Bà Jennifer Lee, chuyên gia kinh tế cấp cao tại BMO Capital Markets, cho biết, các ngành công nghiệp khác vẫn đang phải vật lộn với tình trạng thiết lao động. Trong khi đó, các công ty công nghệ lại đang phải cắt giảm nhân sự do tuyển dụng quá nhiều trong thời kỳ thương mại điện tử bùng nổ.
Trong vài tuần vừa rồi, các “gã khổng lồ” công nghệ đã liên tục đưa ra thông báo kế hoạch sa thải nhân sự như một biện pháp thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi phí. Ngày 15/11, Amazon thông báo về kế hoạch cắt giảm lớn nhất trong lịch sử công ty với 10.000 nhân sự sẽ bị cho thôi việc trong tuần này. Trong khi đó, Twitter cắt giảm một nửa nhân viên và Meta đã cắt giảm hơn 10% nhân sự.
Theo dữ liệu từ Challenger, Grey & Christmas Inc., chỉ trong 2 tuần đầu của tháng 11, các công ty công nghệ đã đưa ra kế hoạch cắt giảm 31.200 việc làm. Đây là con số cao nhất trong ngành kể từ tháng 9/2015.
Bà Nela Richardson, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu ADP, cho biết, các công ty công nghệ chỉ chiếm khoảng 2% tổng số việc làm trên cả nước. Trong khi đó, ngành giải trí và khách sạn chiếm 11% và vẫn đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng.
Theo các nhà kinh tế của Goldman Sachs Group Inc., làn sóng cắt giảm việc làm không phải là dấu hiệu của một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Việc sa thải trong lĩnh vực này thường xuyên xảy ra trong quá khứ và nó không thể hiện rằng thị trường lao động nói chung đang lao dốc. Những lao động bị sa thải sẽ nhanh chóng tìm được công việc mới trong thời gian tới.
Theo Bloomberg, thị trường lao động Mỹ đến nay vẫn phục hồi khá tốt mặc dù phải đối mặt với mức lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ và những bất ổn kinh tế gia tăng. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp có thể gia tăng trong những năm tới. Các nhà kinh tế vẫn đang tranh luận về mốc thời gian và tỷ lệ cụ thể.
Sau nhiều tháng cố gắng tuyển dụng, nhiều công ty có thể quyết định giữ lại nhân viên của họ ngay cả khi nhu cầu đã giảm. Theo Bloomberg, đây là sự tích trữ lao động cho tương lai.
Theo dữ liệu từ Challenger, Grey & Christmas Inc., chỉ trong 2 tuần đầu của tháng 11, các công ty công nghệ đã đưa ra kế hoạch cắt giảm 31.200 việc làm. Đây là con số cao nhất trong ngành kể từ tháng 9/2015.
Bà Nela Richardson, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu ADP, cho biết, các công ty công nghệ chỉ chiếm khoảng 2% tổng số việc làm trên cả nước. Trong khi đó, ngành giải trí và khách sạn chiếm 11% và vẫn đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng.
Theo các nhà kinh tế của Goldman Sachs Group Inc., làn sóng cắt giảm việc làm không phải là dấu hiệu của một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Việc sa thải trong lĩnh vực này thường xuyên xảy ra trong quá khứ và nó không thể hiện rằng thị trường lao động nói chung đang lao dốc. Những lao động bị sa thải sẽ nhanh chóng tìm được công việc mới trong thời gian tới.
Theo Bloomberg, thị trường lao động Mỹ đến nay vẫn phục hồi khá tốt mặc dù phải đối mặt với mức lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ và những bất ổn kinh tế gia tăng. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp có thể gia tăng trong những năm tới. Các nhà kinh tế vẫn đang tranh luận về mốc thời gian và tỷ lệ cụ thể.
Sau nhiều tháng cố gắng tuyển dụng, nhiều công ty có thể quyết định giữ lại nhân viên của họ ngay cả khi nhu cầu đã giảm. Theo Bloomberg, đây là sự tích trữ lao động cho tương lai.
Theo Genk