torune
Film critic
Ắt hẳn bạn đang ngạc nhiên, vì thế giới công nghệ đang đổ dồn chú ý và sự chờ đợi vào các mẫu thiết bị hi-end mới nhất, thì tại sao hôm nay hôm nay chúng ta lại nói về một chiếc tai nghe “trông có vẽ cũ kỹ” này. Đơn giản, nó là một trong những tai nghe có “chất âm” tốt nhất từ trước tới giờ.
Huyền thoại tai nghe Sony MDR-R10
Vào cuối những năm 80, các kỹ sư của Sony đã dồn hết tâm huyết để cho ra một sản phẩm để đời: tai nghe MDR-R10. Cho tới giờ, tiếng tăm của nó vẫn đang nổi như cồn và được các audiophile thích sưu tầm lùng sục khắp nơi. Chỉ có 2000 chiếc được sản xuất vào năm 1989 và bán với giá 2500 USD. Bởi sự quý giá của Sony MDR-R10 nằm ở chất âm và độ tuổi, hiện giờ, mỗi chiếc có giá lên tới 6000 USD.
Thiết kế tai nghe có màng loa sinh học Bio-Cellulose dạng vòm bán kính 50mm cho ra treble cực rõ và bass đáng kinh ngạc. Bên cạnh MDR-R10, Sony cũng sản xuất một vài mẫu tai nghe có màng Bio-Cellulose như: MDR-CD3000 (1991), MDR-E888 (1995), MDR-CD1700 (1996) và MDR-CD2000 (2000). Đệm tai nghe được bọc bởi da cừu trong khi ear-cup được làm từ gỗ sồi lâu năm chạm khắc kinh xảo. Nhìn từ bên ngoài, tai nghe MDR-R10 là một sản phẩm danh giá cho giới quý tộc.
Hiện giờ, mỗi chiếc có giá lên tới 6000 USD
Trong một thử nghiệm, MDR-R10 được nối với ampli Red Wine, cho ra chất âm cực kỳ tự nhiên và tôi rất sốc bởi chất âm vẫn không khác, thậm chí là hơn, các mẫu hàng đầu của thế giới hiện giờ. Mặc dù là một mẫu tai nghe dạng đóng (closed-back) nhưng âm thanh của tai nghe được mở rộng đến lạ kỳ, khiến cho người dùng không khỏi ngạc nhiên về khả năng chế tác của các kỹ sư. Bởi hạn chế về kỹ thuật của những năm 80, tai nghe khá nặng và cồng nghềnh nhưng điều đó không thành vấn đề với những audiophile đam mê chất âm của nó.
Và một câu hỏi được đặt ra: Sony đã từng quá tài năng để thiết kế ra một sản phẩm đẳng cấp thế giới như vầy, vậy thì tại sao bây giờ họ không thể làm được ra những model tương tự nữa? Thiết nghĩ, nếu Sony vẫn tiếp tục sản xuất MDR-R10 ra nhiều hơn nữa, liệu giá trị và đẳng cấp huyền thoại của MDR-R10 có còn được như ngày hôm nay? Và câu chuyện cũng như các cuộc tìm kiếm sự tồn tại hiếm hoi của MDR-R10 trong giới audiophile vẫn đang tiếp diễn…
Huyền thoại tai nghe Sony MDR-R10
Vào cuối những năm 80, các kỹ sư của Sony đã dồn hết tâm huyết để cho ra một sản phẩm để đời: tai nghe MDR-R10. Cho tới giờ, tiếng tăm của nó vẫn đang nổi như cồn và được các audiophile thích sưu tầm lùng sục khắp nơi. Chỉ có 2000 chiếc được sản xuất vào năm 1989 và bán với giá 2500 USD. Bởi sự quý giá của Sony MDR-R10 nằm ở chất âm và độ tuổi, hiện giờ, mỗi chiếc có giá lên tới 6000 USD.
Thiết kế tai nghe có màng loa sinh học Bio-Cellulose dạng vòm bán kính 50mm cho ra treble cực rõ và bass đáng kinh ngạc. Bên cạnh MDR-R10, Sony cũng sản xuất một vài mẫu tai nghe có màng Bio-Cellulose như: MDR-CD3000 (1991), MDR-E888 (1995), MDR-CD1700 (1996) và MDR-CD2000 (2000). Đệm tai nghe được bọc bởi da cừu trong khi ear-cup được làm từ gỗ sồi lâu năm chạm khắc kinh xảo. Nhìn từ bên ngoài, tai nghe MDR-R10 là một sản phẩm danh giá cho giới quý tộc.
Hiện giờ, mỗi chiếc có giá lên tới 6000 USD
Trong một thử nghiệm, MDR-R10 được nối với ampli Red Wine, cho ra chất âm cực kỳ tự nhiên và tôi rất sốc bởi chất âm vẫn không khác, thậm chí là hơn, các mẫu hàng đầu của thế giới hiện giờ. Mặc dù là một mẫu tai nghe dạng đóng (closed-back) nhưng âm thanh của tai nghe được mở rộng đến lạ kỳ, khiến cho người dùng không khỏi ngạc nhiên về khả năng chế tác của các kỹ sư. Bởi hạn chế về kỹ thuật của những năm 80, tai nghe khá nặng và cồng nghềnh nhưng điều đó không thành vấn đề với những audiophile đam mê chất âm của nó.
Và một câu hỏi được đặt ra: Sony đã từng quá tài năng để thiết kế ra một sản phẩm đẳng cấp thế giới như vầy, vậy thì tại sao bây giờ họ không thể làm được ra những model tương tự nữa? Thiết nghĩ, nếu Sony vẫn tiếp tục sản xuất MDR-R10 ra nhiều hơn nữa, liệu giá trị và đẳng cấp huyền thoại của MDR-R10 có còn được như ngày hôm nay? Và câu chuyện cũng như các cuộc tìm kiếm sự tồn tại hiếm hoi của MDR-R10 trong giới audiophile vẫn đang tiếp diễn…
Theo cnet
Chỉnh sửa lần cuối: