Một số quảng cáo việc làm tại nhà thường xuyên xuất hiện trên mạng, nhất là trong lúc dịch COVID-19 vẫn còn đang dai dẳng. Các nhà tuyển dụng sẵn sàng chi trả từ 15 đến 30 triệu đồng cho bạn với công việc là đại lý giao dịch tiền điện tử.
Lauren dù chỉ mới 21 tuổi những đã phải đối mặt với nhiều khoản nợ sau khoảng thời gian nghỉ ốm không lương. Cô ngay lập tức chớp lấy cơ hội này để có thể tái cân bằng khả năng tài chính của bản thân.
“Một số người bạn thời đi học của tôi đã quảng bá nó trên mạng xã hội nên tôi đã tin tưởng nó”, cô nói. “Có vẻ như việc nó xuất hiện ngay khi tôi cần đến là một sự tình cờ”.
Lauren liên hệ với nhà tuyển dụng và cô được yêu cầu cung cấp ảnh chụp hộ chiếu, địa chỉ và thông tin tài khoản ngân hàng. “Họ bảo rằng họ đang xác thực tôi”, Lauren kể lại. Lauren được hướng dẫn mở một tài khoản tiền điện tử và hai tài khoản tiết kiệm tại tổ chức tín dụng của cô, là Nationwide. Đồng thời, cô còn được cho biết rằng mình sẽ nhận hoa hồng thông qua xử lý các giao dịch tiền.
Lauren bắt đầu nghi ngờ khi một khoản tiền 700 bảng Anh được gửi vào tài khoản của cô tại Nationwide và cô được lệnh phải chuyển nó vào tài khoản tiền điện tử mới. “Tôi đã chất vấn về điều này nhưng họ yêu cầu tôi không được thắc mắc gì cả và đe dọa rằng họ có tất cả thông tin nhạy cảm của tôi. Lúc đó tim tôi như thắt lại vậy”, Lauren nhớ lại.
Lauren đã vô tình đăng ký trở thành một “con la tiền” (money mule), là người cho phép tài khoản ngân hàng của họ trở thành nơi xử lý các khoản tiền của tội phạm có tổ chức. Các vụ lừa đảo qua mạng đã tăng 1/3 kể từ khi dịch COVID-19 xảy ra với thiệt hại lên đến 2,3 tỷ bảng Anh. Để che mắt ngân hàng và chính quyền, các băng nhóm tội phạm đang nhắm đến các đối tượng là người trẻ tuổi, thiếu nợ và có lý lịch trong sạch để có thể giúp họ chuyển số tiền do phạm tội mà có. Theo số liệu từ cơ quan phòng chống tội phạm Cifas, số lượng người trẻ dưới 30 tuổi bị tình nghi là “con la tiền” đã tăng gần 80% chỉ trong năm vừa qua. Và khi mùa nhập học sắp đến gần, học sinh, sinh viên là đối tượng dễ bị thu hút bởi các quảng cáo việc làm hấp dẫn trên mạng xã hội.
Cái giá phải trả cho việc trở thành “con la tiền” là rất khủng khiếp. Các băng nhóm tội phạm thường hoạt động mờ ám và nhiều khả năng sinh sống ở nước ngoài, trong khi đó, những “con la tiền” lại rất dễ bị phát hiện. Các ngân hàng thường được yêu cầu truy vấn các khoản thanh toán bất thường. Và nếu xuất hiện một giao dịch được cho là đáng ngờ, tài khoản đó sẽ bị phong tỏa và ngân hàng sẽ báo cáo cho chính quyền. Những khách hàng đã từng bị phát hiện sử dụng tài khoản ngân hàng của mình cho hoạt động rửa tiền sẽ được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu Lừa đảo Quốc gia. Kể từ lúc này, những cá nhân này sẽ không thể mở thêm tài khoản, đăng ký khoản vay, hay thậm chí là đăng ký SIM điện thoại ở những quốc gia quản lý chặt chẽ việc đăng ký SIM. Ngoài ra, theo luật pháp của Vương quốc Anh, việc tham gia hoạt động rửa tiền có thể bị tuyên án lên đến 14 năm tù giam.
