Tuy nhiên, đây không phải là một sự ngẫu nhiên. Thay vào đó, nó dần dần bị loại bỏ đi. Dù nhiều người vẫn mong muốn cổng âm thanh USB-C phát triển nhằm thay thế cho cổng tai nghe vật lý đã tồn tại nhiều năm, thế nhưng, nó vẫn không thể bắt kịp xu hướng và không thể "tiến thêm" được nữa. Sự vắng mặt tại CES cũng không thể vẽ nên một bức tranh màu hồng về tương lai của chúng. Lưu ý, đây chỉ là ý kiến cá nhân của SoundGuys viết trên trang Android Authority.
Tại sao những chiếc tai nghe USB Type-C không bắt kịp xu hướng?
Về cơ bản, chuẩn kết nối mới này phải mất khá nhiều thời gian để có thể bắt kịp xu hướng, thế nhưng, USB-C lại bị ép buộc phải đưa ra trước thời điểm mà nó phát triển chín muồi. Khi Apple và Google loại bỏ cổng tai nghe, họ đã giới hạn nhóm thiết bị ngoại vi âm thanh sẽ chỉ có Bluetooth hoặc chuẩn USB-C còn quá non trẻ. Có lẽ, thêm một chút thời gian nữa cùng sự ủng hỗ từ một số đối tác thực sự mới có thể giúp USB-C thực sự trưởng thành nhằm thay thế cho người anh già cỗi TRRS của nó, nhưng tiếc là mọi chuyện đã không như vậy.
Đây là một điều khá thất vọng. Bất chấp những lời "oán than" từ những phóng viên hay chuyên gia trong ngành, không có gì có thể khiến việc "khai tử jack cắm tai nghe" dừng lại kể từ khi Apple thực hiện điều này và việc hợp thức hóa USB-C có thể hơi khó. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp tất cả các tai nghe USB-C đều hoạt động với tất cả những cổng USB-C thì mọi chuyện đã khác, nhưng tiếc là nó không như vậy.
Một trong những vấn đề lớn nhất mà các công ty cần giải quyết đó đính là khả năng tương thích nguồn và thiết bị ngoại vi. Các sợi cáp tai nghe USB Type-C có thể là loại chủ động hoặc thụ động, thường được gọi chung là bộ adapter chuyển đổi. Sự không đồng nhất này, cùng với việc Chế độ Phụ kiện Âm thanh (Audio Accessory Mode) chưa được hỗ trợ rộng rãi, dẫn đến một loạt các vấn đề về tương thích. Đó là lý do tại sao nhiều người dùng không thể điều khiển nhạc hay sử dụng microphone tích hợp sẵn trên tai nghe.
Ví dụ như OnePlus, một hãng đã loại bỏ jack cắm tai nghe mặc dù cộng đồng của họ vẫn đang lên tiếng phản đối điều này. Dù rằng họ thiết kế rất chuẩn, nhưng chiếc tai nghe Type-C Bullets của họ không thể hoạt động trên Google Pixel 3 XL. Điều này khiến bạn phải mua một thứ gì đó để giải quyết vấn đề này và không chắc rằng thứ bạn mua có thể hoạt động trên thiết bị đang sử dụng. Những người mua tai nghe không quen với những điều như vậy, bởi trong nhiều thập kỉ qua, cổng analog vẫn hoạt động rất tuyệt vời và có thể kết nối với bất kì thiết bị nào. Thậm chí, nó còn chẳng quan trọng đến vấn đề thương hiệu của nguồn phát là gì. Giờ đây, điều này đã dần biến mất.
Không chỉ là do sự lộn xộn trong phần mềm
Các chiếc tai nghe USB Type-C thường không phải thuộc dạng tốt. Giữa sự lộn xộn khủng khiếp của phần mềm và phần cứng tệ hại của những chiếc tai nghe USB Type-C, thì việc chọn mua các tùy chọn không dây tốt hơn, rẻ hơn vẫn xứng đáng hơn.
SoundGuys đã dự đoán điều này ngay từ đầu và nó sẽ không bao giờ đạt được một vị trí tốt trong thị trường. Trang đánh giá âm thanh này đã thực hiện những thử nghiệm với nhiều mẫu tai nghe một cách khách quan và họ nhận ra rằng, đây không phải là một thứ có thể thay thế cho các chiếc tai nghe analog hay Bluetooth.
Nếu CES 2019 là dấu hiệu cho thấy sự không phù hợp, jack tai nghe có thể sẽ hồi sinh
Nếu cổng âm thanh USB-C chết yểu, chúng ta có thể tự an ủi rằng các công ty khác cũng dần bắt đầu nhận ra điều đó. Không có quá nhiều hãng áp dụng chuẩn mới này do chuẩn 3.5mm cũ kĩ đang hoạt động rất tốt và nó có giá tương đối rẻ trong trường hợp áp dụng lại.
Phần lớn các sản phẩm âm thanh được giới thiệu tại CES đều là không dây, hoặc là không dây thực sự (true wireless), không dây thông thường hoặc soundbar không dây. Ngoài ra, các chiếc tai nghe 3.5mm cũng thực sự nhiều hơn so với phần USB Type-C. Điều này không nói lên điều gì nhưng nó đã chứng minh rằng chuẩn TRRS vẫn ổn với hầu hết mọi người. Sẽ không quá bất ngờ nếu thấy nó xuất hiện trở lại trên những chiếc smartphone.
Thực tế, những ngày qua đã xuất hiện một số tin đồn rằng Sony sẽ mang jack cắm tai nghe trở lại hay các bức ảnh render cho thấy chiếc máy P30 sắp tới của Huawei sẽ tích hợp cổng 3.5mm. Dù đây không phải là những thay đổi gây ra cơn địa chấn như Google hay Apple, nhưng đó vẫn là một sự khởi đầu đáng khích lệ.
Jack cắm tai nghe sẽ trở lại như thế nào?
Còn quá sớm để xác nhận jack cắm tai nghe có quay trở lại hay không, nhưng hãy cứ hi vọng về điều đó.
Do tai nghe USB Type-C vẫn chưa nhất quán, việc quay trở lại của jack cắm tai nghe dường như là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nếu điều này không xảy ra, chúng ta sẽ phải chấp nhận rằng không có tùy chọn nào khả thi cho cổng âm thanh vật lý di động. Dù Bluetooth là một tính năng khá tốt, nhưng nó không làm hài lòng hết mọi người và tiêu chuẩn không dây này cũng có một số vấn đề nhất định.
Những chiếc tai nghe USB Type-C quá lộn xộn với những tiêu chuẩn, dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội thay thế "đàn anh" già cỗi. Sự sụp đổ này có thể là quá đột ngột nhưng có lẽ sẽ được nhiều người khác hoan nghênh, bởi một đứa trẻ chưa trưởng thành thì không thể thực hiện tốt được sứ mệnh của mình.
Theo Vn review