DrHoang45
Moderator
Cơ thể chúng ta và những bệnh tật có liên quan
Bs Dương minh Hoàng
(ECFMG)
(ECFMG)
Cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ quan, đa số quan trọng không thể thiếu bất cứ cái nào. Bài này sẽ điểm qua một số cơ quan tối quan trọng và biết thêm về các bệnh tật liên hệ với từng bộ phận.
I) Não bộ và tủy sống: 2 bộ phận tối quan trọng thuộc hệ thần kinh trung ương điều khiển hầu hết mọi cơ quan khác trong cơ thể. Một khi thương tổn một trongg 2 cơ quan này rất khó lòng hồi phục, thường để để lại di chứng nặng nề khó lòng hồi phục.
1)Tai biến mạch não; Thường gặp ở người lớn tuổi, có cao huyết áp hay không. Dấu hiệu hay gặp là sau khi tiều đêm, té xuống đột ngột liệt bán thân, nói ngọng nghịu. Dân gian thường gọi trúng gió nhưng không đúng, dấy là nguyên nhân phụ không phải là chính yếu . Có 3 dạng thường thây nhất là:
- Cơn thiếu máu não thoáng qua; liệt nửa người nhưng tự hồi phục nhanh chóng sau một vài ngày , không liên hệ đến dùng thuốc. Dư hậu tốt ở lần đầu nhưng có thể tái phát những lần sau không may mắn mà có di chứng nặng nề khó hồi phục.
- Nhũn não: Não bộ bán phần bị thiếu máu do nghẽn cục bộ 1 nhánh động mạch não thương do vữa xơ động mạch gây liệt nửa người nhưng tri giác vẫn còn tĩnh táo. Dự hậu tương đối tốt nhưng chỉ nên điều trị thật sớm bằng thuốc kháng đông trong vòng 15 ngày đầu. Để quá thời gian này quí giá không điều trị đúng cách bởi bác sĩ chuyên khoa sẽ để lại di chứng nặng nề tay co rút lại, chân liệt 1 bên phải đi xe lăn á khẫu hay nói ngọng nghịu suốt đời do tế bào não thiêu máu nuôi lâu ngày xơ hóa không còn chức năng vận động. Trường phái Mỹ không công nhân giá trị thuốc chống động, họ chỉ dùng vật lý trị liệu kết quả có nhiều bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn ngồi xe lăn .
- Xuất huyết não: tai biến nặng nề nhất do vỡ một mạch máu sau cơn cao huyết áp, là vỡ mạch máu bên bán cầu não. Bệnh nhân sẽ mê man, thở phì phò liệt nửa người, đa số 9/10 chết trong vòng vài ngày. Chỉ có số ít bệnh nhân may mắn, vỡ mạch máu nhỏ bệnh nhân tỉnh lại nhưng vẫn còn liệt bán thân lâu dài về sau, khó lòng đi đứng lại bình thường.
Phòng ngừa 2 căn bệnh nguy hiểm này: Nếu bệnh nhân lớn tuổi, khi phát hiện cao huyết phải uống thuốc hạ áp có Bs theo dõi thường xuyên tránh để hạ quá xuống số tối đa 11, 12( thông thường là dưới 14/9) ( có thể gây ra nhũn não( do áp lực máu bơm lên não không đủ.
2) Chấn thương sọ não: Bộ não chúng ta dù được bảo vệ bởi hộp sọ cứng chắc chắn nhưng không thể chịu nỗi chấn động mạnh không bị chấn thương não. Vì thế, mũ bảo hiểm luôn là tối quan trọng bảo vệ cho bộ não chúng ta khi di chuyển bằng xe máy và gặp phải tai nạn
Đa số tai nạn xe cộ đều có uống bia,rượu. Những người nào thích uống bia chỉ cần thăm bà con bị tai nạn ở BV Chợ Rẫy 1 đêm thôi sẽ hết dám uống bia nữa. Chấn thương sọ não gây chãy máy máu nhiều mặt mũi đa số nhẹ vì chảy máu vùng da đầu, thấy đáng sợ nhưng cầm máu dễ và không sao.Trái lại những người bị tai nạn mê man không chảy máu gì cả hay chỉ ra máu tai mới dự hậu xấu: Nếu không tỉnh lại sau 1 ngày ngày càng mê sâu là xuất huyết não làm tổn thương trung khu điều hòa hô hấp tuần hoàn rất dễ chết trong 3 ngày.
