(Dân trí) - “Luật tố tụng không đề cập trách nhiệm của VKS với những nguồn tin kiểu tố giác tội phạm. Chỉ CQĐT có thẩm quyền quyết định vào cuộc” - Viện trưởng VKSND tối cao Trần Quốc Vượng nêu quan điểm ứng xử với thông tin nghi án hối hộ trong vụ in tiền polymer.
Gần đây, một số trang báo nước ngoài như CRFA, The Age… của Úc liên tiếp đăng tải những thông tin điều tra về nghi án Công ty Securency “chạy” nhiều triệu USD Công ty Phát triển công nghệ CFTD của Việt Nam để nhận được hợp đồng in tiền polymer cho Chính phủ. Mới đây nhất là thông tin những người đưa hối lộ đã mạnh tay chi 12 triệu USD cho Tổng GĐ CFTD Lương Ngọc Anh, các cơ quan tư pháp của ta, trong đó có VKSND tối cao đã biết những thông tin này?
Có, hôm qua chúng tôi đã đọc được những thông tin đó. Nhưng tôi biết hiện tại bên Úc họ vẫn chưa có hoạt động về điều tra. Chỉ có báo chí họ nêu thôi.
Tinh thần của các cơ quan tư pháp có tập hợp, lưu giữ thông tin về vụ này để theo dõi, chuẩn bị cho bước xử lý sau này?
Dĩ nhiên là chúng tôi phải tổng hợp thông tin trên nguồn của báo chí nhưng chỉ là để đấy để tham khảo thôi, chưa thể làm gì được.
Nhưng thưa ông, đôi khi thông tin từ báo chí được coi như một kênh tố giác tội phạm, chúng ta sẽ ứng xử với những thông tin ấy như nào?
Đúng báo chí là một kênh tố giác về tội phạm nhưng đây lại là 1 nguồn tin xuất phát từ nước ngoài, đối tượng thực hiện tội phạm ở nước ngoài. Trên lãnh thổ của người ta thì các cơ quan tư pháp của họ làm đã.
Thông tin sự việc có liên quan tới đương sự là một công dân Việt Nam thì khi phía bạn yêu cầu về hoạt động tương trợ tư pháp hoặc chuyển thông tin cho chúng ta thì chúng ta sẽ làm.
Viện trưởng VKSND tối cao Trần Quốc Vượng.
Như vậy, vụ in tiền polymer này Việt Nam cũng sẽ “ngồi chờ” phía Úc có yêu cầu, giống như Nhật Bản trong vụ PCI?
Thì nếu có yêu cầu nhất định là mình phải phối hợp với bạn, kiên quyết làm rõ và nếu đúng thì phải xử. Nhưng là phải làm đúng, xử đúng, phải xem xét đủ căn cứ kết luận tội theo pháp luật Việt Nam.
Giả sử phía Úc không có động thái đó nhưng với những thông tin công khai từ báo chí nước ngoài như vậy thì chúng ta có chủ động tiến hành hoạt động điều tra, chủ động đề nghị phía bạn phối hợp?
Không thể bằng biện pháp gì mà cơ quan tư pháp Việt Nam có thể làm được việc này. Chỉ khi họ có yêu cầu thì sẵn sàng phối hợp.
Nhưng những thông tin được nêu rất rõ ràng, đích danh, cụ thể số tiền “đi đêm” tới 12 triệu USD. Các cơ quan tư pháp có nên xem đây như căn cứ, là một nguồn thông tin gợi mở để xem xét vào cuộc?
Nó được xem như một ngùôn tin tố giác tội phạm chứ không phải căn cứ. Còn căn cứ để khởi tố người ta thì mình phải làm tiếp.
Ông có cho rằng cơ quan tư pháp Việt Nam có nên đề nghị phóng viên cũng như những tờ báo đã đăng tin về vụ việc này phối hợp cũng như cung cấp tài liệu về vụ việc?
Tôi là cơ quan công tố chứ không phải là cơ quan điều tra. Luật tố tụng cũng không đề cập trách nhiệm của VKS ở đây, chỉ khi xác định có nguồn tin tố giác tội phạm chuyển tới CQĐT thì cơ quan này có thẩm quyền quyết định vào cuộc.
Vậy là nếu phía Úc tới đây có hoạt động điều tra, đưa ra xét xử vụ việc thì ứng xử tiếp theo của Việt Nam thế nào? Như thế có phải chúng ta đã tự đánh mất quyền chủ động đối với việc phòng ngừa, phát hiện tội phạm từ trong nước?
