Oan quá, cái thread vừa lập đã bị đóng. Có khi do các bác Admin xếp nó vào bài liên quan tới TQ nên bị hiểu nhầm. Mình bàn về văn hóa và nền văn minh của 2 dân tộc mà các bác cứ gán chính trị vào. ![Mad :mad: :mad:]()
Thôi, lại tán sang cái khác. Có bác từng bảo em là nên tránh xa cái website này vì xem phim HD là sản phẩm văn hóa của Mĩ và của HK là đa số, và như thế tức là đã cổ vũ cho toàn cầu hóa về văn hóa. Bác ý còn liên tưởng tới ông cán bộ văn hóa ngày xưa, cấm người ta nghe nhạc vàng nhưng tự cho mình quyền được nghe, nói không đi đôi với làm. Em lại không thấy mình thế. Thưởng thức các tác phẩm điện ảnh của thế giới không phải là cổ vũ cho toàn cầu hóa về văn hóa. Khi xem phim ta học được rất nhiều cái hay trong văn hóa của các dân tộc trên thế giới, để mà từ đó nhìn lại mình, tự mình sửa chữa những khiếm khuyết của mình. Nói thế tưởng phức tạp ghê gớm gì lắm, nhưng em thấy nó như thế. Nó thấm từ từ, mỗi ngày 1 tí. Tự ta học hỏi, rất nhẹ nhàng chứ không bị ép buộc, thúc bách.
Em thấy xem những phim có giá trị nghệ thuật thường sẽ làm mình nhớ rất lâu. Mình còn biết thêm nhiều điều. Ví dụ như, xem xong "Hồi ức một gheisha", em hiểu thêm thế nào là một kĩ nữ ở Nhật, và họ khác gái điếm ở chỗ nào. Qua phim đó còn biết thêm 1 số thứ về văn hóa Nhật. Hay như xem "Anh hùng" của TQ, em thấy được sự giằng xé biến chuyển trong nội tâm người thích khách (Jet Li), từ chỗ căm hận chống đối sự thống nhất giang sơn TQ của Doanh Chính, đến chỗ đồng thuận với xu thế tất yếu đó, tha chết cho Tần vương, cam tâm chịu chết một cách bình thản. Nó có rất nhiều điểm tương đồng với vấn đề chống hay không chống toàn cầu hóa, cho nên khán giả thế giới cũng cảm nhận được phim. Xem phim "kẻ thù trước cổng" hình dung ra sự ác liệt của trận Stalingrat..., biết ơn Liên Xô với tình cảm của những người đồng loại. Xem "Triệu phú khu ổ chuột", rồi xem "Dị nhân Benjamin"... đều có những điều đọng lại.
Ta học hỏi văn hóa các dân tộc khác, phát triển thêm văn hóa của ta, đồng thời khẳng định bản sắc của ta. Ta cũng có cái hay, cái đẹp, cái đáng tự hào...
Thực tế người VN mình cũng du nhập không ít nét VH của dân tộc khác, làm phong phú thêm cho mình. (Tuy nhiên nhiều cái em rất ghét, ví dụ như là nhiều người học dân tộc Nhật, để giày dép ở ngoài cửa và khách đến chơi cũng phải làm thế. Em cho là không hiếu khách như người VN mình, làm cho khách rất bất tiện...)
Theo em, xem không phải chỉ đơn giản là để giải trí.
Mời các bác đóng góp ý kiến.
Thôi, lại tán sang cái khác. Có bác từng bảo em là nên tránh xa cái website này vì xem phim HD là sản phẩm văn hóa của Mĩ và của HK là đa số, và như thế tức là đã cổ vũ cho toàn cầu hóa về văn hóa. Bác ý còn liên tưởng tới ông cán bộ văn hóa ngày xưa, cấm người ta nghe nhạc vàng nhưng tự cho mình quyền được nghe, nói không đi đôi với làm. Em lại không thấy mình thế. Thưởng thức các tác phẩm điện ảnh của thế giới không phải là cổ vũ cho toàn cầu hóa về văn hóa. Khi xem phim ta học được rất nhiều cái hay trong văn hóa của các dân tộc trên thế giới, để mà từ đó nhìn lại mình, tự mình sửa chữa những khiếm khuyết của mình. Nói thế tưởng phức tạp ghê gớm gì lắm, nhưng em thấy nó như thế. Nó thấm từ từ, mỗi ngày 1 tí. Tự ta học hỏi, rất nhẹ nhàng chứ không bị ép buộc, thúc bách.
Em thấy xem những phim có giá trị nghệ thuật thường sẽ làm mình nhớ rất lâu. Mình còn biết thêm nhiều điều. Ví dụ như, xem xong "Hồi ức một gheisha", em hiểu thêm thế nào là một kĩ nữ ở Nhật, và họ khác gái điếm ở chỗ nào. Qua phim đó còn biết thêm 1 số thứ về văn hóa Nhật. Hay như xem "Anh hùng" của TQ, em thấy được sự giằng xé biến chuyển trong nội tâm người thích khách (Jet Li), từ chỗ căm hận chống đối sự thống nhất giang sơn TQ của Doanh Chính, đến chỗ đồng thuận với xu thế tất yếu đó, tha chết cho Tần vương, cam tâm chịu chết một cách bình thản. Nó có rất nhiều điểm tương đồng với vấn đề chống hay không chống toàn cầu hóa, cho nên khán giả thế giới cũng cảm nhận được phim. Xem phim "kẻ thù trước cổng" hình dung ra sự ác liệt của trận Stalingrat..., biết ơn Liên Xô với tình cảm của những người đồng loại. Xem "Triệu phú khu ổ chuột", rồi xem "Dị nhân Benjamin"... đều có những điều đọng lại.
Ta học hỏi văn hóa các dân tộc khác, phát triển thêm văn hóa của ta, đồng thời khẳng định bản sắc của ta. Ta cũng có cái hay, cái đẹp, cái đáng tự hào...
Thực tế người VN mình cũng du nhập không ít nét VH của dân tộc khác, làm phong phú thêm cho mình. (Tuy nhiên nhiều cái em rất ghét, ví dụ như là nhiều người học dân tộc Nhật, để giày dép ở ngoài cửa và khách đến chơi cũng phải làm thế. Em cho là không hiếu khách như người VN mình, làm cho khách rất bất tiện...)
Theo em, xem không phải chỉ đơn giản là để giải trí.
Mời các bác đóng góp ý kiến.