho các chấm lượng tử phát sáng, thì chấm lượng tử điện quang sẽ phát sáng nhờ những electron. Lợi thế của việc này chính là khả năng kiểm soát từng điểm ảnh đã nói trước đó. Nếu bạn muốn điểm ảnh không phát sáng thì đơn giản là tắt nó đi. Điều này không thể làm được với LCD dù là nó được làm tối cục bộ. Đó chính là lý do tại sao mà các TV OLED luôn vượt trội so với TV LCD. Và QLED có tiềm năng để đạt được độ tương phản “vô hạn” so với OLED và thêm các lợi ích khác nữa. Đây mới chính là công nghệ màn hình chấm lượng tử thực sự. Và cũng như tất cả các chấm lượng tử khác thì chúng ta dễ dàng tạo ra các màu sắc mà chúng ta muốn chứ không cần phải bị mất đi ánh sáng bởi bộ lọc màu hoặc tạo ra các vật liệu mới để tạo thêm màu sắc (thường xảy ra trên OLED)

Có nhiều cách chế tạo và mỗi cái đều có những điểm lợi và hại khác nhau. Một số sử dụng chấm lượng tử quang điện trên mỗi điểm ảnh phụ (Đỏ, Xanh lá, Xanh dương). Một số khác có thể chọn giữa điểm ảnh quang điện cho màu Xanh dương nhưng dùng photo phát quang cho màu Đỏ và Xanh lá (một dạng lai). Một số nhà sản xuất thậm chí còn dùng chấm lượng tử cho màu đỏ và xanh lá trong khi OLED với màu xanh dương.

QLED vs OLED

TV OLED hiện tịa của LG sử dụng thành phần OLED màu vàng và xanh dương để tạo ra màu trắng. Sau đó nó được cho qua tấm lọc Đỏ, Xanh lá, Xanh dương và không màu. Cách này cũng tương tự với cách mà LCD tạo ra màu sắc và có nhiều lợi điểm nhưng chủ yếu là nằm ở quá trình sản xuất. Với cách này thì OLED sẽ dễ sản xuất hơn (hay rẻ hơn).

Nhưng nó cũng ảnh hưởng đến hiệu năng nhưng nó không quá lớn, nhưng nó làm cho việc đạt được dải màu rất rộng bị giới hạn. Dải màu rộng đồng nghĩa với việc sẽ bị giảm lượng ánh sáng do đó đòi hỏi màn hình phải làm việc nhiều hơn. Vấn đề này tất nhiên là vẫn có cách giải quyết, nhưng nó là thách thức công nghệ cần nhiều năm để giải quyết.

Sử dụng OLED ba màu sẽ là công nghệ hợp lý hơn nhưng nó cũng khó để chế tạo ở kích thước lớn. Samsung cũng từng theo đuổi công nghệ này vài năm, nhưng sau đó không đưa thêm mẫu nào khác nữa.

Có hai công nghệ chấm lượng tử lớn nhất hiện nay là của Nanosys (sử dụng trên TV Samsung) và QDVision (sử dụng bởi TCL và các hãng khác). Cả hai đều đang nghiên cứu công nghệ QLED, mặc dù vẫn hạn chế trong việc tiết lộ sự phát triển công nghệ của họ, nhưng đều nói rằng tương lai của công nghệ này sẽ là những màn hình sáng, nhiều màu sắc cũng như rẻ để các nhà sản xuất có thể đưa lên sản phẩm của mình cũng như các TV 4K với chất lượng hình ảnh tốt nhất có thể. Mặc dù phía OLED cũng hứa hẹn tương tự.

Kết luận

Công nghệ chấm lượng tử có rất nhiều tiềm năng, trong đó bao gồm cả việc đạt được những gì mà OLED có thể làm được về độ tương phản và thêm vào đó là có dải màu có thể rộng hơn nữa, tiêu thụ điện thấp cũng như các lợi thế khác.

Hiện chúng ta đã thấy nhiều TV sử dụng chấm lượng tử phát quang photo, nhưng công nghệ chấm lượng tử phát quang điện tử (hứa hẹn hiệu năng tốt hơn nhiều) vẫn còn 3 đến 5 năm để phát triển. Trừ khi công nghệ OLED có đột phá mới còn không thì chờ đấy, QLED sẽ trỗi dậy.

 

quanhuy90

Member
Ðề: Công nghệ QLED sẽ có tiềm năng đánh bại OLED

Hôm nay xem VTV2 thấy hãng Skywoth quảng cáo tivi 4k công nghệ Qled này.
 

ducnguyen1957

Active Member
Ðề: Công nghệ QLED sẽ có tiềm năng đánh bại OLED

Thời bây giờ khoảng 5 năm thì đổi TV mới được rồi.
 

jack_kernel

Active Member
Ðề: Công nghệ QLED sẽ có tiềm năng đánh bại OLED

Hôm nay xem VTV2 thấy hãng Skywoth quảng cáo tivi 4k công nghệ Qled này.

Trông thì cũng đẹp mà ko biết sao, của trung cộng chắc cũng là hàng dởm thôi vì đến samsung còn chưa có nữa là.
 

quanhuy90

Member
Ðề: Công nghệ QLED sẽ có tiềm năng đánh bại OLED

Trung cộng có em xiaomi mi3 4k đẹp phết nhưng giao diện toàn chữ Hán thấy chán quá không biết chất lượng thế nào.
 

jack_kernel

Active Member
Ðề: Công nghệ QLED sẽ có tiềm năng đánh bại OLED

Trung cộng có em xiaomi mi3 4k đẹp phết nhưng giao diện toàn chữ Hán thấy chán quá không biết chất lượng thế nào.

Hồi trước đi mua điện thoại em cũng xem qua rồi, con này nói chung thì chỉ đc mỗi cái giá rẻ chứ hình ảnh thì cũng bình thường thôi, có khi chỉ ngang bằng con sharp 330x là giỏi. Mà mua về thì chỉ xác định dùng nguyên cái rom mặc định tiếng Trung thôi vì mấy con tv này cực khó up thêm rom mới, lôi thôi mà bị brick phát thì xác định có nước vác nguyên cái bộ loa sang Trung cộng mới mong nó sửa dc
 

quanhuy90

Member
Ðề: Công nghệ QLED sẽ có tiềm năng đánh bại OLED

Chắc là xiaomi sản xuất dùng nội địa thì đúng hơn, mấy con này mà mua về nếu có sự cố gì thì chả biết kêu ai
 
Bên trên