“Với những thách thức khác mà chúng tôi đang gặp phải, chúng tôi sẽ không thể cạnh tranh trong thời gian tới”, sếp Intel nói.
Vào năm 2005, không có dấu hiệu nào dự đoán về sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo. Các giám đốc tại Intel, công ty sở hữu con chip đóng vai trò bộ não điện tử trong hầu hết các máy tính, khi ấy đã phải đối mặt với một quyết định có thể thay đổi cuộc cách mạng này.
Paul Otellini, giám đốc điều hành của Intel thời điểm đó, đã trình bày với hội đồng quản trị một ý tưởng gây sốc: Mua Nvidia, một công ty mới nổi ở Thung lũng Silicon nổi tiếng với các chip được sử dụng cho đồ họa máy tính. Mức giá: lên tới 20 tỷ USD.
Một số giám đốc điều hành của Intel tin rằng thiết kế cơ bản của chip đồ họa cuối cùng có thể đảm nhiệm các công việc mới quan trọng trong các trung tâm dữ liệu, một cách tiếp cận cuối cùng sẽ thống trị hệ thống AI. Tuy nhiên, hội đồng quản trị khi ấy lại phản đối.
Đối mặt với sự hoài nghi từ hội đồng quản trị, ông Otellini từ bỏ ý định. Nhìn lại, một người từng tham dự cuộc họp cho biết, đó là “một khoảnh khắc định mệnh”.
Ngày nay, Nvidia đã trở thành ông vua chip A.I. vô song kiêm một trong những tập đoàn có giá trị nhất thế giới, trong khi Intel, từng là siêu cường bán dẫn, đang chao đảo và không nhận được sự hỗ trợ nào từ cơn sốt A.I. Giá trị thị trường của Nvidia, trong nhiều năm vốn chỉ bằng một phần nhỏ của Intel, hiện đã lên tới hơn 3 nghìn tỷ USD, gấp khoảng 30 lần so với người tiền nhiệm đang gặp khó khăn của Thung lũng Silicon. Vốn hoá Intel nay chỉ còn dưới 100 tỷ USD.
Khi định giá giảm xuống, một số công ty công nghệ lớn và các nhà đầu tư ngân hàng đã cân nhắc đến điều mà trước đây họ không thể tưởng tượng ra: Thâu tóm Intel.
Những kịch bản như vậy đang làm tăng thêm áp lực lên Patrick Gelsinger, người được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Intel vào năm 2021. Ông đã tập trung khôi phục vị trí dẫn đầu trước đây, song những người theo dõi công ty lâu năm cho biết Intel vẫn rất cần những sản phẩm phổ biến — chẳng hạn như A.I. chip — để thúc đẩy doanh thu đã giảm hơn 30% từ năm 2021 đến năm 2023.
“Pat Gelsinger rất tập trung vào mảng sản xuất”, Robert Burgelman, giáo sư tại Trường Kinh doanh Sau đại học Stanford cho biết. “Nhưng họ đã bỏ lỡ A.I., và giờ thì họ đang phải đối mặt với điều đó”.
Câu chuyện về cách Intel tụt hậu trong làn sóng A.I. đại diện cho những thách thức lớn hơn mà công ty hiện đang phải đối mặt. Theo các cuộc phỏng vấn với hơn 20 cựu giám đốc, giám đốc hội đồng quản trị và nhà phân tích ngành của Intel, đã có những cơ hội bị bỏ lỡ.
Dấu vết của những bước đi sai lầm sinh ra từ một nền văn hóa với nhiều thập kỷ thành công và lợi nhuận cao, bắt đầu từ những năm 1980, khi chip của Intel và phần mềm của Microsoft trở thành động cơ của ngành công nghiệp máy tính cá nhân. Nền văn hóa đó rất mạnh mẽ, tập trung vào nhượng quyền thương mại trong máy tính cá nhân và sau cùng là các trung tâm dữ liệu. Các giám đốc điều hành của Intel, khi ấy nửa đùa nửa thật, đã mô tả công ty là “sinh vật đơn bào lớn nhất hành tinh”, một thế giới khép kín biệt lập.
Tuy nhiên, các dự án đã được tạo ra, sau đó đột ngột dừng lại. Nhiều khoản đầu tư vào thiết kế chip mới hơn luôn phải xếp sau nỗ lực bảo vệ và mở rộng trụ cột kiếm tiền của công ty.
“Công nghệ đó từng là viên ngọc quý của Intel — độc quyền và rất có lợi nhuận”, James D. Plummer, giáo sư kỹ thuật điện tại Đại học Stanford và là cựu giám đốc của Intel cho biết.
Vào thời điểm Intel cân nhắc việc đấu thầu Nvidia, các chip chuyên dụng của công ty chủ yếu được sử dụng trong các máy dành cho game thủ máy tính. Tuy nhiên sau đó, Nvidia đã bắt đầu điều chỉnh chip của mình cho các lĩnh vực tính toán khác như dầu khí.
Trong khi chip vi xử lý của Intel vượt trội trong việc thực hiện các phép tính nhanh chóng liên tiếp, chip của Nvidia lại mang lại hiệu suất vượt trội về đồ họa bằng cách chia nhỏ các tác vụ và phân bổ chúng trên hàng trăm hoặc hàng nghìn bộ xử lý hoạt động song song.
Sau khi ý tưởng mua lại Nvidia phá sản, Intel, với sự hậu thuẫn của hội đồng quản trị, đã tập trung vào một dự án nội bộ có tên mã là Larrabee. Dự án được dẫn dắt bởi ông Gelsinger, người đã gia nhập Intel vào năm 1979 và liên tục thăng tiến để trở thành giám đốc điều hành cấp cao.
Nỗ lực của Larrabee tiêu tốn 4 năm và hàng trăm triệu USD. Intel tự tin, có lẽ là kiêu ngạo, rằng họ có thể biến đổi lĩnh vực này. Năm 2008, khi phát biểu tại một hội nghị ở Thượng Hải, ông Gelsinger đã dự đoán, “kiến trúc đồ họa ngày nay sắp kết thúc. Chỉ có Larrabee tồn tại”.
Tuy nhiên, dự án này đã không thành công, đến năm 2009 thì chết yểu hoàn toàn. Ông Gelsinger tuyên bố sẽ rời đi để trở thành chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của EMC, một nhà sản xuất thiết bị lưu trữ dữ liệu.
Một thập kỷ sau khi rời Intel, ông Gelsinger vẫn tin rằng Larrabee đang đi đúng hướng. Trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 2019 với Bảo tàng Lịch sử Máy tính, ông nhớ lại rằng mọi người đang bắt đầu sử dụng chip và phần mềm Nvidia cho những thứ ngoài đồ họa.
Hiện tại, 3 năm sau khi được mời trở lại để tiếp quản Intel, ông Gelsinger vẫn giữ quan điểm đó. “Tôi tin vào điều đó. Nếu Intel tiếp tục, tôi nghĩ thế giới ngày nay sẽ rất khác”.
Những năm sau đó, Intel tiếp tục vấp ngã trên thị trường A.I. Giám đốc điều hành của công ty, Naveen Rao, đã kể lại một loạt các vấn đề mà ông gặp phải tại Intel, bao gồm hạn chế trong việc tuyển dụng kỹ sư, sản xuất và cạnh tranh khốc liệt từ Nvidia. Nhóm vẫn cố gắng giới thiệu hai con chip mới, một trong số đó đã được Facebook sử dụng.
Tuy nhiên vào tháng 12 năm 2019, Intel bất ngờ mua một công ty khởi nghiệp sản xuất chip A.I. khác tên Habana Labs với giá 2 tỷ USD, bất chấp sự phản đối của Rao. Thỏa thuận đó diễn ra ngay khi nhóm của Rao sắp hoàn thành một con chip mới.
“Bạn đã có một sản phẩm sẵn sàng để tung ra thị trường và bạn đã giết nó”, ông Rao, người đã từ chức ngay sau đó nói.
Intel đã dàn trải nỗ lực của mình trong lĩnh vực A.I. bằng cách phát triển nhiều loại chip đồ họa — các sản phẩm hiện đã ngừng sản xuất — cũng như mất nhiều năm để cung cấp các loại chip đáng tin cậy từ dòng Habana Labs. Phiên bản mới nhất, có tên là Gaudi 3, đã thu hút sự quan tâm của một số công ty như Inflection AI.
Dưới thời ông Gelsinger, Intel đã đạt được một số tiến bộ nhất định, song sắp tới chặng đường vẫn còn rất gian nan. “Trong cuộc đua đó, Nvidia đã đi trước rất xa rồi”, ông Gelsinger phát biểu tại một hội nghị gần đây của Deutsche Bank. “Với những thách thức khác mà chúng tôi đang gặp phải, chúng tôi sẽ không thể cạnh tranh trong thời gian tới”.
Theo Genk
Vào năm 2005, không có dấu hiệu nào dự đoán về sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo. Các giám đốc tại Intel, công ty sở hữu con chip đóng vai trò bộ não điện tử trong hầu hết các máy tính, khi ấy đã phải đối mặt với một quyết định có thể thay đổi cuộc cách mạng này.
Paul Otellini, giám đốc điều hành của Intel thời điểm đó, đã trình bày với hội đồng quản trị một ý tưởng gây sốc: Mua Nvidia, một công ty mới nổi ở Thung lũng Silicon nổi tiếng với các chip được sử dụng cho đồ họa máy tính. Mức giá: lên tới 20 tỷ USD.
Một số giám đốc điều hành của Intel tin rằng thiết kế cơ bản của chip đồ họa cuối cùng có thể đảm nhiệm các công việc mới quan trọng trong các trung tâm dữ liệu, một cách tiếp cận cuối cùng sẽ thống trị hệ thống AI. Tuy nhiên, hội đồng quản trị khi ấy lại phản đối.
Đối mặt với sự hoài nghi từ hội đồng quản trị, ông Otellini từ bỏ ý định. Nhìn lại, một người từng tham dự cuộc họp cho biết, đó là “một khoảnh khắc định mệnh”.
Ngày nay, Nvidia đã trở thành ông vua chip A.I. vô song kiêm một trong những tập đoàn có giá trị nhất thế giới, trong khi Intel, từng là siêu cường bán dẫn, đang chao đảo và không nhận được sự hỗ trợ nào từ cơn sốt A.I. Giá trị thị trường của Nvidia, trong nhiều năm vốn chỉ bằng một phần nhỏ của Intel, hiện đã lên tới hơn 3 nghìn tỷ USD, gấp khoảng 30 lần so với người tiền nhiệm đang gặp khó khăn của Thung lũng Silicon. Vốn hoá Intel nay chỉ còn dưới 100 tỷ USD.
Khi định giá giảm xuống, một số công ty công nghệ lớn và các nhà đầu tư ngân hàng đã cân nhắc đến điều mà trước đây họ không thể tưởng tượng ra: Thâu tóm Intel.
Những kịch bản như vậy đang làm tăng thêm áp lực lên Patrick Gelsinger, người được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Intel vào năm 2021. Ông đã tập trung khôi phục vị trí dẫn đầu trước đây, song những người theo dõi công ty lâu năm cho biết Intel vẫn rất cần những sản phẩm phổ biến — chẳng hạn như A.I. chip — để thúc đẩy doanh thu đã giảm hơn 30% từ năm 2021 đến năm 2023.
“Pat Gelsinger rất tập trung vào mảng sản xuất”, Robert Burgelman, giáo sư tại Trường Kinh doanh Sau đại học Stanford cho biết. “Nhưng họ đã bỏ lỡ A.I., và giờ thì họ đang phải đối mặt với điều đó”.
Câu chuyện về cách Intel tụt hậu trong làn sóng A.I. đại diện cho những thách thức lớn hơn mà công ty hiện đang phải đối mặt. Theo các cuộc phỏng vấn với hơn 20 cựu giám đốc, giám đốc hội đồng quản trị và nhà phân tích ngành của Intel, đã có những cơ hội bị bỏ lỡ.
Dấu vết của những bước đi sai lầm sinh ra từ một nền văn hóa với nhiều thập kỷ thành công và lợi nhuận cao, bắt đầu từ những năm 1980, khi chip của Intel và phần mềm của Microsoft trở thành động cơ của ngành công nghiệp máy tính cá nhân. Nền văn hóa đó rất mạnh mẽ, tập trung vào nhượng quyền thương mại trong máy tính cá nhân và sau cùng là các trung tâm dữ liệu. Các giám đốc điều hành của Intel, khi ấy nửa đùa nửa thật, đã mô tả công ty là “sinh vật đơn bào lớn nhất hành tinh”, một thế giới khép kín biệt lập.
Tuy nhiên, các dự án đã được tạo ra, sau đó đột ngột dừng lại. Nhiều khoản đầu tư vào thiết kế chip mới hơn luôn phải xếp sau nỗ lực bảo vệ và mở rộng trụ cột kiếm tiền của công ty.
“Công nghệ đó từng là viên ngọc quý của Intel — độc quyền và rất có lợi nhuận”, James D. Plummer, giáo sư kỹ thuật điện tại Đại học Stanford và là cựu giám đốc của Intel cho biết.
Vào thời điểm Intel cân nhắc việc đấu thầu Nvidia, các chip chuyên dụng của công ty chủ yếu được sử dụng trong các máy dành cho game thủ máy tính. Tuy nhiên sau đó, Nvidia đã bắt đầu điều chỉnh chip của mình cho các lĩnh vực tính toán khác như dầu khí.
Trong khi chip vi xử lý của Intel vượt trội trong việc thực hiện các phép tính nhanh chóng liên tiếp, chip của Nvidia lại mang lại hiệu suất vượt trội về đồ họa bằng cách chia nhỏ các tác vụ và phân bổ chúng trên hàng trăm hoặc hàng nghìn bộ xử lý hoạt động song song.
Sau khi ý tưởng mua lại Nvidia phá sản, Intel, với sự hậu thuẫn của hội đồng quản trị, đã tập trung vào một dự án nội bộ có tên mã là Larrabee. Dự án được dẫn dắt bởi ông Gelsinger, người đã gia nhập Intel vào năm 1979 và liên tục thăng tiến để trở thành giám đốc điều hành cấp cao.
Nỗ lực của Larrabee tiêu tốn 4 năm và hàng trăm triệu USD. Intel tự tin, có lẽ là kiêu ngạo, rằng họ có thể biến đổi lĩnh vực này. Năm 2008, khi phát biểu tại một hội nghị ở Thượng Hải, ông Gelsinger đã dự đoán, “kiến trúc đồ họa ngày nay sắp kết thúc. Chỉ có Larrabee tồn tại”.
Tuy nhiên, dự án này đã không thành công, đến năm 2009 thì chết yểu hoàn toàn. Ông Gelsinger tuyên bố sẽ rời đi để trở thành chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của EMC, một nhà sản xuất thiết bị lưu trữ dữ liệu.
Một thập kỷ sau khi rời Intel, ông Gelsinger vẫn tin rằng Larrabee đang đi đúng hướng. Trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 2019 với Bảo tàng Lịch sử Máy tính, ông nhớ lại rằng mọi người đang bắt đầu sử dụng chip và phần mềm Nvidia cho những thứ ngoài đồ họa.
Hiện tại, 3 năm sau khi được mời trở lại để tiếp quản Intel, ông Gelsinger vẫn giữ quan điểm đó. “Tôi tin vào điều đó. Nếu Intel tiếp tục, tôi nghĩ thế giới ngày nay sẽ rất khác”.
Những năm sau đó, Intel tiếp tục vấp ngã trên thị trường A.I. Giám đốc điều hành của công ty, Naveen Rao, đã kể lại một loạt các vấn đề mà ông gặp phải tại Intel, bao gồm hạn chế trong việc tuyển dụng kỹ sư, sản xuất và cạnh tranh khốc liệt từ Nvidia. Nhóm vẫn cố gắng giới thiệu hai con chip mới, một trong số đó đã được Facebook sử dụng.
Tuy nhiên vào tháng 12 năm 2019, Intel bất ngờ mua một công ty khởi nghiệp sản xuất chip A.I. khác tên Habana Labs với giá 2 tỷ USD, bất chấp sự phản đối của Rao. Thỏa thuận đó diễn ra ngay khi nhóm của Rao sắp hoàn thành một con chip mới.
“Bạn đã có một sản phẩm sẵn sàng để tung ra thị trường và bạn đã giết nó”, ông Rao, người đã từ chức ngay sau đó nói.
Intel đã dàn trải nỗ lực của mình trong lĩnh vực A.I. bằng cách phát triển nhiều loại chip đồ họa — các sản phẩm hiện đã ngừng sản xuất — cũng như mất nhiều năm để cung cấp các loại chip đáng tin cậy từ dòng Habana Labs. Phiên bản mới nhất, có tên là Gaudi 3, đã thu hút sự quan tâm của một số công ty như Inflection AI.
Dưới thời ông Gelsinger, Intel đã đạt được một số tiến bộ nhất định, song sắp tới chặng đường vẫn còn rất gian nan. “Trong cuộc đua đó, Nvidia đã đi trước rất xa rồi”, ông Gelsinger phát biểu tại một hội nghị gần đây của Deutsche Bank. “Với những thách thức khác mà chúng tôi đang gặp phải, chúng tôi sẽ không thể cạnh tranh trong thời gian tới”.
Theo Genk