Nếu bệnh nhân sau chấn thương sọ não vẫn tỉnh táo lúc mới bị tai nạn nhưng 2 tuần sau đột nhiên rơi vào hôn mê đó là xuất huyết ngoài màng cứng. Trường hợp này Bác sĩ phải chẩn đoán nhanh sớm đúng và bệnh nhân được mổ sớm, giải thoát chèn ép não ảnh hưởng trung tâm tuần hoàn, hô hấp do xuất huyết cục bộ ở ngoài màng cứng bệnh nhận mới thoát chết.
3)Chấn thương tủy sống: Tủy sống nằm trong xương sống cũng quan trọng không kém não bộ, điều khiển hoạt động toàn bộ tứ chi chúng ta với mệnh lệnh từ não. Một khi bị tai nạn té xe, ngã ngựa, làm đứt tủy sống khiến não bộ không điều khiển được nữa . Bệnh nhân nếu phải ngồi xe lăn là sẽ ngồi suốt đời liệt hạ chi hay tứ chi không thể nào hồi phục . Y học ngày nay vẫn còn bất lực trước thương tổn làm đứt ngang tủy sống ngăn cản hoạt động não bộ điều khiển tứ chi, Bs không thể nối thần kinh gì được. .
II ) Quả tim và mạch máu: Quả tim là cơ quan tối quan trọng không kèm gì não bộ tủy sống. cứ đâp bóp máu đi nuôi mọi cơ quan trong cơ thể chúng với nhịp đập 60-80 lần/ phút trong suốt cuộc đời chúng ta
Điều này chứng tỏ quả tim làm việc khỏe thế nào không chút ngơi nghỉ, nghỉ độ vài phút là tính mạng nguy hiểm ngay. Ngày nay, y học với máy chống rung đã cứu sống bao nhiêu sinh mạng bị ngưng tim sau chấn thương hay bệnh lý.
1)Bệnh lý mạch vành: Quả tim được nuôi bằng hệ thống máu riêng biệt gọi là mạch vành. Chúng đôi khi bị tắc nghẽn dòng máu nuôi cơ tim ở người lớn tuổi có bệnh xỡ vưa động mạch
Nếu mạch vành mới hẹp gọi là suy mạch vành nhưng tắc hẵn gọi là bệnh nhồi máu cơ tim. Hai bệnh này dễ chẩn đoán bởi xét nghiệm đơn giản là đo điện tâm đồ ECG hay mỗi khi người bệnh có triệu chứng đau thắt ngực ở người lớn tuổi hay gặp người bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Người đã có dấu hiệu điện tim bị suy mạch vành phát hiện bởi ECG không nên xem thường . Cứ làm việc quá nặng hay tập thể dục quá sức sẽ dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim gây chết đột ngột . Bạn thử tưởng tượng khi cơ tim không được máu nuôi sẽ hoại tử vùng cơ ấy bị hư hại, khi đập sẽ thủng tim, tràn máu trong lồng ngực bệnh nhân ngừng tim, chết đột ngột. Do đó một khi phát hiện sớm bệnh nhồi máu trên ECG nên mổ thật sớm đặt ngay stent thông lại mạch vành bị nghẽn nuôi lại quá tim mới hy vọng cứu sống bệnh nhân.
2) Bệnh van tim, thành tim: đa số bẩm sinh gặp trẻ em, trẻ tuổi do van đóng( van 2 lá, 3 lá,động mạch chủ ) không kín hoặc là thông liên nhĩ, thông liên thất không được mổ sớm gây đến suy tim toàn bộ không hồi phục sau một thời gian vài năm.