Như vụ PCI chẳng hạn, chúng ta phải tiến hành các hoạt động phối hợp với bạn hoặc trong nước mình mà phát hiện tội phạm của những người có liên quan thì phải xử lý.
Vừa rồi chúng ta xử lý ông Huỳnh Ngọc Sỹ và ông Lê Quả là về một mảng tội ở trong nước, đã rất rõ. Còn tới đây mình phải làm tiếp mảng mà người ta chuyển hồ sơ cho mình. Đến nay việc dịch hồ sơ đã xong rồi, hiện các cơ quan đang nghiên cứu để tiến hành.
Đánh giá ban đầu, hồ sơ chuyển sang có giá trị nhiều không, thưa ông?
Tôi chưa được đọc, anh em cũng chưa báo cáo chuyện này nhưng họ đã chuyển hồ sơ sang chắc là có giá trị. Nhưng vấn đề về mặt pháp lý thế nào thì mình lại phải tiếp tục nghiên cứu.
Quan điểm của tôi là nếu rõ ràng tội phạm thì mình phải làm mà làm theo trình tự thủ tục luật tố tụng Việt Nam vì tư pháp của mỗi nước có một yêu cầu riêng mà mình phải làm.
Và dĩ nhiên mình không thể dựa vào tài liệu của nước ngoài để xử công dân của mình được nhưng từ tài liệu nước ngoài mà rõ ràng tội phạm thì phải tiến hành điều tra, xác minh, có đủ căn cứ kết luận tội thì mình phải xử.
Vụ án đưa nhận hối lộ trong vụ PCI khởi tố đã rất lâu. Đến giờ ngoài việc chờ đợi công tác dịch hồ sơ thì quá trình điều tra đã có bước tiến triển gì?
Hiện tôi biết anh em vẫn đang tiến hành ở giai đoạn khởi tố vụ án, nghiên cứu hồ sơ phía Nhật chuyển sang. Việc dịch mới hoàn thành thôi. Tôi biết anh em tới đây sẽ có bước tiến hành.
Xin cám ơn Viện trưởng!
Nguồn : http://dantri.com.vn/c20/s20-359910/chua-the-lam-gi-tu-thong-tin-hoi-lo-in-tien-polymer.htm
Úc cũng theo Nhật thôi, luật pháp mõi nước nhìn nhận chứng cứ theo quan điểm khác nhau...đưa tiền theo kiểu chuyển tiền vào tài khoản ...không có ký nhận thì sao gọi là chứng cứ ...3:-O
Gần đây, một số trang báo nước ngoài như CRFA, The Age… của Úc liên tiếp đăng tải những thông tin điều tra về nghi án Công ty Securency “chạy” nhiều triệu USD Công ty Phát triển công nghệ CFTD của Việt Nam để nhận được hợp đồng in tiền polymer cho Chính phủ. Mới đây nhất là thông tin những người đưa hối lộ đã mạnh tay chi 12 triệu USD cho Tổng GĐ CFTD Lương Ngọc Anh, các cơ quan tư pháp của ta, trong đó có VKSND tối cao đã biết những thông tin này?
Có, hôm qua chúng tôi đã đọc được những thông tin đó. Nhưng tôi biết hiện tại bên Úc họ vẫn chưa có hoạt động về điều tra. Chỉ có báo chí họ nêu thôi.
Tinh thần của các cơ quan tư pháp có tập hợp, lưu giữ thông tin về vụ này để theo dõi, chuẩn bị cho bước xử lý sau này?
Dĩ nhiên là chúng tôi phải tổng hợp thông tin trên nguồn của báo chí nhưng chỉ là để đấy để tham khảo thôi, chưa thể làm gì được.
Nhưng thưa ông, đôi khi thông tin từ báo chí được coi như một kênh tố giác tội phạm, chúng ta sẽ ứng xử với những thông tin ấy như nào?
Đúng báo chí là một kênh tố giác về tội phạm nhưng đây lại là 1 nguồn tin xuất phát từ nước ngoài, đối tượng thực hiện tội phạm ở nước ngoài. Trên lãnh thổ của người ta thì các cơ quan tư pháp của họ làm đã.
Thông tin sự việc có liên quan tới đương sự là một công dân Việt Nam thì khi phía bạn yêu cầu về hoạt động tương trợ tư pháp hoặc chuyển thông tin cho chúng ta thì chúng ta sẽ làm.
Viện trưởng VKSND tối cao Trần Quốc Vượng.
Như vậy, vụ in tiền polymer này Việt Nam cũng sẽ “ngồi chờ” phía Úc có yêu cầu, giống như Nhật Bản trong vụ PCI?