Tài khoản của Lauren đã bị Nationwide phong tỏa ngay khi ghi có khoản tiền 700 bảng Anh. “Họ [Băng tội phạm] bảo tôi không được thừa nhận bất kỳ điều gì vì tôi sẽ bị bắt. Họ đổ hết mọi thứ lên đầu tôi, nên tôi vờ như không biết gì về khoản tiền khi bị Nationwide truy vấn. Nó thật đáng sợ. Tôi không biết những người đó là ai, họ có bao nhiêu người hay thậm chí là họ có sống gần đây hay không”.
6 tuần sau đó là 6 tuần mà Lauren phải sống trong lo sợ vì bị Nationwide điều tra. Lauren đã phải nhận lương qua tài khoản của bạn trai cho đến khi cô có thể mở một tài khoản thường ở một ngân hàng khác. “Đó là tháng tồi tệ nhất cuộc đời tôi. Không lúc nào tôi không nghĩ về nó, nhưng tôi lại không thể nói với ai điều đã xảy ra. Tôi tủi nhục và cô độc. Tôi không thể ăn hay ngủ được. Rất khó để làm được điều gì. Tôi biết tôi phải thành thật, nhưng tôi không biết khi nào thì có thể lên tiếng, hay lỡ như nhóm tội phạm tìm đến tôi nếu tôi khai ra chúng”.
Cuối cùng, Lauren đã gục ngã và thú nhận với điều tra viên của Nationwide. “Tôi thật sự rất sốc khi nhận ra họ đã biết mọi chuyện. Họ chỉ chờ đợi để chứng minh tôi trong sạch”, cô nói. “Họ nói với tôi rằng họ phải xử lý 5, 6 vụ việc tương tự mỗi ngày và nếu tôi không thú nhận mọi chuyện, họ sẽ phải tố giác tôi với cảnh sát”.
Không phải bất cứ “con la tiền” nào cũng bị dụ dỗ bởi khoản thu nhập đầy hứa hẹn. Charlie, một du học sinh đến từ Hồng Kông, đã bị mất tài khoản ngân hàng và điểm tín dụng của mình ngay trong kỳ học đầu tiên sau khi cô đồng ý giúp đỡ một người bạn mới.
“Cô ấy là người Ấn Độ và cổ hỏi tôi rằng liệu tôi có thể cho bố của cổ gửi tiền sinh hoạt từ Ấn Độ vào tài khoản của tôi không, vì cô ấy chưa kịp làm tài khoản ngân hàng tại Anh”, Charlie kể lại. “Tôi đã đồng ý và một khoản tiền nhỏ đã được gửi đến tài khoản của tôi tại Lloyds, tôi đã rút tiền mặt và đưa cho cô gái kia. Hai tuần sau, cô ây tiếp tục nhờ tôi một lần nữa và lần này bố cô ấy chuyển 1.400 bảng Anh, tôi cũng rút tiền mặt và đưa cho cổ”.
Một thời gian ngắn sau, Lloyds đã phong tỏa tài khoản của Charlie khiến cô không thể chi trả các khoản sinh hoạt phí. Cô phát hiện ra rằng những khoản tiền mà cô nhận được từ bố của bạn cô thực chất là tiền lừa đảo từ một nạn nhân ở Anh. Vì đã thực hiện rút tiền mặt, nên Charlie không thể chứng minh rằng cô hoàn toàn không trục lợi từ khoản tiền đó.
Sau đó, Charlie phải mở một tài khoản ngân hàng ở Hồng Kông để chi trả các khoản tiền sinh hoạt. Hiện tại, ba năm sau sự việc đó, cô nhận ra mình đã bị đưa vào danh sách đen khi tìm cách mở tài khoản tại Monzo ở Anh. “Hóa ra bố của bạn tôi là một tên lừa đảo và tôi không hề biết rằng tội ác của ông ta sẽ gây ảnh hưởng đến tôi dù đã sau nhiều năm”, Charlie nói, hiện cô chỉ mới 22 tuổi.
Sau khi Guardian Money cung cấp những email xác thực rằng Charlie cũng là một nạn nhân, Lloyds đã đồng ý gỡ tên của cô khỏi danh sách đen trên cơ sở dữ liệu quốc gia. “Khi chúng tôi xác định tài khoản được sử dụng để nhận tiền do phạm tội mà có, chúng tôi cực kỳ xem trọng nghĩa vụ của mình và có biện pháp thích hợp với chủ tài khoản”, người phát ngôn của Lloyds cho biết.
“Quan trọng nhất là chủ tài khoản, đặc biệt là học sinh, sinh viên, phải nhận thức được hậu quả nếu bị phát hiện hành vi chuyển tiền do phạm tội mà có, và một số hướng dẫn khác dành cho tài khoản học sinh, sinh viên cũng đã được cung cấp trên trang web của chúng tôi. Ngay cả những người vô tình trở thành ‘con la’ cũng có nguy cơ không thể sử dụng tài khoản ngân hàng và gây tổn hại đến điểm tín dụng cá nhân”.
Lauren không có bất cứ thiệt hại tài chính nào sau hành động vô tình tiếp tay cho tội phạm rửa tiền của mình. Nationwide xác định rằng cô đã mắc một sai lầm mà ai cũng có thể phạm phải và công ty sẵn sàng mở một tài khoản mới cho cô. Tuy vậy, về mặt tinh thần, cô đã trả một cái giá quá đắt và đến giờ cô vẫn luôn nơm nớp lo sợ bị băng tội phạm trả thù vì đã khai báo. “Tôi vẫn chưa cho bất kỳ bạn bè hay người thân nào biết chuyện. Tôi không muốn mọi người nhìn vào tôi và nghĩ rằng tôi là loại người cố ý làm điều này. Tôi chưa từng biết đến thuật ngữ ‘con la tiền’ cho đến khi mọi chuyện đã quá trễ. Và việc không khai báo trung thực vụ việc với Nationwide thật sự là một sai lầm”.
Lauren dù chỉ mới 21 tuổi những đã phải đối mặt với nhiều khoản nợ sau khoảng thời gian nghỉ ốm không lương. Cô ngay lập tức chớp lấy cơ hội này để có thể tái cân bằng khả năng tài chính của bản thân.
“Một số người bạn thời đi học của tôi đã quảng bá nó trên mạng xã hội nên tôi đã tin tưởng nó”, cô nói. “Có vẻ như việc nó xuất hiện ngay khi tôi cần đến là một sự tình cờ”.
Lauren liên hệ với nhà tuyển dụng và cô được yêu cầu cung cấp ảnh chụp hộ chiếu, địa chỉ và thông tin tài khoản ngân hàng. “Họ bảo rằng họ đang xác thực tôi”, Lauren kể lại. Lauren được hướng dẫn mở một tài khoản tiền điện tử và hai tài khoản tiết kiệm tại tổ chức tín dụng của cô, là Nationwide. Đồng thời, cô còn được cho biết rằng mình sẽ nhận hoa hồng thông qua xử lý các giao dịch tiền.
Lauren bắt đầu nghi ngờ khi một khoản tiền 700 bảng Anh được gửi vào tài khoản của cô tại Nationwide và cô được lệnh phải chuyển nó vào tài khoản tiền điện tử mới. “Tôi đã chất vấn về điều này nhưng họ yêu cầu tôi không được thắc mắc gì cả và đe dọa rằng họ có tất cả thông tin nhạy cảm của tôi. Lúc đó tim tôi như thắt lại vậy”, Lauren nhớ lại.
Lauren đã vô tình đăng ký trở thành một “con la tiền” (money mule), là người cho phép tài khoản ngân hàng của họ trở thành nơi xử lý các khoản tiền của tội phạm có tổ chức. Các vụ lừa đảo qua mạng đã tăng 1/3 kể từ khi dịch COVID-19 xảy ra với thiệt hại lên đến 2,3 tỷ bảng Anh. Để che mắt ngân hàng và chính quyền, các băng nhóm tội phạm đang nhắm đến các đối tượng là người trẻ tuổi, thiếu nợ và có lý lịch trong sạch để có thể giúp họ chuyển số tiền do phạm tội mà có. Theo số liệu từ cơ quan phòng chống tội phạm Cifas, số lượng người trẻ dưới 30 tuổi bị tình nghi là “con la tiền” đã tăng gần 80% chỉ trong năm vừa qua. Và khi mùa nhập học sắp đến gần, học sinh, sinh viên là đối tượng dễ bị thu hút bởi các quảng cáo việc làm hấp dẫn trên mạng xã hội.
Cái giá phải trả cho việc trở thành “con la tiền” là rất khủng khiếp. Các băng nhóm tội phạm thường hoạt động mờ ám và nhiều khả năng sinh sống ở nước ngoài, trong khi đó, những “con la tiền” lại rất dễ bị phát hiện. Các ngân hàng thường được yêu cầu truy vấn các khoản thanh toán bất thường. Và nếu xuất hiện một giao dịch được cho là đáng ngờ, tài khoản đó sẽ bị phong tỏa và ngân hàng sẽ báo cáo cho chính quyền. Những khách hàng đã từng bị phát hiện sử dụng tài khoản ngân hàng của mình cho hoạt động rửa tiền sẽ được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu Lừa đảo Quốc gia. Kể từ lúc này, những cá nhân này sẽ không thể mở thêm tài khoản, đăng ký khoản vay, hay thậm chí là đăng ký SIM điện thoại ở những quốc gia quản lý chặt chẽ việc đăng ký SIM. Ngoài ra, theo luật pháp của Vương quốc Anh, việc tham gia hoạt động rửa tiền có thể bị tuyên án lên đến 14 năm tù giam.
Tài khoản của Lauren đã bị Nationwide phong tỏa ngay khi ghi có khoản tiền 700 bảng Anh. “Họ [Băng tội phạm] bảo tôi không được thừa nhận bất kỳ điều gì vì tôi sẽ bị bắt. Họ đổ hết mọi thứ lên đầu tôi, nên tôi vờ như không biết gì về khoản tiền khi bị Nationwide truy vấn. Nó thật đáng sợ. Tôi không biết những người đó là ai, họ có bao nhiêu người hay thậm chí là họ có sống gần đây hay không”.
6 tuần sau đó là 6 tuần mà Lauren phải sống trong lo sợ vì bị Nationwide điều tra. Lauren đã phải nhận lương qua tài khoản của bạn trai cho đến khi cô có thể mở một tài khoản thường ở một ngân hàng khác. “Đó là tháng tồi tệ nhất cuộc đời tôi. Không lúc nào tôi không nghĩ về nó, nhưng tôi lại không thể nói với ai điều đã xảy ra. Tôi tủi nhục và cô độc. Tôi không thể ăn hay ngủ được. Rất khó để làm được điều gì. Tôi biết tôi phải thành thật, nhưng tôi không biết khi nào thì có thể lên tiếng, hay lỡ như nhóm tội phạm tìm đến tôi nếu tôi khai ra chúng”.
Cuối cùng, Lauren đã gục ngã và thú nhận với điều tra viên của Nationwide. “Tôi thật sự rất sốc khi nhận ra họ đã biết mọi chuyện. Họ chỉ chờ đợi để chứng minh tôi trong sạch”, cô nói. “Họ nói với tôi rằng họ phải xử lý 5, 6 vụ việc tương tự mỗi ngày và nếu tôi không thú nhận mọi chuyện, họ sẽ phải tố giác tôi với cảnh sát”.
Không phải bất cứ “con la tiền” nào cũng bị dụ dỗ bởi khoản thu nhập đầy hứa hẹn. Charlie, một du học sinh đến từ Hồng Kông, đã bị mất tài khoản ngân hàng và điểm tín dụng của mình ngay trong kỳ học đầu tiên sau khi cô đồng ý giúp đỡ một người bạn mới.
“Cô ấy là người Ấn Độ và cổ hỏi tôi rằng liệu tôi có thể cho bố của cổ gửi tiền sinh hoạt từ Ấn Độ vào tài khoản của tôi không, vì cô ấy chưa kịp làm tài khoản ngân hàng tại Anh”, Charlie kể lại. “Tôi đã đồng ý và một khoản tiền nhỏ đã được gửi đến tài khoản của tôi tại Lloyds, tôi đã rút tiền mặt và đưa cho cô gái kia. Hai tuần sau, cô ây tiếp tục nhờ tôi một lần nữa và lần này bố cô ấy chuyển 1.400 bảng Anh, tôi cũng rút tiền mặt và đưa cho cổ”.
Một thời gian ngắn sau, Lloyds đã phong tỏa tài khoản của Charlie khiến cô không thể chi trả các khoản sinh hoạt phí. Cô phát hiện ra rằng những khoản tiền mà cô nhận được từ bố của bạn cô thực chất là tiền lừa đảo từ một nạn nhân ở Anh. Vì đã thực hiện rút tiền mặt, nên Charlie không thể chứng minh rằng cô hoàn toàn không trục lợi từ khoản tiền đó.
Sau đó, Charlie phải mở một tài khoản ngân hàng ở Hồng Kông để chi trả các khoản tiền sinh hoạt. Hiện tại, ba năm sau sự việc đó, cô nhận ra mình đã bị đưa vào danh sách đen khi tìm cách mở tài khoản tại Monzo ở Anh. “Hóa ra bố của bạn tôi là một tên lừa đảo và tôi không hề biết rằng tội ác của ông ta sẽ gây ảnh hưởng đến tôi dù đã sau nhiều năm”, Charlie nói, hiện cô chỉ mới 22 tuổi.
Sau khi Guardian Money cung cấp những email xác thực rằng Charlie cũng là một nạn nhân, Lloyds đã đồng ý gỡ tên của cô khỏi danh sách đen trên cơ sở dữ liệu quốc gia. “Khi chúng tôi xác định tài khoản được sử dụng để nhận tiền do phạm tội mà có, chúng tôi cực kỳ xem trọng nghĩa vụ của mình và có biện pháp thích hợp với chủ tài khoản”, người phát ngôn của Lloyds cho biết.
“Quan trọng nhất là chủ tài khoản, đặc biệt là học sinh, sinh viên, phải nhận thức được hậu quả nếu bị phát hiện hành vi chuyển tiền do phạm tội mà có, và một số hướng dẫn khác dành cho tài khoản học sinh, sinh viên cũng đã được cung cấp trên trang web của chúng tôi. Ngay cả những người vô tình trở thành ‘con la’ cũng có nguy cơ không thể sử dụng tài khoản ngân hàng và gây tổn hại đến điểm tín dụng cá nhân”.
Lauren không có bất cứ thiệt hại tài chính nào sau hành động vô tình tiếp tay cho tội phạm rửa tiền của mình. Nationwide xác định rằng cô đã mắc một sai lầm mà ai cũng có thể phạm phải và công ty sẵn sàng mở một tài khoản mới cho cô. Tuy vậy, về mặt tinh thần, cô đã trả một cái giá quá đắt và đến giờ cô vẫn luôn nơm nớp lo sợ bị băng tội phạm trả thù vì đã khai báo. “Tôi vẫn chưa cho bất kỳ bạn bè hay người thân nào biết chuyện. Tôi không muốn mọi người nhìn vào tôi và nghĩ rằng tôi là loại người cố ý làm điều này. Tôi chưa từng biết đến thuật ngữ ‘con la tiền’ cho đến khi mọi chuyện đã quá trễ. Và việc không khai báo trung thực vụ việc với Nationwide thật sự là một sai lầm”.
Theo VN review