Những bệnh ấy đều phải được mổ thật sớm thay van nhân tạo hay đóng lại lỗ thông giữa 2 tâm nhĩ, tâm thất nhưng khá tốn kém, nếu để quá trể tim sẽ suy toàn bộ khó lòng chữa được ngoại trừ thay tim nhân tạo khác ở nước ngoài còn tốn kém khủng khiếp.
3) Cao huyết áp: bệnh của thời đại, gặp ở mọi tuổi nhưng thường là trung niên trở lên . Huyết áp gồm 2 số: số trên là HA tâm thu do sức bóp của quả timvà HA tâm trương do sức cản thành mạch, bình thường
là = hay< 14/9. Nếu số HA tâm trương quá cao 11, 12 nguy hiểm có thể gây suy tim, xuất huyết não tử vong nhanh. Cao HA 17/10 không nguy hiểm bằng 16/11. Đo HA chính các phải nằm nghỉ ít ra 5 phút đo 3 ngày liên tiếp, đo 3 lần/ trong ngày, lần đo 3 cái. Không nên uống một thứ thuốc liên tục mà không theo dõi HA tác dụng phụ mà dùng thuốc phải có theo dõi bởi Bs, HA hạ quá có thể gây nhũn não gây liệt nửa người.Tai biến của người cao HA không điều trị đúng không theo dõi là suy tim, thận, xuất huyết não, nhũn não..
III) Phổi và bệnh lý:
1)Lao phổi: Bệnh này gặp mọi tuổi thường do làm việc quá sức, nghèo khổ, ăn uống không đủ nhưng bệnh này không loại trừ người giàu cũng bị bệnh này nếu suốt ngày ở phòng kín mít máy lạnh không thông khí trời. Nhiều người hiểu sai nói là bệnh lao buộc phải có triệu chứng ho ( ho lao) nhưng không phải vậy; triệu chứng chính bệnh lao, là chứng ăn không ngon, sụt cân không lý do, hay lói
ngực, sốt nhẹ về chiều. Thử đàm tìm BK không thể nào tìm ra nếu chỉ là tổn thương nám phổi hay ở phái nữ ít khi chịu khạc đàm
Ho ra máu thường do lao khác với ói ra máu là bệnh nhân vẫn tỉnh táo ho nhiều có lẫn máu. Còn người ói ra máu do viêm loát dạ dày thường chóng mặt, mặt tái, ngất đi vì mất máu nhiều.
2) Bệnh vIêm tắc phổi mạn tính: là do hút thuốc lâu ngày qua nhiều năm còn gọi tâm phế mãn đưa đến suy tím phải rất khó hồi phục. Nghiên thuốc lá lâu năm gây ra bệnh viêm tắc phổi mạn tính, ung thư phổi chứ không phải thủ phạm gây ra lao.
IV) Bụng và những cơ quan quan trọng, bệnh lý :
1) Dạ dày và bệnh lý: 2 bệnh thường gặp nhất là loét tá tràng và viêm dạ dày, đều do vi khuẫn có tên Helicobacter pylori. Nếu loét tá tràng dễ trị trong 15 ngày, không bao giờ biến thành ung thư, chỉ có phiền nhất là gây biến chứng hẹp cuống dạ dày phải mỗ cắt bỏ 2/3 dạ dày
Trái lại viêm dạ dày rất dễ thoái hóa thành ung thư dạ dày, nhất là viêm vùng hang vị do vậy với bệnh này điều trị tích cực có theo dõi hàng tháng sau khi điều trị coi thật là thật hết chưa mới an tâm được.
Những người bị viêm loét dạ dày khi khám bệnh nhớ khai báo kỳ tiền sử bệnh mình tránh bác sĩ cho thuốc trị đau khớp hại dạ dày gây xuất huyết tiêu hóa như asprine( có trong Alkaseltzer), thuốc kháng viêm như Voltaren,piroxicam, dexamethasone, prednisone.. thuốc ngừa tai biến mạch não là aspirine.
Người có bụng to phân biệt mập mỡ hay bị báng bụng do xơ gan bằng nhìn rún lồi ra ở báng bụng, da bụng mỏng khi nắm lấy lớp da . Siêu âm cũng có thể phân biệt dễ dàng hơn 2 trường hợp này .
Nhận ra một người bị suy gan do nghiện rượu cũng dễ cứ nhìn đầu mũi nếu thấy có có nhiều mạch máu nhỏ bị giãn mà người thường không hề có vậy.
3) Chấn thương vùng bụng: Nếu người bệnh mặt tái mét vì mất máu chúng ta phải coi chừng nơi chấn thương bụng nằm ở đâu: Nếu là vùng sườn cuối bên trái có lá lách rất dễ bể khi đụng phải, sẽ gây mất máu nghiêm trọng, phải mổ cấp cứu cắt bỏ lá lách cầm máu bệnh nhân mới qua qua khỏi. Nên biết là lá lách không cần thiết chỉ là mồ chôn hồng huyết cầu,không thể vá khi tổn thương cắt bỏ không sao cả. Nếu chấn thương bên bờ sườn phải đa số ít nguy hơn bên trái vì gan không dễ bễ như lá lách.
4) Rưột thừa và hệ lụy của nó: Ruột thừa đúng là vô tích sự trong bụng nhỏ tí xíu chỉ vài cm ở đầu đại tràng lên nhưng một khi viêm, vỡ sẽ gây ra viêm phúc mạc nếu không chẩn đoán mổ kịp lúc , rửa sạch ổ bụng cắt bỏ ruột thừa viêm bệnh nhân có thể bị mất mạng..
Lưu ý là triệu chứng viêm ruột thừa là đau ở vùng hố chậu phải, ấn tới vùng này bệnh nhân không chịu nỗi, phải ngồi dây. Trường hợp khó xử có thể dùng siêu âm chẩn đoán, bác sĩ nhận ra ngay tránh khỏi bị mổ sai. Cũng nên nhớ điều quan trọng này là siêu âm không thể chẩn đoán viêm loét dạ dày được mà chỉ có thể nhận ra sỏi mật thận, khối trong bụng.
5)Tử cung, buồng trứng (Phái nữ): U xơ tử cung khác với u mang buồng trứng ở chỗ ít khi nào thoái hóa thành ung thư còn u nang dễ thoái hóa thành ung thư nhất là những phụ nữ lớn tuổi
[
gây ra biến chứng chèn ép hay chảy máu mãn tình mới cần cắt bỏ, bằng không cứ để yên không sao cả. Còn U nang buồng trứng dù nhỏ cũng nên cắt bỏ, sinh thiết nhằm loại trừ u nang thoái hóa thành ung thư buồng trứng vào lúc nào không hay.
Buồng trứng tạo ra noãn( ovule ) khi phối hợp với tinh trùng mới thành trứng. Do vậy, báo nói lấy trứng làm thụ tinh nhân tạo là không đúng nói là lấy noãn từ buồng trứng người nữ mới đúng hơn . Nếu dùng trứng thay cho noãn vì phối hợp giữa tinh trùng và trứng gọi là gì?
6) Thận và sỏi: Thận gồm 2 quả nằm sau các các cơ quan tiêu hóa trong bụng và bệnh hay gâp nhất là sỏi hay tiết niệu, có triệu chứng đau dữ dội một bên hông lan xuống vùng háng, kèm theo tiểu gắt. Siêu âm có thể nhìn thấy sỏi thận hay niệu quản hoặc biến chứng nguy hiểm là thận trướng nước. Biến chứng này để lâu sẽ đưa đển mủ bể thận, nhiễm trùng thận, hư thận phải cắt bỏ 1 bên thận.Tây y
không có thuốc nào làm tiêu sỏi ngoài cách dùng máy tán sỏi, hoặc giải phẫu. Đông y với bệnh này lại có bài thuốc khá hiệu quả dù ở giai đoạn thận trướng nước là hạt chuối hột, nghiền nát nấu lấy nước uống hàng ngày như nước trà.
Sỏi bàng quang có thể mổ nội soi lấy ra dễ dàng kh6ng khó khăn như sỏi thận.
Người bị suy thận mãn phải làm thẩm phân phúc mạc phiền phức lâu dài tốn kém nếu dự định thay thận người thân dù tương thích phải tiên liệu tài chánh như sau: ngoài chi phí mổ thay thận cũng tốn mà tốn nhất lâu dài suốt đời là hàng tháng tốn hàng chục triệu do phải dùng thuốc chống thải ghép suốt đời nếu không dùng quả thận ghép vào sẽ bị hoại tử không dùng được.
7) Cơ vòng bàng quang và hậu môn: 2 cơ này sở dĩ quan trọng giúp ta thành một người văn minh, lịch sự
vìì nếu đang bận chuyện gì đó, mà có mắc tiểu, mắc đi cầu chúng ta dùng bộ não ra lệnh chúng giữ lại, nín lại và sau đó vẫn đi được. Nhưng điều này sẽ không tốt nếu chúng ta buộc nín mãi lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh trĩ do táo bón.:
8) Trĩ và mạch lươn: Trĩ là giãn tĩnh mạch hậu môn có 2 dạng nội và ngoại. Nếu lồi ra ngoài nhiều(trĩ ngoại ) nên giải phẫu mới tránh đau đớn và các biến chứng của nó như xuất huyết,nhiễm trùng. Mạch lươn hay lỗ dò hậu môn thường có sau nhọt hậu môn gây bài tiết dịch khó chịu vùng hậu môn thường phải giải phẫu mới dứt điểm bệnh khó chịu này được.
V) Tứ chi, khớp, mạch ngoại biên:
1) Thoát vị đĩa dệm: hay đau thần kinh tọa, có triệu chứng đau lưng chạy dài xuống 1 bên chân, hiếm khi cả hai rất thường gặp ở những người làm việc năng hằng ngày nên mổ sớm nếu thấy đã có thêm rối loạn vận động yếu 1 bên chân, Những người sợ mổ để lâu tai biến nguy hiểm là liệt hạ chi (nhưng khác với tai nạn đứt tủy sống( không hồi phục được nữa) là nên mổ ngay sớm giải thoát nơi bị chèn ép vẫn hồi phục đi lại bình thường.
2) Bệnh gút: rối loạn acid uric máu bệnh đặc biệt gặp nhiều nhất phái nam trung niên thích bia rượu,hải sản, phái nữ nữ gặp ít hơn chỉ ở tuổi mãn kinh. Thử máu acid uric máu thấy trên 6mgo/o, triệu chứng đau gốc ngón chân cái đỏ, sưng. Gút mạn có thêm các cục tophi cứng ở các khớp. Bệnh này chữa trị dễ biệt vì y học biết nguyên nhân, có thể hết luôn.
Phân biệt dễ với các bệnh khớp khác: viêm đa khớp dạng thấp gặp phái nữ trung niên không rõ nguyên nhân chữa trị trị khó khăn do tai biến cứng khớp, lệnh khớp hư khớp. Triệu chứng đau nhiều khớp: khớp nhỏ nhiều hơp to.Thấp khớp cấp gặp ở thanh thiếu niên, viêm nhiều khớp to cổ tay, gối .. tai biến làm hư van tim về sau nếu không điều trị dứt. Thoái hóa khớp gặp ở người già gây đau cột sống, gối.
3)Bệnh Buerger: gặp ở những người hút huốc mạn tính mạn tính gây hoại tử từng đốt ngón tay phải cắt bỏ ngón hoại tử . Tuy vậy có những người nghiện thuốc nặng dù mất mấy ngón tay vẫn không bỏ được nghiện hút thuốc. Do vậy, thuốc lá có ma lực ghê gớm đến thế nào dù biết độc hại mà nhiều người không sao bỏ được.
VI) Giác quan:cũng rất quan trọng, mất đi một cái mất hết thi vị cuộc đời hay cuộc đời chỉ là bóng tối muôn thuở.
