Cisco tham vọng số hóa toàn cầu từ Đông Nam Á

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd.jpg

Hãng công nghệ thông tin Cisco đang thực hiện sứ mệnh gia tăng kỹ thuật số hóa toàn cầu, và họ đặc biệt chú ý vào khu vực Đông Nam Á.

Theo CNBC, hãng đa quốc gia Mỹ đang tiến hành sáng kiến chiến lược Tăng tốc Kỹ thuật số Quốc gia, nhằm giúp các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả dữ liệu lớn, internet vạn vật (IoT) và kết nối thông minh. Cisco hy vọng sẽ kéo cao khả năng cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và hỗ trợ đổi mới thông qua đầu tư vào các hãng startup, vào mảng giáo dục, cơ sở hạ tầng và y tế.

Đông Nam Á là khu vực “đinh” của chương trình trên, phó chủ tịch kiêm thành viên đổi mới toàn cầu Guy Diedrich của Cisco cho hay. Theo ông Diedrich, Đông Nam Á không chỉ là khu vực “rất có tính kinh doanh” mà cũng có số dân với học vấn cao cùng tăng trưởng GDP vượt trội.

Phát biểu tại hội nghị East Tech West diễn ra ở Trung Quốc, ông Tech Diedrich cho hay chương trình về cơ bản tạo ra kiến trúc kỹ thuật số cho chính phủ, sau đó xây dựng kế hoạch thực hiện cho các bên có liên quan làm theo. Mục tiêu là giúp các nước chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.

Indonesia là nước Đông Nam Á đầu tiên tham gia vào liên doanh của Cisco hồi tháng 9. Các quốc gia đối tác khác còn có Ấn Độ, Hà Lan và Bồ Đào Nha. Khi hợp tác với các nước, Cisco trước hết tìm kiếm “nhà lãnh đạo có tầm nhìn mạnh mẽ” vì họ muốn thực hiện với tiến độ nhanh.

Toàn bộ hoạt động là chiến lược tăng trưởng dài hạn cho Cisco và ngành công nghiệp công nghệ thông tin rộng hơn, song nó cũng có lợi cho các thành phố thông minh. “Công nghệ chỉ là yếu tố tạo điều kiện, chúng tôi muốn bảo đảm rằng sự tập trung nằm ở kết quả: Tăng trưởng GDP, việc làm mới và hệ thống sinh thái đổi mới bền vững”.

Mối lo ngại lớn đằng sau sự đi lên của tự động hóa và kết nối thông minh, hai thành phần chính của số hóa, là tác động lên thị trường lao động. Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho rằng 75 triệu việc làm sẽ biến mất vì công nghệ phát triển.

Để đảm bảo các nước tránh mất công ăn việc làm, chương trình của Cisco tập trung nhiều vào đào tạo, giáo dục người lao động. “Sẽ có một số công việc không còn cần thiết và những công việc đó nên thế. Chính phủ và các ngành công nghiệp phải hợp tác với nhau để đào tạo lại những người lao động làm các công việc đó”, ông Diedrich cho hay.

Theo Thanh Niên​
 
Bên trên