Màn OLET sẽ có khả năng hoạt động hiệu quả gấp 2 đến 100 lần so với màn OLED hiện tại.
TV Sony OLED 11 inch có giá gần 2.000 USD. Ảnh: Sony.
Dù còn chưa xuất hiện ở trên những mẫu TV kích thước lớn nhưng OLED hiện tại có thể đã trở thành một công nghệ "lạc hậu". Khi mà mọi người còn chưa thể chấp nhận được giá bán quá đắt ở những model 11 inch. Các nhà sản xuất đã bắt đầu nghiên cứu tới một công nghệ mới hơn cho HDTV, đó là OLET.
OLET là viết tắt của cụm từ Organic Light Emitting Transistor, đây là loại màn hình sử dụng công nghệ bóng bán dẫn (transistor) phát quang hữu cơ, thay cho những diode phát quang hữu cơ ở màn OLED. Về cấu tạo cơ bản, OLED và OLET không có quá nhiều thay đổi, nhưng theo Michele Muccini, chuyên gia tới từ viện nghiên cứu các vật liệu cấu trúc nano, OLET có khả năng hoạt động hiệu quả gấp từ 2 đến 100 lần so với OLED, từ khả năng trình diễn cho tới việc tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Cấu tạo của tấm màn OLET với 3 lớp vật liệu. Ảnh: Engadget.
Những tấm màn OLET có cấu tạo gồm 3 lớp vật liệu, trong đó, lớp dưới cùng có nhiệm vụ tích điện, lớp ở giữa phát ra các photon khi bị kích thích từ lớp dưới, còn lớp trên cùng là lớp có chức năng lọc hình ảnh đi qua. Với kết cấu trên, ba lớp vật liệu này có độ dày chỉ khoảng 62 nanomet.
Theo Engadget, ngoài việc sẽ được ứng dụng cho các loại màn hình độ nét cao, siêu mỏng, tiết kiệm năng lượng, OLET còn hứa hẹn sẽ được sử dụng trong các kết nối quang học của chip điện tử.
Tuấn Anh
Nguồn :
TV Sony OLED 11 inch có giá gần 2.000 USD. Ảnh: Sony.
Dù còn chưa xuất hiện ở trên những mẫu TV kích thước lớn nhưng OLED hiện tại có thể đã trở thành một công nghệ "lạc hậu". Khi mà mọi người còn chưa thể chấp nhận được giá bán quá đắt ở những model 11 inch. Các nhà sản xuất đã bắt đầu nghiên cứu tới một công nghệ mới hơn cho HDTV, đó là OLET.
OLET là viết tắt của cụm từ Organic Light Emitting Transistor, đây là loại màn hình sử dụng công nghệ bóng bán dẫn (transistor) phát quang hữu cơ, thay cho những diode phát quang hữu cơ ở màn OLED. Về cấu tạo cơ bản, OLED và OLET không có quá nhiều thay đổi, nhưng theo Michele Muccini, chuyên gia tới từ viện nghiên cứu các vật liệu cấu trúc nano, OLET có khả năng hoạt động hiệu quả gấp từ 2 đến 100 lần so với OLED, từ khả năng trình diễn cho tới việc tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Cấu tạo của tấm màn OLET với 3 lớp vật liệu. Ảnh: Engadget.
Những tấm màn OLET có cấu tạo gồm 3 lớp vật liệu, trong đó, lớp dưới cùng có nhiệm vụ tích điện, lớp ở giữa phát ra các photon khi bị kích thích từ lớp dưới, còn lớp trên cùng là lớp có chức năng lọc hình ảnh đi qua. Với kết cấu trên, ba lớp vật liệu này có độ dày chỉ khoảng 62 nanomet.
Theo Engadget, ngoài việc sẽ được ứng dụng cho các loại màn hình độ nét cao, siêu mỏng, tiết kiệm năng lượng, OLET còn hứa hẹn sẽ được sử dụng trong các kết nối quang học của chip điện tử.
Tuấn Anh
Nguồn :
Mã:
http://sohoa.vnexpress.net/SH/Hinh-anh/2010/05/3B9B23EE/