Thì nếu có yêu cầu nhất định là mình phải phối hợp với bạn, kiên quyết làm rõ và nếu đúng thì phải xử. Nhưng là phải làm đúng, xử đúng, phải xem xét đủ căn cứ kết luận tội theo pháp luật Việt Nam.
Giả sử phía Úc không có động thái đó nhưng với những thông tin công khai từ báo chí nước ngoài như vậy thì chúng ta có chủ động tiến hành hoạt động điều tra, chủ động đề nghị phía bạn phối hợp?
Không thể bằng biện pháp gì mà cơ quan tư pháp Việt Nam có thể làm được việc này. Chỉ khi họ có yêu cầu thì sẵn sàng phối hợp.
Nhưng những thông tin được nêu rất rõ ràng, đích danh, cụ thể số tiền “đi đêm” tới 12 triệu USD. Các cơ quan tư pháp có nên xem đây như căn cứ, là một nguồn thông tin gợi mở để xem xét vào cuộc?
Nó được xem như một ngùôn tin tố giác tội phạm chứ không phải căn cứ. Còn căn cứ để khởi tố người ta thì mình phải làm tiếp.
Ông có cho rằng cơ quan tư pháp Việt Nam có nên đề nghị phóng viên cũng như những tờ báo đã đăng tin về vụ việc này phối hợp cũng như cung cấp tài liệu về vụ việc?
Tôi là cơ quan công tố chứ không phải là cơ quan điều tra. Luật tố tụng cũng không đề cập trách nhiệm của VKS ở đây, chỉ khi xác định có nguồn tin tố giác tội phạm chuyển tới CQĐT thì cơ quan này có thẩm quyền quyết định vào cuộc.
Vậy là nếu phía Úc tới đây có hoạt động điều tra, đưa ra xét xử vụ việc thì ứng xử tiếp theo của Việt Nam thế nào? Như thế có phải chúng ta đã tự đánh mất quyền chủ động đối với việc phòng ngừa, phát hiện tội phạm từ trong nước?
Như vụ PCI chẳng hạn, chúng ta phải tiến hành các hoạt động phối hợp với bạn hoặc trong nước mình mà phát hiện tội phạm của những người có liên quan thì phải xử lý.
Vừa rồi chúng ta xử lý ông Huỳnh Ngọc Sỹ và ông Lê Quả là về một mảng tội ở trong nước, đã rất rõ. Còn tới đây mình phải làm tiếp mảng mà người ta chuyển hồ sơ cho mình. Đến nay việc dịch hồ sơ đã xong rồi, hiện các cơ quan đang nghiên cứu để tiến hành.
Đánh giá ban đầu, hồ sơ chuyển sang có giá trị nhiều không, thưa ông?
Tôi chưa được đọc, anh em cũng chưa báo cáo chuyện này nhưng họ đã chuyển hồ sơ sang chắc là có giá trị. Nhưng vấn đề về mặt pháp lý thế nào thì mình lại phải tiếp tục nghiên cứu.
Quan điểm của tôi là nếu rõ ràng tội phạm thì mình phải làm mà làm theo trình tự thủ tục luật tố tụng Việt Nam vì tư pháp của mỗi nước có một yêu cầu riêng mà mình phải làm.
Và dĩ nhiên mình không thể dựa vào tài liệu của nước ngoài để xử công dân của mình được nhưng từ tài liệu nước ngoài mà rõ ràng tội phạm thì phải tiến hành điều tra, xác minh, có đủ căn cứ kết luận tội thì mình phải xử.
Vụ án đưa nhận hối lộ trong vụ PCI khởi tố đã rất lâu. Đến giờ ngoài việc chờ đợi công tác dịch hồ sơ thì quá trình điều tra đã có bước tiến triển gì?
Hiện tôi biết anh em vẫn đang tiến hành ở giai đoạn khởi tố vụ án, nghiên cứu hồ sơ phía Nhật chuyển sang. Việc dịch mới hoàn thành thôi. Tôi biết anh em tới đây sẽ có bước tiến hành.
Xin cám ơn Viện trưởng!
Nguồn : http://dantri.com.vn/c20/s20-359910/chua-the-lam-gi-tu-thong-tin-hoi-lo-in-tien-polymer.htm
Úc cũng theo Nhật thôi, luật pháp mõi nước nhìn nhận chứng cứ theo quan điểm khác nhau...đưa tiền theo kiểu chuyển tiền vào tài khoản ...không có ký nhận thì sao gọi là chứng cứ ...3:-O