1) Mắt:
a) Cườm khô và cườm nước : 2 bệnh mà chúng ta cần phân biệt là cườm nước và cườm khô. Cườm nước là tăng áp lực trong thủy dịch khiến có thể mù nếu không mổ sớm còn cườm khô gặp những người
b) Cận thị nhìn xa không rõ có ưu điểm khác người là về già người cận thị đọc báo không cần dùng kính lão mà người bình thường về già khi đọc báo bắt buộc phải đeo kính lão.
c) Giác mạc: là phần mỏng nằm trước thủy tinh thể rất dễ hư hại do tai nạn bỏng nước sôi, hóa chất gây ra mù có thể cấy ghép mà không cần tương hợp như ghép các cơ quan khác như gan thận..
d) Lông mày: nhiệm vụ ít ai lưu ý là cản mồ hôi từ trán xuống mắt tránh khỏi nhặm mắt. Nhưng phái nữ
giờ ít lưu tâm nhổ sạch vẻ lông mày hay săm lông mày không cần ý đến nhiệm vụ gì của nó.
2) Mũi và xoang: Xoang là những khoảng trống trong xương mặt chúng ta giúp cho phần măt chúng ta nhẹ bớt, xoay trở nhẹ nhàng mọi hướng nhưng là phần dễ gây ra viêm nhiều nhất.. Xoang gồm có 3 trán, mũi và sàn trong đó viêm xoang mũi và sàn hay bị nhiều nhất. Người bị viêm xoang sàn dễ nhận ra bởi hay khạc đàm, tằng hắng, ho nhiều, đau họng.mỏi cổ phải lắc cổ thường xuyên( chẩn đoán nhầm là thoái hóa cột sống cổ) Nhức đầu có nhưng không thường xuyên như viêm xoang mũi, ấn vùng 2 bên mũi rất đau. Để lâu ngày sẽ thêm nhiều biến chứng viêm tai giữa, viêm họng mãn, mờ mắt, chóng mặt( hay chẩn đoán nhầm là suy tuần hoàn não).Chóng mặt này là do giữa họng và tai giữa có vòi Eustache giúp hăng bằng áp suất và vì thế viêm xoang lâu ngày gây đến viêm nhiễm tai giữa, tai trong gây ra chứng chóng mặt hay rối loạn tiền đình(Biến chứng do viêm xoang gây ra).
Viêm xoang là một trong những bệnh khó trị dứt của Tai Mũi Họng dù mổ nạo xoang bệnh cũng không hết cứ tái phát và đành chập nhận sống chung với nó suốt đời. Thật ra, bệnh này vẫn có thể trị dứt khỏi hoàn toàn sau 6 tháng -9 tháng nếu trị tích cực ( cả thuốc tiêm, uống )có theo dõi X quang xoang 2 tháng/ lần đến khi hết( có kiểm tra X quang lại). Điều trị bệnh xoang mà Bs không theo dõi, cứ uống thuốc mãi sợ tiêm chắc chắn sẽ thất bại vì sẽ phải trị hoài qua nhiều năm dài không sao hết được.
3) Viêm tai gữa: cũng khó trị dứt như viêm xoang nhưng lưu ý viêm xoang coi thường qua nhiều năm quá sẽ dẫn đến viêm tai giữa mà đáng có biến chứng đáng sợ nhất của nó là viêm màng não mũ có thể đưa đến tử vong không.
4)Bệnh apthe: hay tấn công vùng lưỡi và nướu làm những vết loét tròn rất đau khi ăn uống, nguyên do là siêu vi. Có thể giảm bớt khó chịu dùng bột hỗn hợp kháng sinh, kháng viêm bôi nơi các vết loét và bệnh tự khỏi sau vài ngày.
5) Viêm họng mạn tính: không phải là bệnh riêng biệt người bệnh cứ đau họng, tằng hắng, phải nghĩ đó là biếnn chúng của căn bệnh chính là viêm xoang sàn: dịch tiết từ xoang sàn xuống họng liên tục, sẽ gây bệnh viêm họng mãn tái phát hoài nếu không trị dứt bệnh viêm xoang..
Tóm lại, một khi biết qua các cơ quan trong cơ thể cùng với các bệnh tật liên quan, chúng ta sẽ biết tự bảo vệ chính mình một khi hiểu rõ được nhiệm vụ của từng bộ phận. Như thế chúng ta sẽ biết nhận ra sớm, phòng ngừa mọi bệnh tật một cách hiệu quả hơn
Chỉnh sửa lần cuối: