Chụp hình zoom bằng smartphone

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Sáng hôm đó tỉnh dậy, sau khi trải qua một đêm nhọc nhằn với "bạn" da đen cùng phòng doom ở ngoại ô Berlin, hai thằng lờ mờ mơ ngủ đi chơi. Bọn tây lông làm việc trễ lắm, nên 8h sáng đường vẫn vắng hoe. Hai thằng ghé ga tàu mua cái sandwitch ăn mà vừa ăn vừa nghĩ, "sao chúng nó có thể ăn được cái thứ này nhỉ?". Rồi đi bộ hơn 2 km, ghé Lâu đài Charlottenburg chơi.

Trời vào thu, sáng gió lạnh, mây nhiều, mưa có vẻ đang bay bay, nghe mặt lạnh rát. Cũng may nhờ hai thằng khùng này đi lúc 8h sáng, nên lâu đài chả có ai cả, tha hồ chụp hình. Lâu đài Charlottenburg đặt theo tên của Sophie Charlotte là nữ hoàng đầu tiên, vợ của Hoàng đế nước Phổ, xây vào cuối thế kỷ 17. Hiện tại thì lâu đài này vẫn là một trong những lâu đài nổi bật nhất ở Berlin.

IMG_20190903_083336.jpg

Nói tới chụp hình thì tiêu cự là một trong những yếu tố quan trọng, nôm na dễ hiểu là xa hay gần, rộng hay hẹp. Việc chọn tiêu cự rộng/siêu rộng hay tele (zoom) tùy thuộc vào mục đích chụp hình và ý đồ của người chụp. Nên máy ảnh chuyên có thể thay lens là phục vụ cho mục đích này.

Vài năm gần đây, smartphone được gia tăng số lượng camera sau lên, ban đầu là tăng góc rộng, giờ là tăng camera zoom, biến chiếc smartphone thành máy ảnh đa dụng cần chụp gì cũng được, không phải thay lens. Nghe thì có vẻ ngon lành, nghe thì có vẻ máy ảnh chuyên lại bị smartphone xâm lấn nữa, nhưng thực tế không được lung linh như lý thuyết.

Vấn đề lớn của đa số smartphone chụp camera góc rộng và tele hiện nay là chất lượng hình chụp. Tôi từng chụp những tấm góc rộng trên những chiếc smartphone cao cấp nhất và đa số không thấy hài lòng (có khi mình khó tính). Rồi tôi chụp những tấm zoom 50x, tôi cũng thấy nó không được như ý muốn, vấn đề lớn là độ rung khi cầm tay camera và khả năng lấy nét của một cái micro-sensor ở tiêu cự quá dài.

Nên, để có được những tấm hình zoom tốt, chúng ta thường trông chờ vào may mắn, thời tiết đẹp, cảnh đẹp, chủ thể chuẩn, ánh sáng đủ, tay cầm chắc (hạn chế quay tay, vận may sẽ đến) ... để cuối cùng hình ra, các điểm pixel không bệt dính lại với nhau, không nhòe đi, không mờ ảo, không mất các chi tiết của chủ thể. Ngoài ra, cảm biến tốt, lens tốt và bộ xử lý hình ảnh (bao gồm cả chống rung) cũng rất cần. Hình zoom chụp ra nếu nhòe, không thấy rõ chi tiết, hãy mạnh dạn bấm nút delete, mạnh mẽ lên.

Đến hiện tại, trong những chiếc flagship mình được cầm test thì Huawei P30 Pro vẫn đang chụp zoom tốt nhất, con Mate 30 Pro mình đang dùng không chụp zoom tốt bằng. Hy vọng năm nay sẽ có thêm nhiều đột phá về công nghệ camera đến từ những hãng smartphone lớn.

IMG_20190903_083654.jpg

IMG_20190903_084036.jpg

IMG_20190903_084110.jpg
 
Bên trên